Kỳ lạ bộ xương phụ nữ 2000 năm tuổi lại có gen... đàn ông
Bộ xương có nhiều đặc điểm về thể chất là của phụ nữ nhưng nhiễm sắc thể lại cho ra kết quả… nam giới.
Một bộ hài cốt người Roman được phát hiện gần 40 năm trước tại London (Anh) tiếp tục cung cấp cho các nhà khoa những thông tin di truyền đa dạng từ thời cổ xưa.
Kết quả phân tích AND trên bộ xương được cho là của một người phụ nữ La Ma giàu có đã tiết lộ thông tin bất ngờ: người phụ nữ có nhiễm sắc thể nam giới.
Người phụ nữ có thể đã sống khoảng những năm 50 – 70 sau Công nguyên. Các chuyên gia xác định giới tính hài cốt thông qua xương chậu. Xương chậu phụ nữ bao giờ cũng có phần hông rộng hơn so với nam giới. Đó là điểm mấu chốt đã kết luận, bộ xương này nữ.
Bộ hài cốt từ thời La Mã cổ đại được xác định là của phụ nữ….
Bộ xương được phát hiện trong một chiếc quan tài gỗ cùng nhiều đồ gốm từ thời Roman và các đồ vật giá trị như bình đồng, gương đồng, vòng cổ chân cho thấy người phụ nữ này có địa vị trong xã hội.
Mới đây, các chuyên gia tại Đại học McMaster đã kiểm tra AND ti thể, trích xuất từ men răng, và nhận ra kết quả bất ngờ: bộ xương có nhiễm sắc thể nam giới.
Thông thường ở con người, nhiễm sắc thể quyết định giới tính. Phụ nữ có nhiễm sắc thể XX, đàn ông có nhiễm sắc thể XY. Phát hiện này cho thấy, người phụ nữ có thể đã mắc hội chứng rối loạn giới tính, còn được gọi là Hội chứng không mẫn cảm Androgen (AIS). Hội chứng này thường di truyền hoặc có thể do đột biến bất thường. Phụ nữ bị AIS vẫn có bộ phận sinh dục nhưng thực tế họ không có tử cung mà thay vào đó là tinh hoàn như đàn ông.
…nhưng phân tích AND lại cho thấy có NST Y đặc trưng của nam giới.
Ngoài ra, một giả thiết đưa ra là người phụ nữ cổ đại đã mắc tình trạng lưỡng tính hiếm gặp, thường xảy ra với 1 trong 1 triệu người. Một ý kiến khác cho rằng, người phụ nữ đã sinh con trai và nhiễm sắc thể Y có thể từ tế bào thai vẫn còn sót trong máu mẹ. Tuy nhiên, giả thiết này không nhận được nhiều sự đồng tình.
Từ những nghiên cứu ban đầu, các nhà khoa học đã xác định hài cốt này là phụ nữ, có tóc nâu, mắt nâu, bị bệnh nha chu, người London, có thể là thế hệ đầu tiên và còn sống cho đến khi quân đội La Mã xâm lược Anh. Họ ngoại của người phụ nữ này có gốc Bắc Âu. Điều đó cho thấy thế hệ đầu của người London có thể đã đến từ nhiều nơi, gốc Âu, gốc Bắc Phi,…
Có rất nhiều hài cốt được phát hiện tại London nhưng có nguồn gốc từ những nơi khác là minh chứng cho nghiên cứu trên.
(Nguồn: Dailymail)