Kinh ngạc: Các nhà khoa học có thể biến lá rau chân vịt thành mô tim người
Nghiên cứu mới của các nhà khoa học cho thấy mao mạch trong lá rau chân vịt có thể thay thế hệ thống mao mạch trong tim người.
Các nhà khoa học vừa tìm ra cách biến rau chân vịt trở thành một phần của mô tim. Đây được coi là bước đột phá mới giúp các nhà khoa học giải quyết vấn đề tái tạo lại mạng lướt mạch máu nhỏ li ti trong cơ thể người.
Bạn nghĩ rau chân vịt chỉ dùng làm thực phẩm?
Cho đến thời điểm hiện tại, giới khoa học đã cố gắng sử dụng công nghệ in 3D để tái tạo các mạng lưới các mạch máu này, nhưng không thành công. Trong thế giới tự nhiên, hệ thống mao mạch có trong thực vật lại gần gũi với con người bởi hệ thống này cũng có khả năng truyền máu thông qua một hệ thống mạch máu và mô mới.
Rau chân vịt được đưa vào thử nghiệm thay thế mạch máu nhỏ trong cơ thể người.
Dù các chất hoá học mà hệ thống mao mạch của động vật và thực vật hoàn toàn khác nhau nhưng chúng đều đóng vai trò là hệ thống truyền chuyển các chất nuôi sống vật chủ.
Các nhà khoa học mới đây đã thử nghiệm dùng lá rau chân vịt. Họ nuôi rau lớn đến một mức độ nhất định sao cho hệ thống mao mạch của nó tương đương với của con người. Hệ thống này sau đó được tách ra và dùng để chữa trị các vết thương.
Các nhà nghiên cứu hy vọng rằng kỹ thuật này có thể hữu ích trong việc chữa trị cho các bệnh nhân bị đau tim. Hệ thống mao mạch nhân tạo sẽ giúp tái tạo các lớp cơ tim mới khoẻ mạnh hơn.
Hệ thống mao mạch ở rau chân vịt.
Các tác giả nghiên cứu dự kiến sẽ công bố phát hiện mới của họ cụ thể trên tạp chí nghiên cứu Biomaterials vào tháng 5.
Các nhà khoa học đến từ Học viện Bách khoa Worcester viết: “Phát hiện mới này có thể mở ra một hướng mới giúp các nhà khoa học nghiên cứu thêm về sự gần gũi giữa động vật và thực vật”.
Từ một lá rau đơn giản có thể biến thành hệ thống mao mạch phù hợp với cơ thể người.
Các nhà khoa học tách bộ mao mạch từ lá rau chân vịt, sau đó cho chất lỏng và các hạt nhỏ tương tự hồng cầu chảy qua hệ thống mao mạch này để kiểm tra khả năng truyền tải của chúng.
Glenn Gaudette, giáo sư kỹ thuật y sinh học tại Học viện Bách khoa Worcester, cho biết: "Chúng tôi phải tiến hành nhiều công đoạn nữa, nhưng đến nay chúng đều mang lại kết quả đầy hứa hẹn. Việc ứng dụng các cơ quan thực vật mà con người đã trồng hàng ngàn năm nay vào kỹ thuật cắt ghép mô có thể giải quyết rất nhiều vấn đề trong ngành y tế”.
(Nguồn: Daily Mail)