Bố mẹ càng giục, con lại càng... ì không muốn làm việc nhà, học hành, lý giải sau đây sẽ khiến chúng ta phải suy nghĩ kỹ hơn về cách tạo động lực cho con trẻ đấy

JJJ,
Chia sẻ

Ai cũng từng trải qua cảm giác sếp giục báo cáo, bố mẹ giục làm việc nhà thì chúng ta lại càng "chây ì", tại sao lại thế?

Là "đầu tàu của internet", đương nhiên Reddit có rất nhiều thứ cho chúng ta học hỏi.

Trong r/Explain like i'm five (giải thích vấn đề mà đứa bé 5 tuổi cũng có thể hiểu được), redditor The_Angry_Blob đặt câu hỏi như sau:

Dựa trên tâm lý học, hãy giải thích về hiện tượng không muốn thực hiện nhiệm vụ, dù trước đó bạn đã muốn làm rồi?

Câu hỏi của The_Angry_Blob, hiểu đơn giản là: Tại sao càng bị ép buộc, càng bị giục thì chúng ta càng không muốn làm.

Lý giải hiện tượng tâm lý "càng giục càng không muốn làm" theo cách cực đơn giản, trẻ lên 5 cũng hiểu được - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa)

Và các redditor khác nhanh chóng đưa ra đáp án, rất đơn giản dễ hiểu:

u/throathalflap: Giục giã khiến tính chủ động của cá nhân trong công việc giảm sút, khiến mục tiêu đạt được trở nên kém hấp dẫn.


u/BioShocker97: Dù có muốn thừa nhận hay không, chúng ta ghét bị bảo phải làm gì.


u/rl4brains:

Có 2 điều cần hiểu rõ: Nội động lực - những gì xuất phát từ bên trong, mong muốn của bản thân / Ngoại động lực - yếu tố bên ngoài, mong muốn của xã hội.

Trong tâm lý học, khi ngoại động lực lấn át nội động lực, ham muốn và khao khát của con người sẽ giảm.

Ví dụ, nghiên cứu khoa học cho thấy trẻ con sẽ vẽ ít đi nếu phụ huynh bảo "con sẽ có thưởng nếu vẽ đẹp" - trái lại, chúng sẽ vẽ nhiều hơn nên chẳng ai ý kiến gì.

Rõ ràng, vấn đề ở đây là "vẽ vì thích" thì động lực luôn lớn hơn "vẽ vì được thưởng".

Còn với người lớn thì khác, đôi khi chúng ta cố gắng sống chung với ngoại động lực vì... tiền.


Lý giải hiện tượng tâm lý "càng giục càng không muốn làm" theo cách cực đơn giản, trẻ lên 5 cũng hiểu được - Ảnh 5.

u/allltogethernow:

Tôi là giáo viên với 12 năm kinh nghiệm.

Tôi muốn nhắn nhủ tới các vị phụ huynh rằng: Dùng ngoại động lực để tạo ra nội động lực thường sẽ phản tác dụng.

Là cha mẹ, tôi dám chắc họ có thể nhìn thấy nội động lực hay đam mê của con cái, tuy nhiên, người lớn sợ động lực của lũ trẻ không phù hợp với thời cuộc, không có tương lai và đặc biệt, đối lập với những gì xã hội mong muốn.

Một bản năng sai lầm của nhiều cha mẹ là sợ con thất bại, nên đã vẽ đầy đủ con đường chúng "phải đi". Hậu quả là, đứa trẻ thiếu trải nghiệm và sự sáng tạo khi lớn lên.

Trẻ em ngây thơ nhưng không ngốc, chúng cần được tạo niềm tin vào điều mình thích, thất bại để tự tin hơn.

Chia sẻ