Mách nhỏ các cặp đôi mới cưới 4 cách quản lý chi tiêu để không bị khủng hoảng tài chính khi vừa bước chân vào cuộc sống gia đình

Giang Nguyễn,
Chia sẻ

Cuộc sống hôn nhân khác hoàn toàn với cuộc sống độc thân. Bạn không thể tùy tiện chi tiêu theo cảm hứng như trước. Điều này khiến nhiều cặp đôi rơi vào tình trạng khủng hoảng cả về tài chính lẫn tinh thần.

Tài chính kinh tế là 1 trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định hạnh phúc gia đình. Nó cũng là nguyên nhân dẫn tới xung đột, mâu thuẫn vợ chồng nhất là với cặp đôi mới cưới vì bản thân họ chưa biết cách quản lý kinh tế, tiết kiệm chi tiêu.

Một số cách giải quyết dưới đây sẽ giúp vợ chồng mới cưới dễ dàng tiết kiệm tiền, làm chủ kinh tế, cuộc sống gia đình.

1. Công khai mọi nguồn thu nhập và cả những khoản nợ

Khi đã bước chân vào cuộc sống hôn nhân, chúng ta phải xác định rõ ràng, kinh tế là của chung. Sau khi cưới, vợ chồng nên dành thời gian ngồi lại với nhau để cùng công khai tài sản đang sở hữu, các nguồn thu nhập, những khoản nợ nếu có trước đó và những vấn đề khó khăn vướng mắc đang gặp phải… Việc này có ý nghĩa quan trọng trong việc thiết lập, gây dựng lòng tin ở đối phương để vợ chồng có thể đồng lòng xây dựng kế hoạch tiết kiệm cho tương lai và cùng cố gắng vì gia đình.

Mách nhỏ các cặp đôi mới cưới cách quản lý chi tiêu để không bị "khủng hoảng" tài chính khi vừa bước chân vào cuộc sống gia đình - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

2. Lên kế hoạch cùng nhau trả nợ nếu có

Nợ nần khiến cuộc sống căng thẳng, áp lực cũng như khó có thể tích lũy tài chính. Vì vậy để nhanh chóng ổn định cuộc sống gia đình, cách tốt nhất là vợ chồng ngồi lại với nhau bàn bạc hướng giải quyết số nợ ấy. Phải có sự thống nhất rõ ràng, hỗ trợ và thông cảm với nhau. Làm được như thế, mọi khó khăn sẽ được giải quyết bởi người xưa đã có câu: "Thuận vợ thuận chồng tát bể Đông cũng cạn".

Mách nhỏ các cặp đôi mới cưới cách quản lý chi tiêu để không bị "khủng hoảng" tài chính khi vừa bước chân vào cuộc sống gia đình - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

3. Lên kế hoạch tiết kiệm, quản lý chi tiêu một cách khoa học theo từng tuần

Cuộc sống hôn nhân khác hoàn toàn với cuộc sống độc thân. Bạn không thể tùy tiện chi tiêu theo cảm hứng như trước. Cuộc sống gia đình có rất nhiều khoản phải lo, không chỉ cơm ăn áo mặc, gạo tiền hàng ngày mà còn đủ những mối quan hệ đối nội, đối ngoại khác cần vợ chồng bạn chăm sóc. 

Mách nhỏ các cặp đôi mới cưới 4 cách quản lý chi tiêu để không bị "khủng hoảng" tài chính khi vừa bước chân vào cuộc sống gia đình - Ảnh 4.

Ảnh minh họa.

Thậm chí thời gian đầu nhiều cặp đôi còn phát hoảng với những khoản chi vượt sức tưởng tượng. Cũng vì thế mà sau cưới nhiều vợ chồng trẻ lao đao với cảnh đầu tháng đủ ăn, cuối tháng vay nợ.

Để tránh tình trạng mất kiểm soát tài chính, vợ chồng trẻ phải cùng nhau ngồi lại, lên kế hoạch tiết kiệm và phân chia nhiệm vụ quản lý tài chính gia đình một cách cụ thể, phù hợp với từng người. 

Thường thì đàn ông sẽ là người tạo ra nguồn thu chính cho gia đình, vợ là người quản lý tài chính tốt nhất. Mọi khoản chi tiêu cần được liệt kê một cách rõ ràng cụ thể theo tuần.

Mách nhỏ các cặp đôi mới cưới cách quản lý chi tiêu để không bị "khủng hoảng" tài chính khi vừa bước chân vào cuộc sống gia đình - Ảnh 3.

Ảnh minh họa.

Bạn đừng nghĩ đó là động tác thừa bởi có làm như thế vợ chồng mới kiểm soát được chi tiêu hàng ngày. Đặc biệt, kế hoạch đã định ra, nhất quyết phải tuân theo không được tiêu lạm phát khi không có lý do quá quan trọng.

Ngoài những khoản chi tiêu sinh hoạt hàng ngày thì kế hoạch cho tương lai chung vợ chồng cần hoạch định rõ ràng, có lộ trình và mục tiêu tích lũy cụ thể với những kế hoạch ngắn hạn, dài hạn như: 3 năm đầu sau cưới, 5 năm, 10 năm.

Ví dụ 3 năm đầu là trả nợ, sinh con. Tiền chuẩn bị cho việc đón thành viên mới là bao nhiêu; tiết kiệm bao nhiêu cho quỹ học vấn của con; khi nào mua nhà, mua xe với số tiền bằng nào; khoản nào dự phòng rủi ro cho gia đình; khoản nào chuẩn bị cho hưởng thụ, cho tuổi già.

Để thực hiện được những mục tiêu đề ra, vợ chồng buộc phải cùng nhau chi tiêu khoa học, có công thức cụ thể. Chẳng hạn nếu chưa có con thì vợ chồng có thể chi tiêu 30% thu nhập, tích lũy 70%. 

Khi có con, chi phí đội lên, con số chi tiêu có thể lên đến 60%, thậm chí 70% song tuyệt đối không để tình trạng kiếm bao nhiêu tiêu bấy nhiêu. Tránh cảnh lúc cần tiền không có, vợ chồng sẽ căng thẳng, xung đột.

4. Kiếm việc làm thêm, tăng thu nhập

Mách nhỏ các cặp đôi mới cưới 4 cách quản lý chi tiêu để không bị "khủng hoảng" tài chính khi vừa bước chân vào cuộc sống gia đình - Ảnh 6.

Ảnh minh họa.

Theo tư vấn của các chuyên gia tài chính, nếu có thể thì tốt nhất chúng ta đừng để mình phụ thuộc vào đồng lương nhận được mỗi tháng. Vì khi có việc đột xuất cần tiền, chúng ta sẽ khó lòng xoay xở được. Vợ chồng mới cưới, chưa vướng bận con cái, có nhiều thời gian rảnh nên kiếm thêm cho mình 1 công việc gì đó làm thêm nhằm tăng thu nhập cho gia đình, giúp sớm hoàn thành mục tiêu tích lũy tài chính của vợ chồng.

Chia sẻ