Mai Thu Huyền: “Tết của con đâu chỉ có bao lì xì”

Admicro ,
Chia sẻ

Dù vô cùng bận rộn, bà mẹ hai con luôn tự tay cùng các con chuẩn bị Tết để Tết trong mắt con thật vui và ý nghĩa thay vì chỉ gói gọn trong phong bao lì xì.

Kể từ khi lập gia đình ở Sài Gòn, ngày Tết của chị và gia đình nhỏ của mình ắt hẳn rất tất bật giữa hai miền Bắc Nam?
 
Kế hoạch đón Tết của gia đình tôi được phân chia rất rõ ràng. Năm nào vợ chồng tôi cũng cúng giao thừa tại Sài Gòn, đưa các con đi ngắm pháo hoa và xem đường hoa Nguyễn Huệ. Mùng 1 hoặc mùng 2 cả gia đình bay ra Hà Nội ăn Tết cùng ông bà hai bên, sau đó lại trở vào Sài Gòn tận hưởng nốt cái Tết miền Nam. 
 
Mai Thu Huyền: “Tết của con đâu chỉ có bao lì xì” 1
Chiếc bánh chưng sẽ cho con ý niệm về tấm lòng thành, sự tôn kính, hiếu thảo dâng lên ông bà, tổ tiên.
 
Trở thành người mẹ của hai đứa con với bao bộn bề, liệu chị có thấy “ngao ngán” khi Tết đến?
 
(Cười) Khi tôi còn bé, bà và mẹ truyền thống, đảm đang trên cả tuyệt vời nên Tết thật sự là những dịp rất vui và theo đó, tình yêu Tết trong tôi cũng lớn dần theo năm tháng. Vì vậy, khi tôi đã lập gia đình, không những các con mà chính bản thân tôi cũng vẫn mong ngóng Tết vô cùng. Dù bây giờ ngày Tết có chút áp lực, vất vả hơn nhưng tình yêu Tết trong tôi vẫn vẹn nguyên như khi tôi là cô bé Hà Nội Mai Thu Huyền thuở nào.
 
Điều gì là không thể thiếu trong gia đình nhỏ của chị mỗi dịp xuân về?
 
Năm nào trong nhà cũng phải có đủ những món ngon theo đúng phong tục cổ truyền như xưa bà và mẹ tôi từng làm. Mâm cơm cúng trưa 30 bao giờ cũng là gà trống luộc, canh măng thì phải là măng lưỡi lợn do bà ngoại gửi vào. Dù bận đến đâu, tôi cũng cố gắng tìm mua những trái gấc chín đỏ để nấu xôi thắp hương ngày 30. Đó là món ăn đã theo tôi suốt thời thơ ấu và giờ đây các con cũng rất mê!
 
Mai Thu Huyền: “Tết của con đâu chỉ có bao lì xì” 2
Chị chia sẻ rằng cho con tham gia vào quá trình chuẩn bị Tết là một cách để lưu giữ những kí ức đẹp về ngày Tết trong tâm trí con.
 
Tết trong nhà tôi bao giờ cũng chưng đủ 3 loại cây: đào và quất của miền Bắc, mai của miền Nam. Hai con rất thích cùng bố mẹ đi chọn cây ngày Tết. Dần dần, sau nhiều năm đi chợ hoa cùng bố mẹ, lũ trẻ đã biết cách chọn cây rất “chuyên nghiệp”: đào phải thật nhiều nụ, quất phải sai quả mọng, mai phải có dáng cành cân đối, lá to tròn đều… để cả năm may mắn. Tôi cảm thấy mừng vì nghĩ rằng tuổi thơ của các con đã được tận hưởng những cái Tết trọn vẹn nhất!
 
Mai Thu Huyền: “Tết của con đâu chỉ có bao lì xì” 3
Là người phụ nữ truyền thống, chị quan niệm mỗi phong tục Tết đều gắn với bài học làm người gần gũi với con mình
 
Tự tay cùng các con “bày vẽ” bao nhiêu việc cho ngày Tết liệu có phải là một điều “quá sức” với người mẹ bận rộn như chị? Trong khi đó, xã hội càng hiện đại, con người càng bận rộn và hầu như ai cũng có xu hướng đón Tết “gọn nhẹ” hơn.
 
Cuộc sống có phát triển đến đâu, giữ nếp truyền thống vẫn là điều cần thiết. Vợ chồng tôi đưa con về ăn Tết với cả ông bà bên nội và bên ngoại để lũ trẻ có những kỉ niệm đẹp về cái Tết với gia đình, hiểu hơn về phong tục đón Tết đồng thời học bao điều hay.
 
Thật ra, bố mẹ làm theo phong tục Tết thì con mới có cái Tết đúng nghĩa vì Tết đâu chỉ gói gọn trong phong bao lì xì!
 

Cùng Omo cho con yêu thêm giá trị Tết

Mỗi khi nghĩ về Tết, tôi luôn nhớ đến tình cảm làng xóm ấm áp chân tình cùng những câu chuyện đời thường chia sẻ quanh nồi bánh chưng, nhớ cả cảm giác mắt cay xè vì thức đêm nhưng vẫn cố không ngủ gật vì háo hức chờ đón thành quả của mình. Tết năm nay, tôi dự định sẽ cho các con ra Bắc sớm để cùng ông bà ngoại gói bánh chưng. Có lẽ chúng đã yêu sẽ lại càng thêm yêu giá trị của cái Tết cổ truyền, và tôi cũng có cơ hội sống lại những cảm xúc đẹp của cái Tết đã xa”.
 
Tết Giáp Ngọ này, mẹ đã sẵn sàng để cùng OMO cho con yêu thêm giá trị Tết, lấm bẩn lại càng hay?

    
 
Chia sẻ