Kinh hoàng thực phẩm giết người tiêu dùng

Tulanh - Tổng hợp,
Chia sẻ

Dùng thuốc thúc chín tố để giữ thịt ôi được tươi, sản xuất bánh trung thu mốc lúc nhúc mọt, bán lẩu bằng phụ gia công nghiệp độc hại... là những tội ác giết người hàng loạt không dung tha.

Phát hiện thịt tươi do ngấm hóa chất giữ màu

Cục quản lý chất lượng Nông lâm thủy sản (NAFIQUAVAD), Bộ NN-PTNT vừa phát hiện và xác định hóa chất Ethephon, hay còn gọi là “thúc chín tố” đang bị lạm dụng để bảo quản thịt tại Thanh Hóa trong quá trình kiểm tra, giám sát chất lượng thực phẩm các loại nông lâm thủy sản.

Ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng NAFIQUAVAD, cho hay, thương lái tại một số tỉnh, thành phố sử dụng loại hóa chất trên để bảo quản thịt gia súc, gia cầm sau giết mổ nhằm giữ độ tươi của thịt.

Chưa chắc màu đỏ tươi này đã là màu thật của thịt.

Thuốc chín tố dùng để thúc chín hoa quả trong vòng 24h.

Theo điều tra của PV, thuốc chín tố có giá bán lẻ 1.000 – 1.500 đồng/ ống. Còn mua cả hộp 20 ống giá từ 18.000 – 25.000 đồng. Trong khi vỏ hộp đề dòng chữ “ ít độc” thì bên trong lại ghi dòng chữ “Thuốc này có khả năng ăn mòn kim loại, có chất kích thích với mắt và da, nên chú ý ngăn tránh tiếp xúc trực tiếp với thuốc”. Khi dùng loại thuốc này, thịt vận chuyển từ Thanh Hóa ra Hà Nội sau đó tỏa ra các khu chợ vẫn giữ được màu tươi ngon lành, thu hút chị em mua về cho gia đình.

Nấu nước dùng siêu tốc bằng 1 thìa gia vị Trung Quốc

Ở một số cửa hàng ăn tại phố Phùng Hưng, "trung tâm" lẩu của Hà Nội, PV phát hiện phụ gia trôi nổi nhập từ Trung Quốc được sử dụng trong nồi lẩu ngon lành để phục vụ "thượng đế". Đầu bếp hoàn toàn không ninh xương mà pha chế nước lẩu bằng cách cho gia vị lẩu hòa tan trong nước. Cách này lợi thế là tiện dụng, nhanh chóng so với hậu quả đặc biệt độc hại. 

Gia vị vào nước cho ra màu vàng của nồi lẩu.

Quán nào càng đông thì khả năng sử dụng 100% gia vị lẩu + nước càng cao. Bởi lẽ, những thời điểm khách cùng lúc tới đông, không kịp chế biến, cách pha chế tiện dụng này sẽ giúp họ rút ngắn rất nhiều thời gian chế biến. Theo ước tính của các đầu bếp, thời gian cho “ra lò” nồi lẩu dùng gia vị “lạ” + nước sẽ nhanh hơn loại lẩu ninh xương thông thường chừng 15 phút. 

Các chai nước gia vị lẩu được cất kỹ trong các kệ hàng của người bán hàng khô, mua được thì không cần xương ống nữa.

Các chai nước gia vị lẩu được cất kỹ trong các kệ hàng của người bán hàng khô, được đóng gói thành bịch nhiều chai dung dịch màu nâu và rao giá bán 30.000 đồng/lọ, chỉ người trong nghề mới mua được. Nhìn bề ngoài, lọ gia vị này giống như một lọ nước tương, trên nhãn mác có đề chữ “Sa Cha Sauce” và thông tin hoàn toàn bằng tiếng Trung Quốc, không hề có nhãn mác phụ đề tiếng Việt theo quy định của Bộ Y tế.


Lật mặt hóa chất tạo màu, mùi, vị siêu tốc cho nồi lẩu.

"Quái vị" bánh ngọt từ mọt sống bị nghiền

Nhà xưởng ngổn ngang những phế thải của quá trình sản xuất bánh. Dầu mỡ vương vãi trên sàn nhà và đã bốc mùi hôi thối. Máy móc và một số dụng cụ đựng bột như xô, chậu... trong quá trình chế biến cũng bị mốc meo, hoen gỉ. Thực phẩm, nguyên liệu chế biến vứt lộn xộn dưới sàn bên cạnh những bao phế thải khiến cho xưởng sản xuất trông giống như một bãi rác. Những bao bột mì  lúc nhúc những con mọt. Mỗi khi động vào bao bột mì lũ mọt lại lóp ngóp chui vào viền bao tải.


Thợ đang đổ phụ gia pha màu.
 
Dầu đen dùng để quết bánh.

Không hề sàng lọc, những công nhân ở xưởng bánh kẹo này thay nhau đổ từng bao tải "bột mỳ mọt" vào một cối trộn, đưa vào máy chế biến cùng với 35kg bột gạo, 3,5kg bột mì, dầu thực vật, nước và các loại hương liệu được hòa trộn trong mỗi mẻ chế biến. Chỉ với hai thìa nhỏ phẩm màu được cho vào đã làm cho gần 40kg bột mỗi mẻ sản xuất có màu vàng tươi bắt mắt. Những hương liệu để sản xuất tại xưởng này hầu hết đã quá hạn sử dụng từ lâu, không nhãn mác.
Chia sẻ