Kinh hãi trước hình ảnh trị bệnh khiến máu chảy thịt rung gây xôn xao MXH: Hãy nghe chuyên gia chỉ rõ sự thật

TH,
Chia sẻ

Người thực hiện úp một chiếc ống thủy tinh lên da, dưới tác động hút mạnh của ống thủy tinh, mảng da thịt bị úp dần bật máu...

Cách chữa bệnh khiến máu chảy thịt rung xôn xao mạng xã hội Tiktok

Mới đây, trên mạng xã hội Tiktok đang lan truyền hình ảnh da thịt chảy máu khiến nhiều người kinh hãi. Theo đó, người thực hiện úp một chiếc ống thủy tinh lên da, dưới tác động hút mạnh của ống thủy tinh, mảng da thịt bị úp dần bật máu. Hình ảnh này khiến nhiều người cảm thấy kinh hãi. Thực tế, đây là một cách giảm đau, chữa bệnh rất hữu ích trong y học cổ truyền mang tên giác hơi.

Cận cảnh giác hơi chảy máu khiến nhiều người kinh hãi.

Quy trình giác hơi thường được thực hiện như sau: Người muốn giác hơi sẽ được dẫn vào một phòng nhỏ, ấm cúng, có sử dụng nến lung linh và mùi dầu thơm dễ chịu. Sau khi nằm xuống giường, nhân viên sẽ sử dụng một loại kem dưỡng làm mát lưng, trước khi nhúng miếng bông trong rượu và đặt nó lên ngọn lửa. Cẩn thận đặt ngọn lửa bên trong cốc và nhanh chóng đặt lên lưng. Cái nóng không chạm vào da bạn nhưng bạn sẽ phải giật mình vì áp lực dữ dội, giống như một cái gì đó hút lưng mình lên bằng một vật kẹp cứng rất chặt. Sau đó trượt ly lên xuống trên vai, dọc hai bên cột sống, thắt lưng. Người được thực hiện sẽ bắt đầu cảm thấy quen thuộc và thư giãn dần. Giác hơi đánh bay sự căng thẳng, cơ bắp được thư giãn hoàn toàn. Những dấu chấm đỏ cho thấy máu và bạch huyết đang đi vào khu vực đó, chứng tỏ giác hơi đang phát huy hiệu quả.

Mặc dù là một cách chữa bệnh có từ lâu đời nhưng khi nhìn thấy hình ảnh máu me, da thịt bị tổn thương, rất nhiều người e ngại điều này gây hại sức khỏe hơn là chữa bệnh. 

Chúng ta cùng xem chuyên gia nói gì về cách chữa bệnh bằng giác hơi trong y học cổ truyền nhé!

Giác hơi để giảm đau nhanh chóng được chuyên gia nhận định thế nào?

Câu chuyện giác hơi đem lại rất nhiều ý kiến trái chiều từ phía các chuyên gia. Nghiên cứu vào năm 2012 trên 62 người bị đau cổ mãn tính điều trị bằng giác hơi đã giảm đau sau 12 tuần. Một thí nghiệm vào năm 2012 trên 41 bệnh nhân bị viêm khớp đầu gối cũng cho thấy, giác hơi giúp họ giảm đau rất nhiều sau 4 tháng điều trị, so với những người viêm khớp đầu gối không sử dụng giác hơi.

Một số chuyên gia lại nghi ngờ cách chữa bệnh bằng giác hơi, cho rằng đây là cách chữa bệnh không có cơ sở khoa học. Theo các chuyên gia Tây y, cách chữa bệnh này tương tự như xoa bóp sâu vào mô, chỉ có thời gian mới trả lời được liệu pháp này an toàn hay kém an toàn với người sử dụng.

Kinh hãi trước hình ảnh máu chảy thịt rung gây xôn xao Tiktok, nghe chuyên gia nhận định ai nấy thở phào! - Ảnh 4.

Theo các chuyên gia Tây y, cách chữa bệnh này tương tự như xoa bóp sâu vào mô, chỉ có thời gian mới trả lời được liệu pháp này an toàn hay kém an toàn với người sử dụng.

Một đánh giá rà soát vào năm 2010 của Công ty Bổ sung và Thay thế Dược phẩm BMC (Mỹ) từ 500 nghiên cứu lâm sàng về giác hơi đưa ra kết luận: "Hiệu quả điều trị dài hạn của giác hơi hoàn toàn không có căn cứ nhưng liệu pháp này đúng là an toàn, được khẳng định nhờ thử nghiệm trong thời gian khá dài".

Cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội) cho biết, giác hơi là cách dùng hơi nóng tạo thành một áp suất âm trong ống giác, làm ống giác bị hút chặt vào da, từ đó tạo nên những vết giác có cảm giác ấm nóng và hiện tượng xung huyết hoặc tụ huyết để chữa bệnh, giảm mệt mỏi.

"Giác hơi đặc biệt có hiệu quả với người bị cảm, có tác dụng giải cảm, người đang ốm đau sẽ khỏe mạnh. Mục đích chính của giác hơi là đưa máu độc ra bên ngoài giúp khí huyết lưu thông, thông kinh, hoạt huyết, điều trị trong các trường hợp bị cảm, đau nhức cơ thể. Sau khi giác hơi xong, người bệnh sẽ cảm thấy nhẹ người hơn", lương y Bùi Hồng Minh khẳng định.

Kinh hãi trước hình ảnh máu chảy thịt rung gây xôn xao Tiktok, nghe chuyên gia nhận định ai nấy thở phào! - Ảnh 5.

Mỗi khi bị cảm hay đau nhức, bạn chỉ nên giác hơi 1-2 lần vì nếu lạm dụng sẽ gây nên những tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Tuy nhiên, vị lương y này cho rằng, mỗi khi bị cảm hay đau nhức, bạn chỉ nên giác hơi 1-2 lần vì nếu lạm dụng sẽ gây nên những tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm. "Phụ nữ có thai nếu sử dụng giác hơi rất dễ bị sảy thai vì hoạt huyết. Đối với những người bị bệnh tiểu đường, tim mạch hoặc mắc các bệnh mãn tính khác muốn sử dụng giác hơi để cảm thấy dễ chịu hơn cũng là điều không nên. Những đối tượng này khi sử dụng giác hơi sẽ không nhận được tác dụng, thậm chí bị chảy máu, mất máu rất nguy hiểm", ông Minh nói.

Ngoài ra, những bệnh nhân bị bệnh ưa chảy máu, sốt cao, co giật, da bị tổn thương, giãn tĩnh mạch, phù toàn thân, lao phổi, thổ huyết, phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt, người quá suy nhược hoặc cơ thể đang quá đói, quá no, quá khát cũng không được sử dụng giác hơi.

Do đó, theo vị lương y này, trước khi tìm đến giác hơi, bạn cần phải hiểu rõ bản chất những cơn đau nhức và sự mệt mỏi trong cơ thể. Đây là một hình thức để xả hơi, những người yếu do bị bệnh nặng thì không được phép sử dụng. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến chuyên gia Đông y để xem tình trạng sức khỏe của mình có phù hợp hay không.

Chia sẻ