Khu tập thể "xập xệ" khó tin giữa lòng Hà Nội
200 nhân khẩu chung nhau 1 nhà vệ sinh hay "trời mưa trong nhà ướt như ngoài sân", dây điện chằng chịt, nóng bức chật chội... là những gì đang xảy ra tại khu tập thể Bưu điện, 23 Hàng Bài.
Đến khu tập thể 23 Hàng Bài vào một sáng mùa thu đẹp trời, chúng tôi không khỏi bất ngờ trước cảnh tượng những căn nhà tập thể lụp xụp nơi đây.
Thật khó có thể tin được rằng đằng sau cái vẻ hào nhoáng của những dãy nhà mặt tiền phố Hàng Bài – con phố trung tâm của thủ đô Hà Nội, nơi mỗi mét vuông đất có giá lên đến cả tỷ đồng, nơi mà để thuê được mặt bằng kinh doanh, người ta phải trả chi phí lên đến vài nghìn Đô la Mỹ một tháng lại có những căn hộ tồi tàn và xuống cấp đến vậy.
Khu tập thể 23 Hàng Bài được xây dựng từ năm 1958 đến năm 1962 thì khánh thành. Là khu tập thể được phân cho các cán bộ công nhân của ngành bưu điện sau khi về tiếp quản Thủ đô sau ngày Giải phóng. Tuy được xây dựng rất chắc chắn với tường 30cm nhưng kiến trúc của nó đã không còn phù hợp với thời điểm hiện tại.
Đường ống nước được bố trí theo kiểu "Ma trận"?
Được biết, mỗi căn phòng trong khu tập thể có diện tích dao động từ 14 đến dưới 50m2 nay đã trở nên chật chội hơn rất nhiều so với không gian sống cần thiết cho một hộ gia đình. Căn phòng vốn được thiết kế cho một cặp vợ chồng sinh sống thì nay, theo thời gian, các nhân khẩu sinh sôi nảy nở và đông đúc hơn rất nhiều. Vì vậy, việc cơi nới, lấn chiếm diện tích để mở rộng không gian sinh hoạt là điều khó tránh khỏi.
Phòng vệ sinh...
...và gian bếp được xây tràn ra hành lang...
... đã làm cho nơi đây, ngày cũng như đêm.
Những dãy hành lang tối phải thắp điện 24/24h
(Ảnh chụp lúc 12h trưa tại tầng 3, khu tập thể 23 Hàng Bài)
Việc đại gia đình 10 nhân khẩu cùng chia nhau khoảng không chật hẹp 50m2, rồi 2 vợ chồng và 4 người con chen chúc trong căn phòng 14m2 là những câu chuyện dở khóc dở cười trong khu tập thể này.
Căn phòng 14m2 từng là nơi ở của 6 người trong gia đình cụ Hải
Mọi sinh hoạt đều diễn ra ở cái hành lang nhỏ hẹp
Gặp cụ Trần Thị Hải, 90 tuổi, một trong những cư dân đầu tiên của khu tập thể, người đã chuyển về đây sinh sống ngay từ những ngày đầu thì được cụ cho biết: “Cả khu tập thể có 2, 3 cái nhà xí chung nhau rất bẩn thỉu, buổi sáng phải xếp hàng rất khổ sở”.
"Tài sản chung" của gần 200 con người dù đã được dọn dẹp hàng ngày nhưng vẫn rất bẩn
Xem xét tình trạng của căn phòng vệ sinh chung, mới thấy thấm thía lời cụ nói. Chúng tôi đến đây trong một buổi sáng mùa thu đẹp trời, ấy vậy mà cái sự tối tăm, bẩn thỉu, cái mùi hôi thối bốc lên của căn phòng vệ sinh đã đủ khiến cho những người đi qua thấy rất khó chịu. Thế nhưng người dân trong khu tập thể đã phải chịu cảnh này hàng chục năm nay.
Tuy hiện nay, một số gia đình đã tự xây cho mình một toilet riêng nhưng với những hộ có diện tích chật hẹp, không đủ điều kiện xây cất thì việc đi vệ sinh chung vẫn là một gánh nặng khó nói thành lời. Với những gia đình trên tầng 4 của khu tập thể, việc chạy xuống tầng 1 để đi vệ sinh đã là “nếp sống” bao năm.
Chẳng thế mà theo lời chị Hoa, 47 tuổi, sinh sống tại đây từ năm 1989, tại khu tập thể đã xãy những tình huống “khó đỡ” như việc có những cư dân từ tầng 4 không kịp chạy xuống tầng 1 để… đi vệ sinh (!).
Chị cũng tâm sự: “Do diện tích quá chật hẹp nên sân thượng cũng đã bị biến thành nơi sinh sống của một số hộ gia đình đông nhân khẩu ở tầng dưới. Vào những ngày mưa, khu nhà bị thấm dột trầm trọng, mọi người đều phải sử dụng xô, chậu để hứng cho nước khỏi lênh láng ra nhà. Vào mùa hè, nhiệt độ đo được tại căn phòng này (phòng gác xép cơi nới trên tầng 4 của gia đình chị) là 43 độ C. Gia đình phải đi "sơ tán" ở cầu thang, công viên. Đến 10h, phòng vẫn nóng không ngủ nổi”.
Cái gác xép cơi nới này là nơi ở của 4 người trong gia đình chị từ năm 1989 đến nay
Sân thượng cũng bị lấn chiếm thành nhà ở
Tình trạng của gia đình chị Hoa cũng là tình trạng chung của nhiều hộ gia đình đang sinh sống trong khu tập thể. Dù hoàn cảnh rất khó khăn nhưng vì không có điều kiện để sửa sang hay chuyển nơi ở nên hầu hết vẫn đang phải từng ngày, từng giờ “sống chung với lũ”, đối mặt với những hiểm nguy luôn rình rập bên mình. Những bức tường bong tróc vôi vữa, những trần nhà trơ lại khung sắt hoen gỉ có thể sập bất cứ lúc nào hay từng chùm dây điện chằng chịt, cũ kỹ luôn là nỗi lo sợ, là nguyên nhân gây cháy chập trong mỗi trận mưa...
Thật khó có thể tin được rằng đằng sau cái vẻ hào nhoáng của những dãy nhà mặt tiền phố Hàng Bài – con phố trung tâm của thủ đô Hà Nội, nơi mỗi mét vuông đất có giá lên đến cả tỷ đồng, nơi mà để thuê được mặt bằng kinh doanh, người ta phải trả chi phí lên đến vài nghìn Đô la Mỹ một tháng lại có những căn hộ tồi tàn và xuống cấp đến vậy.
Khu tập thể 23 Hàng Bài được xây dựng từ năm 1958 đến năm 1962 thì khánh thành. Là khu tập thể được phân cho các cán bộ công nhân của ngành bưu điện sau khi về tiếp quản Thủ đô sau ngày Giải phóng. Tuy được xây dựng rất chắc chắn với tường 30cm nhưng kiến trúc của nó đã không còn phù hợp với thời điểm hiện tại.
Đường ống nước được bố trí theo kiểu "Ma trận"?
Được biết, mỗi căn phòng trong khu tập thể có diện tích dao động từ 14 đến dưới 50m2 nay đã trở nên chật chội hơn rất nhiều so với không gian sống cần thiết cho một hộ gia đình. Căn phòng vốn được thiết kế cho một cặp vợ chồng sinh sống thì nay, theo thời gian, các nhân khẩu sinh sôi nảy nở và đông đúc hơn rất nhiều. Vì vậy, việc cơi nới, lấn chiếm diện tích để mở rộng không gian sinh hoạt là điều khó tránh khỏi.
Phòng vệ sinh...
...và gian bếp được xây tràn ra hành lang...
... đã làm cho nơi đây, ngày cũng như đêm.
Những dãy hành lang tối phải thắp điện 24/24h
(Ảnh chụp lúc 12h trưa tại tầng 3, khu tập thể 23 Hàng Bài)
Căn phòng 14m2 từng là nơi ở của 6 người trong gia đình cụ Hải
Mọi sinh hoạt đều diễn ra ở cái hành lang nhỏ hẹp
"Tài sản chung" của gần 200 con người dù đã được dọn dẹp hàng ngày nhưng vẫn rất bẩn
Xem xét tình trạng của căn phòng vệ sinh chung, mới thấy thấm thía lời cụ nói. Chúng tôi đến đây trong một buổi sáng mùa thu đẹp trời, ấy vậy mà cái sự tối tăm, bẩn thỉu, cái mùi hôi thối bốc lên của căn phòng vệ sinh đã đủ khiến cho những người đi qua thấy rất khó chịu. Thế nhưng người dân trong khu tập thể đã phải chịu cảnh này hàng chục năm nay.
Tuy hiện nay, một số gia đình đã tự xây cho mình một toilet riêng nhưng với những hộ có diện tích chật hẹp, không đủ điều kiện xây cất thì việc đi vệ sinh chung vẫn là một gánh nặng khó nói thành lời. Với những gia đình trên tầng 4 của khu tập thể, việc chạy xuống tầng 1 để đi vệ sinh đã là “nếp sống” bao năm.
Chẳng thế mà theo lời chị Hoa, 47 tuổi, sinh sống tại đây từ năm 1989, tại khu tập thể đã xãy những tình huống “khó đỡ” như việc có những cư dân từ tầng 4 không kịp chạy xuống tầng 1 để… đi vệ sinh (!).
Chị cũng tâm sự: “Do diện tích quá chật hẹp nên sân thượng cũng đã bị biến thành nơi sinh sống của một số hộ gia đình đông nhân khẩu ở tầng dưới. Vào những ngày mưa, khu nhà bị thấm dột trầm trọng, mọi người đều phải sử dụng xô, chậu để hứng cho nước khỏi lênh láng ra nhà. Vào mùa hè, nhiệt độ đo được tại căn phòng này (phòng gác xép cơi nới trên tầng 4 của gia đình chị) là 43 độ C. Gia đình phải đi "sơ tán" ở cầu thang, công viên. Đến 10h, phòng vẫn nóng không ngủ nổi”.
Cái gác xép cơi nới này là nơi ở của 4 người trong gia đình chị từ năm 1989 đến nay
Sân thượng cũng bị lấn chiếm thành nhà ở