Lần đầu vào tận vườn vải xem cảnh người nông dân soi đèn pin đi thu hoạch khi trời còn tối mịt vì “sợ vải chết ngộp”

Haley,
Chia sẻ

Để có được một chất lượng vải tốt nhất đến với khách hàng, người dân Bắc Giang đã phải vào vườn thu hoạch vải từ khi trời còn tối.

Không để vải "chết ngốt" vì nóng, người dân Bắc Giang mang đèn pin vào vườn thu hoạch từ sớm tinh mơ, mang đi bán từ lúc "gà mới gáy" - Ảnh 1.

Mới chỉ rạng sáng, những người dân tại thị trấn Chũ, Lục Ngạn, Bắc Giang đã cùng nhau vào vườn thu hoạch những lứa vải chín đầu mùa.

Nói đến đặc sản vải thiều nhiều người sẽ giới thiệu đến Bắc Giang và khi nhắc đến "thủ phủ" của loại quả đặc sản này phải đến với thị trấn Chũ là trung tâm huyện lỵ, cách thành phố Bắc Giang 40 km. Nơi đây là vùng cây ăn quả lớn nhất miền Bắc và đặc biệt sở hữu những vườn vải lớn, với những gốc vải được trồng từ những năm 80 của thế kỷ trước.

Vùng đất này nổi tiếng với loại vải có hương vị đặc biệt, có xuất xứ từ vùng đất Thanh Hà nhưng khi được di thực lên vùng Lục Ngạn lại đem đến một thứ quả ngon ngọt, thơm mát hơn hẳn, khiến bao người đã thưởng thức một lần là còn mãi nhớ.

Trong những ngày đầu tháng 6, những lứa vải đầu tiên tại vùng đất đầy nắng gió này bắt đầu chín rộ, để có được những chùm vải tươi ngon, đạt chuẩn để thu hoạch, những người làm nghề hái vải phải vào vườn từ lúc 2-3h sáng.

Lẫn trong những tiếng nói cười vui vẻ vào buổi sớm tinh mơ, chị Nguyễn Thu Hà (thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn, Bắc Giang) chia sẻ, "việc tranh thủ hái và buổi sớm sẽ khiến cho vải thiều có chất lượng, tươi hơn và tránh được cái nắng nóng từ đầu giờ sáng. Cũng bởi việc thương lái thu mua vải gói gọn trong buổi sáng nên mọi hoạt động thu hái cũng phải cân đối để kịp giờ xuất bán".

Không để vải "chết ngốt" vì nóng, người dân Bắc Giang mang đèn pin vào vườn thu hoạch từ sớm tinh mơ, mang đi bán từ lúc "gà mới gáy" - Ảnh 2.

Chỉ với chiếc đèn pin nhỏ, những người hái vải thiều làm việc một cách thuần thục, chỉ vài tiếng hàng tạ vải đã được thu hái.

Thời tiết khi trời chưa sáng cũng mát mẻ hơn, khiến cho những người lao động đỡ vất vả khi những ngày này mùa Hè đang diễn ra vô cùng khắc nghiệt tại miền Bắc.

Không để vải "chết ngốt" vì nóng, người dân Bắc Giang mang đèn pin vào vườn thu hoạch từ sớm tinh mơ, mang đi bán từ lúc "gà mới gáy" - Ảnh 4.

Những trái vải đủ điều kiện thu hoạch có màu đỏ, chín đều, mỗi kilogam vải được bán với giá bình quân khoảng 25.000 đồng/kg.

Thời điểm đầu vụ vải bắt đầu từ cuối tháng 5 cho đến giữa tháng 7, năm nay người dân vùng chuyên canh vải lớn nhất miền Bắc sẽ thu hoạch khoảng 160 nghìn tấn.

Trời vừa có chút nắng lên, những chuyến xe chở vải từ các vườn chuyên canh ra các địa điểm cân tập trung, tại nơi đây các tiểu thương sẽ thu gom vải với số lượng lớn.

Không để vải "chết ngốt" vì nóng, người dân Bắc Giang mang đèn pin vào vườn thu hoạch từ sớm tinh mơ, mang đi bán từ lúc "gà mới gáy" - Ảnh 7.

Các thương nhân thu mua tại các điểm cân sau đó vận chuyển đi tiêu thụ chủ yếu ở thị trường trong nước, tại các tỉnh, TP lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Lào Cai… và một số quốc gia lân cận.

Những chiếc xe thồ hàng tạ vải nối đuôi nhau vào các trạm cân, trên toàn tỉnh Bắc Giang thời điểm vào chính vụ vải có khoảng 100 điểm cân, phục vụ như cầu xuất bán cao của các chủ vườn.

Không để vải "chết ngốt" vì nóng, người dân Bắc Giang mang đèn pin vào vườn thu hoạch từ sớm tinh mơ, mang đi bán từ lúc "gà mới gáy" - Ảnh 9.

Quá trình từ lúc thu hoạch đến khi "hạ tải" ở các tạm cân được những người dân nơi đây thực hiện một cách gọn gàng, nhanh chóng.

Vào thời điểm này, chỉ cần đến "thủ phủ" vải thiều bỏ ra vài chục nghìn là bạn có thể thỏa mái thưởng thức hương vị đặc sản của những trái vài thiều chín mọng, còn đối với ai có sở thích xe dịch, có thế tìm đến những vườn vải, bỏ ra chi phí không quá lớn để có thể thưởng thức vải chín ngay từ trên cây.

Chia sẻ