Lương y "bật mí" một loạt bài thuốc trị nóng trong người
Trong khi thuốc tây có thể gây phản tác dụng, sử dụng các bài thuốc chữa bệnh nóng trong người trong Đông y có hiệu quả vượt trội hơn hẳn.
Nóng trong người là tình trạng cơ thể luôn cảm thấy khó chịu, hay bị ra mồ hôi ở tay chân, nổi nhiều mụn nhọt, mất ngủ về đêm. Nóng trong người thực ra không phải vấn đề quá nguy hiểm nhưng tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến tình trạng độc tố tích tụ trong cơ thể, dẫn đến suy giảm hệ miễn dịch, cơ thể mất sức đề kháng, dễ nhiễm khuẩn đường tiêu hóa...
Vào mùa hè, nguy cơ bị nóng trong người càng gia tăng. Vậy, nóng trong người nên uống thuốc gì để nhanh chóng hết bệnh?
Thông thường, tình trạng nóng trong người thường được giải quyết bằng cách ăn, uống những món có tính giải nhiệt từ bên trong thay vì dùng thuốc tây đôi khi phản tác dụng, khiến tình trạng càng nặng nề hơn.
Nhưng để trị dứt điểm chứng nóng trong người, theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội) chia sẻ nên sử dụng các bài thuốc chữa bệnh nóng trong người. Đây đều là những bài thuốc dễ làm, dễ dùng, đem lại hiệu quả cao trị bệnh.
3 bài thuốc chữa bệnh nóng trong người được chuyên gia "bật mí"
Bài 1
Bạn sử dụng các vị thuốc: Sài đất 15g, kim ngân hoa 12g, kinh giới 12g, rau má 15g, nhân trần 12g, diệp hạ châu 10g, cỏ ngọt 4g.
Đem toàn bộ nguyên liệu rửa sạch, sau đó đem sắc uống mỗi ngày một thang. Bài thuốc chữa nóng trong người này có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hạ men gan, trừ mẩn ngứa vô cùng hiệu quả.
Bài 2
Bạn sử dụng các vị thuốc: Cát căn (sắn dây) 15g, huyền sâm 10g, atiso 12g, thảo quyết minh 15g, hòe hoa 12g, cam thảo hoặc cỏ ngọt 3g.
Đem toàn bộ nguyên liệu rửa sạch, sau đó đem sắc uống mỗi ngày một thang. Bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hạ huyết áp, ngủ ngon, làm mát gan, lợi mật, trừ ngứa nên cũng có tác dụng chữa nóng trong người rất tốt.
Bài 3
Sài đất 15g, kim ngân hoa 12g, kinh giới 12g, rau má 15g, nhân trần 12g, diệp hạ châu 10g, cỏ ngọt 4g.
Đem toàn bộ nguyên liệu rửa sạch, sau đó đem sắc uống mỗi ngày một thang. Bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hạ men gan, trừ mẩn ngứa, giúp đánh bay nóng trong người cực tốt.
Lương y Bùi Hồng Minh lưu ý thêm, nếu tình trạng nóng trong người có thêm viêm gan siêu vi trùng có thể dùng những bài thuốc chữa bệnh nóng trong người vừa nêu trên kết hợp thêm cà gai leo, diệp hạ châu lá vọng cách... Riêng bài thuốc chữa nóng trong người số 1 và số 2 khi bổ sung thêm hồ tuy (hạt mùi), hạ khô thảo mỗi thứ 10g có thể áp dụng chữa bệnh tay chân miệng, thủy đậu, sởi.
Nóng trong người có biểu hiện gì?
Để áp dụng những bài thuốc chữa bệnh nóng trong người, chuyên gia lưu ý thêm, bạn cần biết cơ thể mình có đang bị nóng trong hay không. Biểu hiện rõ nhất của tình trạng nóng trong người là xuất hiện tình trạng mụn nhọt, mẩn ngứa. Nổi mụn nhọt, mề đay, mẩn ngứa, phù nề, nhiễm trùng da, hiện tượng nổi nhiều rôm sảy hay thấy ở các bé… chính là biểu hiện của nóng trong do chức năng gan suy giảm làm cho khả năng thanh lọc và chuyển hóa các độc tố giảm theo dẫn tới việc tích tụ độc tố trong gan...
Ngay cả khi thời tiết mát mẻ, bạn vẫn cảm thấy nóng nực, khó chịu. Việc thay đổi nhiệt độ cơ thể này chính là dấu hiệu cảnh báo bạn bị nóng trong. Mỏi mắt và quầng thâm quanh mắt cũng có thể là dấu hiệu của nóng trong người. Hơi thở có mùi hôi cũng là biểu hiện của nóng trong người. Khi bị nóng trong, gan sẽ sinh ra nhiều ammonia gây ra hơi thở có mùi khó chịu. Bạn thử để tay trước miệng, thở ra và ngửi kiểm tra hơi thở của mình để xem chắc chắn tình trạng bệnh của bản thân.
Ngoài ra, nếu bạn xuất hiện tình trạng chảy máu răng, chảy máu cam, mất ngủ không phải do suy nghĩ nhiều, ban ngày ngủ nhiều..., cơ thề gầy gò, ăn nhiều mà không tăng cân cũng là những biểu hiện của nóng trong người cần sử dụng đến những bài thuốc chữa nóng trong, ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh nguy hiểm.
Khi cơ thể xuất hiện những dấu hiệu bị nóng trong như trên có thể áp dụng những bài thuốc chữa nóng trong dứt điểm. Tuy nhiên, nếu tình trạng không đỡ sau sử dụng liên tiếp 2-3 ngày nên tham khảo ý kiến lương y, bác sĩ Đông y để có hướng điều trị kịp thời.