Đậu hũ mà làm thế này thì ăn chay hay mặn đều siêu ngon!
Món đậu hũ kho tiêu đậm đà rất thích hợp cho bữa cơm ngày lạnh.
- 1. Đậu phụ180g
- 2. Nấm rơm 150g
- 3. Nước hàngNước 30ml, đường 22g
- 4. Hành khô1 củ băm nhỏ
- 5. Hành lá 1 cây thái nhỏ
- 6. Nước sốt 78ml nước, 30ml nước mắm, 15ml tương ớt, 5ml nước tương
- 7. Hạt tiêu 1/8 thìa cafe
- 8. Dầu ăn Vừa đủ
Đậu hũ kho tiêu là món ăn quen thuộc với bữa cơm của gia đình Việt. Món đậu phụ này bao gồm đậu phụ chiên được om cùng với nấm rơm trong nước mắm ngọt, mặn và cay. Người ta có thể chế biến món này thành món ăn chay ngon và bổ dưỡng. Ăn đậu hũ kho tiêu với cơm trắng là ngon hết ý.
Tham khảo cách làm đậu hũ kho tiêu
Làm nước hàng
Chiên đậu
Đậu phụ mua về rửa sạch, thái miếng vừa ăn rồi thấm khô. Đặt chảo lên bếp, thêm dầu ăn. Dầu nóng cho đậu vào chiên vàng đều các mặt.
Gắp đậu ra đĩa đã lót sẵn giấy thấm dầu để loại bỏ dầu thừa.
Kho đậu và nấm
Nấm cắt bỏ chân, đem rửa sạch rồi để ráo nước.
Trong một tô nhỏ cho tất cả phần nguyên liệu nước sốt vào khuấy đều.
Xếp đậu phụ và nấm vào trong nồi có sẵn nước hàng, sau đó đổ hết phần nước sốt đã trộn vào. Bật bếp đun ở lửa vừa, rưới nước sốt sao cho các miếng đậu và nấm đều ngấm. Khi nước sốt bắt đầu sôi thì giảm nhỏ lửa, đun trong khoảng 7 – 10 phút. Sau đó nêm nếm lại cho vừa miệng. Trước khi tắt bếp rắc thêm hạt tiêu và hành lá thái nhỏ là xong.
Múc đậu hũ kho tiêu ra tô hoặc nếu kho bằng niêu thì để nguyên cả niêu rồi thưởng thức cùng với cơm trắng thôi. Đậu phụ và nấm đều thấm sốt đậm đà, nấm rơm giòn sần sật quyện với vị tiêu cay cay, thơm phức hứa hẹn là món ăn "đắt khách" trong bữa cơm gia đình bạn đấy nhé.
Nếu bạn ăn chay thì thay đổi phần nguyên liệu nước sốt bằng nước mắm chay nhé!
Chúc bạn thành công với cách làm đậu hũ kho tiêu này!
Bổ sung nấm rơm trong khẩu phần ăn sẽ mang đến nhiều lợi ích sức khỏe quý giá.
- Bổ sung chất đạm
Dựa trên phân tích dinh dưỡng, chất đạm được đánh giá là dưỡng chất chủ yếu trong nấm rơm, chiếm tới hơn 40% tổng thành phần, cao hơn thịt bò, cá và ngang bằng với hàm lượng đạm trong đậu hũ. Lượng chất đạm này khi vào cơ thể sẽ đảm nhiệm vai trò tái tạo mô và tế bào, tăng cường chuyển hóa chất phục vụ cho hoạt động sống.
- Phòng chống ung thư
Giống như một số loại nấm bào ngư, các chuyên gia dinh dưỡng nhận thấy rằng trong nấm rơm cũng chứa chất chống oxy hóa ergothioneine. Hoạt chất này được xem như "khắc tinh" của các gốc tự do, góp phần ức chế hoạt động phá hủy tế bào cơ thể của chúng, từ đó phòng chống hiệu quả các bệnh ung thư nguy hiểm.
- Cải thiện hệ miễn dịch
Bên cạnh vai trò bảo vệ tế bào khỏi sự tấn công của gốc tự do, ergothioneine từ nấm rơm còn có khả năng kích thích sản sinh tế bào bạch cầu trung tính cùng tế bào lympho để thiết lập một hệ miễn dịch khỏe mạnh.