Lương thấp lại bấp bênh sau dịch, cặp vợ chồng trẻ dù phải trả nợ 21,5 triệu mỗi tháng vẫn tiết kiệm được hơn 50% lương nhờ cách cực đơn giản

NH,
Chia sẻ

Với tình hình kinh tế khó khăn chung, cặp vợ chồng trẻ này đã khá thông minh khi biết cân đối chi tiêu, tìm cách tăng thu nhập để nâng cao số tiền tiết kiệm của gia đình.

Cặp vợ chồng Den Mathu và Steph Gordon (24 tuổi) gặp nhau vào năm 2017 khi cùng thực tập chung trong một công ty. Khoảng 3 năm trước họ đã tiến đến kết hôn. Tuy nhiên tài chính khi đó của cả hai đều có sự khác biệt rõ rệt.

Tình hình tài chính trước kết hôn của cặp vợ chồng trẻ

Người chồng Den Mathu:

Den không được học nhiều về cách quản lý tài chính từ gia đình khi anh còn bé. Nhưng ngược lại, Den lại rất hứng thú với chuyện tiết kiệm và quản lý tiền bạc. Đó là lý do anh chọn lấy bằng kinh doanh và theo đuổi nghề tư vấn tài chính sau khi tốt nghiệp đại học.

Số tiền Den kiếm được với công việc của mình là 42.765 USD (940 triệu đồng) cho một năm. Tương đương 78 triệu đồng/tháng. Đây là số lương tiêu chuẩn dành cho người mới bắt đầu trong lĩnh vực này. 

"Tôi biết những gì mình đang làm. Bạn không nhất thiết phải kiếm được nhiều tiền ngay từ đầu. Nhưng hi vọng, theo số kinh nghiệm được tích lũy cùng thời gian điều đó sẽ giúp tôi có thu nhập cao hơn", Den cho biết.

Dù tốt nghiệp trường Đại học với tấm bằng kinh doanh nhưng Den lại nợ tới 30.000 đô la cho khoản nợ sinh viên. Trước đám cưới, Den hầu như dành số tiền kiếm được để trả nợ và không có gì trong tài khoản tiết kiệm.

Lương thấp lại bấp bênh sau dịch, cặp vợ chồng trẻ dù phải trả nợ 21,5 triệu mỗi tháng vẫn tiết kiệm được hơn 50% lương nhờ cách cực đơn giản - Ảnh 2.

Steph Gordon và Den Mathu (24 tuổi), sống ở Toronto, Ontario.

Người vợ Steph Gordon:

Steph có bố là kế toán nên cô đã được thừa hưởng rất nhiều kĩ năng quản lý tiền bạc. Cha Steph rất tập trung cho mục đích tiết kiệm và luôn hướng cô tới những nguyên tắc tài chính cụ thể. "Bạn nên tiết kiệm nhiều hơn số tiền bạn bỏ ra. Nên sống trong khả năng tài chính của mình và trả hết mọi khoản nợ khi có đủ điều kiện kinh tế", đó là những gì bố đã dạy cho Steph.

Steph đã tiết kiệm từ năm 14 tuổi khi nhận công việc lễ tân cho một phòng tập thể dục. Một nửa số lương đó đã được chuyển vào tài khoản tiết kiệm của cô và sử dụng khi đi học. Hiện nay, Steph đã kiếm được nhiều tiền hơn với công việc làm điều phối viên chiến lược với mức lương 44.235 đô la (980 triệu đồng) cho một năm. Tương đương 82 triệu/tháng. 

Steph tiết kiệm được khoảng 17.000 đô la (374 triệu đồng) và dành nó cho việc đi học, ngoài ra ba mẹ cũng tài trợ việc học đại học nên cô không cần trả số tiền nợ sinh viên như Den Mathu.

Cân đối chi tiêu "tối đa" để tiết kiệm, tăng nguồn thu nhập 

Gánh trên lưng khoản nợ cùng với nhiều yếu tố như kinh tế khó khăn sau dịch khiến công việc của cả hai vốn lương đã thấp nay ngày càng khó khăn hơn. Den cho biết, anh cần trả 980 đô la (21,5 triệu đồng) mỗi tháng cho tiền nợ vay sinh viên. Mục tiêu của hai vợ chồng là trả hết khoản nợ này và tiến tới việc tiết kiệm 70% lương trong tương lai.

Lương thấp lại bấp bênh sau dịch, cặp vợ chồng trẻ dù phải trả nợ 21,5 triệu mỗi tháng vẫn tiết kiệm được hơn 50% lương nhờ cách cực đơn giản - Ảnh 3.

Số tiền nợ sinh viên là khoản tiền lớn mà Den và Steph muốn trả nhanh nhất có thể để hướng tới mục tiêu tiết kiệm 70% lương trong tương lai.

1. Lập kênh Youtube riêng

Công việc tư vấn tài chính trở nên ít hơn khi người ta cắt giảm hầu hết các chi tiêu sau đại dịch. Điều đó khiến thu nhập của Den đứng trước việc bị giảm. Cặp đôi đã nghĩ ra cách chia sẻ những kinh nghiệm chi tiêu và tài chính trên kênh Youtube cá nhân.

"Bắt đầu từ tháng 8 năm 2019 chúng tôi đã thực hiện kênh Youtube cá nhân. Trước tiên là để lấp đầy lỗ hổng kiến thức cho nhiều người dân khi nói đến vấn đề tiền bạc tại Canada. Rất nhiều thông tin hữu ích được chúng tôi chia sẻ trong các clip".

Kênh Youtube của cặp vợ chồng này mới chỉ có 3.000 người đăng ký. Đây là con số nhỏ nên chưa thể sinh lời. Tuy nhiên, Den và Steph vẫn đang tiếp tục với nó, cùng hi vọng con số người theo dõi sẽ tăng lên.

Lương thấp lại bấp bênh sau dịch, cặp vợ chồng trẻ dù phải trả nợ 21,5 triệu mỗi tháng vẫn tiết kiệm được hơn 50% lương nhờ cách cực đơn giản - Ảnh 4.

Steph và Den bắt đầu kênh YouTube của họ vào tháng 8 năm 2019.

2. Cắt giảm ngân sách chi tiêu

Den và Steph bắt đầu học và ứng dụng quản lý chi tiêu trong cuộc sống. Họ theo dõi chi tiêu hàng ngày bằng một ứng dụng có tên gọi là Mint để giữ mức tiêu ở thấp nhất. 

"Chúng tôi cố gắng siết chặt chi tiêu và quản lý đồng tiền. Cần biết chúng đi đâu, với mục đích gì và có hợp lý trong thời điểm hiện tại hay không", Den nói.

Họ cũng cắt giảm tiền di chuyển hàng ngày, chỉ tốn 148 đô la (3,2 triệu đồng) cho cả hai vợ chồng. Steph, người từng chi gần 37 đô la (814 nghìn đồng) cho tiền cà phê mỗi tháng hiện đã cắt giảm và tự pha cà phê tại nhà. Cặp vợ chồng cũng cắt giảm tiền chi tiêu cho các cửa hàng tạp hóa. 

Lương thấp lại bấp bênh sau dịch, cặp vợ chồng trẻ dù phải trả nợ 21,5 triệu mỗi tháng vẫn tiết kiệm được hơn 50% lương nhờ cách cực đơn giản - Ảnh 5.

Cặp đôi cố gắng cắt giảm chi phí chi tiêu xuống mức thấp nhất, để vừa trả nợ vẫn tiết kiệm được hơn 50% lương.

Với tổng thu nhập của hai vợ chồng là 160 triệu đồng/tháng. Mức chi tiêu cụ thể của cặp vợ chồng như sau (đơn vị theo tháng):

- Thuê nhà: 1,364 đô la (30 triệu đồng)

- Thức ăn: 516 đô la (11,3 triệu đồng)

- Tiện ích và Wifi: 109 đô la (2,3 triệu đồng)

- Điện thoại: 105 đô la (2,3 triệu đồng)

- Bảo hiểm y tế: 52 đô la (1,2 triệu đồng) và 22 đô la (484 nghìn đồng)

- Đăng ký: 60 đô la (1,3 triệu đồng)

- Bảo hiểm người thuê nhà: 17 đô la (374 nghìn đồng)

- Di chuyển: 148 đô la (3,2 triệu đồng).

- Trả nợ sinh viên: 980 đô la (21,5 triệu đồng)

Tổng chi: 3,373 đô la (78 triệu đồng)

Tổng thu nhập: 7.083 đô la (163 triệu đồng)

- Số tiền tiết kiệm được: 3,652 đô la (85 triệu đồng)

Theo CNBC

Chia sẻ