Làm đúng 1 việc này, ông cụ 71 tuổi dù nghỉ hưu nhiều năm vẫn sống tốt, vừa vui vừa khỏe, đỡ khiến con cái phải lo lắng
Cứ tưởng bản thân có cuộc sống tốt đẹp và mỹ mãn hơn, người đàn ông không ngờ mình rơi vào hoàn cảnh này chỉ sau khi nghỉ hưu vài năm.
Trong chặng đường dài của cuộc đời, việc nghỉ hưu là một bước ngoặt quan trọng. Tuy nhiên, cuộc sống sau khi nghỉ hưu của mỗi người đều có những điểm khác nhau, đặc biệt đối với những người có thói quen chi tiêu và kế hoạch tài chính khác biệt. Một số người tận hưởng cuộc sống thoải mái và dễ chịu trong những năm cuối đời nhờ khoản tích lũy; trong khi một số khác lại rơi vào cảnh khó khăn vì thói quen chi tiêu hoang phí của mình.
Từ khi còn trẻ, ông Mạnh (71 tuổi, Trugn Quốc) đã xác định cho mình một quy tắc sống: tiết kiệm là một bước quan trọng trên con đường đến với sự tự do tài chính và an nhàn. Ông Mạnh không phải là người keo kiệt, mỗi khoản chi tiêu của ông đều được cân nhắc kỹ lưỡng để không phung phí vào những thứ không thực sự cần thiết.
Quần áo của ông luôn sạch sẽ, gọn gàng dù hiếm khi theo đuổi những bộ đồ thời trang; chế độ ăn uống cũng lựa chọn các món đơn giản nhưng cân bằng dinh dưỡng và không bao giờ xa hoa, lãng phí. Ông sống một cuộc đời giản dị, nhưng không thiếu thốn, luôn đảm bảo những nhu cầu cơ bản của bản thân và gia đình mình được đáp ứng đầy đủ.
Ngược lại, ông Cường, một trong những người bạn già thân thiết của ông Mạnh, lại có một quan điểm sống hoàn toàn khác biệt. Với ông Cường, cuộc đời ngắn ngủi, tiền bạc phải được tiêu xài để tận hưởng mọi khoái lạc và sướng thú mà cuộc sống này mang lại. Ông không ngần ngại chi tiêu mạnh tay cho các chuyến đi xa, bữa tiệc tùng, hay những món đồ xa xỉ mà bản thân yêu thích.
Chính vì thế, nhiều lần, ông Cười từng cười ông Mạnh rằng: "Ông cứ tính toán, tiết kiệm làm gì? Liệu đời mình sống được bao lâu mà phải khổ thế? Như tôi đây, trân trọng cuộc sống hiện tại trong từng giây từng phút không tốt hơn à? Tôi thích gì thì mua đó, thỏa mãn hết mong cầu của bản thân."
Theo ông Mạnh, tiết kiệm không chỉ là sự đảm bảo trước những rủi ro trong tương lai mà còn là nền tảng cho cuộc sống khi về già. Ảnh minh họa: Sohu
Nhưng rồi, thời gian không chừa một ai, ngày nghỉ hưu cũng đến với cả hai. Ông Mạnh với quỹ tiết kiệm dày dặn của mình, giờ đây có thể an tâm tận hưởng tuổi già mà không lo lắng về tài chính. Ông dùng số tiền này để trang trải chi phí y tế cho bản thân và giảm bớt gánh nặng cho các con; tự do đi du lịch, đăng ký các lớp bồi dưỡng sở thích, giúp tuổi già thêm phần phong phú. Ông tận hưởng một cuộc sống sung túc và thoải mái trong suốt quãng đời còn lại của mình, thậm chí là hỗ trợ tài chính cho con cháu khi cần thiết.
Trái ngược hoàn toàn, ông Cường nhận ra mình không còn nhiều của cải sau bao năm chạy theo những thú vui ngắn ngủi. Các khoản tiền lớn mà ông từng tiêu không tiếc tay giờ đây khiến ông hối hận, nhất là khi nhìn thấy sự chật vật trong cuộc sống hằng ngày khi đã không còn nguồn thu nhập ổn định.
Cơ thể ngày một già đi, sức khỏe của ông Cường cũng dần nảy sinh nhiều vấn đề khác nhau. Lúc này, chi phí y tế trở thành gánh nặng lớn đối với ông. Các con của ông dù sẵn sàng giúp đỡ nhưng mỗi đứa đều có áp lực gia đình và cuộc sống, khó lòng gánh nổi chi phí của ông trong thời gian dài. Ông bắt đầu hối hận vì sự chi tiêu hoang phí của mình nhưng thời gian trôi qua không thể cứu vãn được.
Nằm trong bệnh viện, sự hối hận càng trở nên sâu sắc khi ông nhìn lại bạn mình, ông Mạnh, người sống tiết kiệm mà vẫn có một cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc, có thể lựa chọn lối sống mình thích mà không cần lo lắng về kế sinh nhai.
Câu chuyện của hai ông là minh chứng cho hai phong cách sống đối lập nhưng cũng là bài học quý giá về cách quản lý tài chính cá nhân. Ông Mạnh đã chứng minh rằng việc tiết kiệm không chỉ giúp chúng ta có được sự an tâm về mặt tài chính, mà còn cho phép chúng ta tận hưởng cuộc sống mỗi ngày một cách trọn vẹn hơn, không phải bận tâm đến những nỗi lo cơm áo gạo tiền. Trong khi đó, ông Cường, dù đã sống một cuộc đời đầy đủ và phong phú, nhưng lại thiếu vắng sự chuẩn bị cho tương lai, khiến ông phải đối mặt với những hệ lụy không lường trước được.
Ảnh minh họa: Sohu
Cuộc sống đôi khi không chỉ đơn giản là lựa chọn giữa tiết kiệm và tiêu xài, mà là việc tìm ra sự cân bằng giữa hai lối sống đó. Sự cân bằng giúp ta không chỉ đảm bảo an nhàn khi về già, mà còn là cách để chúng ta tận hưởng cuộc sống mà không cần phải hi sinh những niềm vui hiện tại cho tương lai. Câu chuyện của ông Mạnh và ông Cường trở thành bài học cảnh tỉnh cho những ai đang sống mà không suy nghĩ về ngày mai, và cũng là nguồn cảm hứng cho những ai muốn sống một cuộc đời ý nghĩa và đầy đủ.
Tất nhiên, tiết kiệm tiền không có nghĩa là sống một cuộc sống khổ hạnh. Chúng ta có thể theo đuổi chất lượng sống một cách thích hợp, vẫn đáp ứng được những nhu cầu cơ bản. Nhưng điều quan trọng là phải duy trì tính hợp lý, điều độ, tránh tiêu dùng mù quáng và vay mượn quá mức. Chỉ bằng cách này chúng ta mới có thể tận hưởng hiện tại đồng thời đặt nền móng vững chắc cho tương lai.
Ngoài ra, chúng ta cũng nên nhận thức rằng việc tiết kiệm tiền không chỉ tốt cho bản thân mà còn là lợi thế cho gia đình. Khi có đủ tiền tiết kiệm, chúng ta có thể giảm bớt gánh nặng cho con cái để chúng tập trung hơn vào sự nghiệp và cuộc sống, đồng thời có thể chung tay giúp đỡ những người gặp khó khăn khi xã hội cần.
*Nguồn: Sohu