Không quá khó để làm một người lãnh đạo tài ba
Người lãnh đạo giỏi biết cách khích lệ nhân viên cống hiến hết mình cho công việc và dẫn dắt họ vượt qua mọi trở ngại, hoàn thành mục tiêu chung.
1. Người lãnh đạo can đảm
Người làm lãnh đạo không sợ phải đối mặt với giờ phút rắc rối và sẽ đối diện vói sai lầm của họ. Họ luôn sẵn sàng chấp nhận bị tổn thương và biết mình sẽ không có tất cả các câu trả lời. Họ là tác nhân của sự thay đổi và họ là những nhà tư tưởng định hướng tương lai, tận tâm làm những việc để đạt tới mục tiêu.
Ảnh minh họa.
Người lãnh đạo là những người chấp nhận rủi ro và họ coi rủi ro là nơi tạo ra sức mạnh mà trong đó họ chuẩn bị kỹ lưỡng, sẵn sàng bước ra với sự tự tin, hiểu biết khi đối mặt với hiểm họa. Những nhà lãnh đạo có can đảm để đưa ra quyết định khó khăn, để thay đổi định hướng và cung cấp tin xấu khi mọi người không muốn nghe điều đó. Nhà lãnh đạo cũng cần can đảm để đổi mới và sáng tạo.
2. Người lãnh đạo biết họ là ai
Các nhà lãnh đạo biết giá trị của mình, hiểu được cảm xúc và nhận ra tác động lên bản thân và người khác. Họ kiểm soát năng lượng bên trong mình và các mối quan hệ của mình. Các nhà lãnh đạo biết điểm yếu của mình và có đủ dũng khí để nhìn thẳng vào bản thân một cách chân thực.
Nhà lãnh đạo biết mình là ai, có cảm giác mạnh mẽ về sự lãnh đạo của bản thân và nguyên tắc lãnh đạo cơ bản này là yếu tố quan trọng của các nhà lãnh đạo lớn.
Ảnh minh họa.
3. Người lãnh đạo biết sự khác nhau giữa vai trò của nhà lãnh đạo và người quản lý
Công việc của một người lãnh đạo là tạo cảm hứng, khích lệ và tạo ra giá trị. Công việc của người quản lý là làm làm cho mọi việc diễn ra suôn sẻ - giúp tổ chức và kiểm soát một nhóm người hoàn thành nhiệm vụ để thực hiện mục tiêu.
Cảm hứng và sức ảnh hưởng chính là điều tạo ra sự khác nhau giữa người lãnh đạo và người quản lý, chứ không phải là quyền lực và sự kiểm soát.
4. Người lãnh đạo chấp nhận rằng họ luôn phải học tập
Nhà lãnh đạo không bao giờ ngừng học hỏi. Họ luôn phát triển và vươn tới mục tiêu cải thiện cách thức lãnh đạo. Họ chịu trách nhiệm cho sự thất bại, sai lầm của mình và sẽ sử dụng các kinh nghiệm đó để trở thành nhà lãnh đạo tốt hơn.
Những người lãnh đạo nhận ra rằng càng có nhiều kiến thức, họ càng sáng tạo. Họ biết sức mạnh của kiến thức là một trong những cách tốt nhất để vượt qua trở ngại trên đường đi của mình. Những nhà lãnh đạo giỏi luôn phấn đấu để biết nhiều hơn và sẽ tìm kiếm đầu vào và lời tư vấn cho những người mình dẫn dắt. Họ luôn có bên mình những người có kỹ năng, hiểu biết và kinh nghiệm mà họ không thiếu. Đây là những người mà nhà lãnh đạo sẽ gọi đến để xin lời khuyên hoặc hướng dẫn.
5. Người lãnh đạo biết họ không thể làm mọi việc một mình
Nhà lãnh đạo chỉ đạt tới thành công khi có sự hỗ trợ của những người khác. Người làm lãnh đạo sẽ đưa người khác cùng đi tới thành công. Để nhận được sự tôn trọng, tin tưởng và trung thành của mọi người, nhà lãnh đạo kết nối mọi người và là cầu nối xây dựng mối quan hệ tuyệt vời.
Ảnh minh họa.
Nếu bạn đang dẫn dắt một nhóm và bạn muốn họ đạt tới kết quả tốt nhất, vậy thì bản thân bạn cũng phải thể hiện tốt nhất. Không ai thích một người lãnh đạo không sát cánh cùng họ cả.
Một người lãnh đạo giỏi cũng biết nhìn ra khả năng lãnh đạo trong người khác và tạo ra nhà lãnh đạo mới.
6. Người lãnh đạo là người có khả năng giao tiếp tuyệt vời
Người lãnh đạo thúc đẩy và tạo cảm hứng cho người khác bằng khả năng giao tiếp tốt. Nhà lãnh đạo cũng hiểu rằng giao tiếp là một quá trình 2 chiều và họ sẽ luôn tìm kiếm sự phản hồi từ mọi người để chắc chắn tất cả đều hiểu yêu cầu công việc. Quá trình 2 giao tiếp hai chiều cũng cho phép mọi người cảm thấy được lắng nghe và họ sẽ đóng góp công sức vào mục tiêu chung.
7. Lãnh đạo không sợ sự cam kết
Các nhà lãnh đạo hiểu rằng thành công là một quá trình và việc đạt được mục tiêu không phải chỉ trong một đêm. Nó đòi hỏi thời gian và liên quan đến nhiều quyết tâm làm việc và cam kết tiếp tục tiến lên.
Ảnh minh họa.
Nếu một người lãnh đạo không cam kết với tầm nhìn thì bằng cách nào cả nhóm có thể làm được? Chính mức độ cam kết của người lãnh đạo sẽ ảnh hưởng và tác động đến động lực, quyết tâm và cam kết của cả nhóm. Người lãnh đạo thể hiện cam kết với tầm nhìn sẽ tạo ra và xây dựng niềm tin trong nhóm. Đội nhóm nhờ vậy mà sẵn sàng hơn và sẽ dấn thân để tiến xa, hoàn thành tốt mục tiêu và đáp ứng mong đợi bởi họ tin tưởng và được lãnh đạo truyền cảm hứng.
Một nhà lãnh đạo không sợ cam kết cũng sẽ không sợ thay đổi quá trình chỉ đạo, nếu điều đó không giúp thực hiện kế hoạch. Họ sẽ nhìn về phía trước và đọc các dấu hiệu, đồng thời sẵn sàng vạch ra đường lối chỉ đạo phù hợp khác cho đội nhóm của mình.
Người làm lãnh đạo không sợ phải đối mặt với giờ phút rắc rối và sẽ đối diện vói sai lầm của họ. Họ luôn sẵn sàng chấp nhận bị tổn thương và biết mình sẽ không có tất cả các câu trả lời. Họ là tác nhân của sự thay đổi và họ là những nhà tư tưởng định hướng tương lai, tận tâm làm những việc để đạt tới mục tiêu.
Ảnh minh họa.
Người lãnh đạo là những người chấp nhận rủi ro và họ coi rủi ro là nơi tạo ra sức mạnh mà trong đó họ chuẩn bị kỹ lưỡng, sẵn sàng bước ra với sự tự tin, hiểu biết khi đối mặt với hiểm họa. Những nhà lãnh đạo có can đảm để đưa ra quyết định khó khăn, để thay đổi định hướng và cung cấp tin xấu khi mọi người không muốn nghe điều đó. Nhà lãnh đạo cũng cần can đảm để đổi mới và sáng tạo.
2. Người lãnh đạo biết họ là ai
Các nhà lãnh đạo biết giá trị của mình, hiểu được cảm xúc và nhận ra tác động lên bản thân và người khác. Họ kiểm soát năng lượng bên trong mình và các mối quan hệ của mình. Các nhà lãnh đạo biết điểm yếu của mình và có đủ dũng khí để nhìn thẳng vào bản thân một cách chân thực.
Nhà lãnh đạo biết mình là ai, có cảm giác mạnh mẽ về sự lãnh đạo của bản thân và nguyên tắc lãnh đạo cơ bản này là yếu tố quan trọng của các nhà lãnh đạo lớn.
Ảnh minh họa.
3. Người lãnh đạo biết sự khác nhau giữa vai trò của nhà lãnh đạo và người quản lý
Công việc của một người lãnh đạo là tạo cảm hứng, khích lệ và tạo ra giá trị. Công việc của người quản lý là làm làm cho mọi việc diễn ra suôn sẻ - giúp tổ chức và kiểm soát một nhóm người hoàn thành nhiệm vụ để thực hiện mục tiêu.
Cảm hứng và sức ảnh hưởng chính là điều tạo ra sự khác nhau giữa người lãnh đạo và người quản lý, chứ không phải là quyền lực và sự kiểm soát.
4. Người lãnh đạo chấp nhận rằng họ luôn phải học tập
Nhà lãnh đạo không bao giờ ngừng học hỏi. Họ luôn phát triển và vươn tới mục tiêu cải thiện cách thức lãnh đạo. Họ chịu trách nhiệm cho sự thất bại, sai lầm của mình và sẽ sử dụng các kinh nghiệm đó để trở thành nhà lãnh đạo tốt hơn.
Những người lãnh đạo nhận ra rằng càng có nhiều kiến thức, họ càng sáng tạo. Họ biết sức mạnh của kiến thức là một trong những cách tốt nhất để vượt qua trở ngại trên đường đi của mình. Những nhà lãnh đạo giỏi luôn phấn đấu để biết nhiều hơn và sẽ tìm kiếm đầu vào và lời tư vấn cho những người mình dẫn dắt. Họ luôn có bên mình những người có kỹ năng, hiểu biết và kinh nghiệm mà họ không thiếu. Đây là những người mà nhà lãnh đạo sẽ gọi đến để xin lời khuyên hoặc hướng dẫn.
5. Người lãnh đạo biết họ không thể làm mọi việc một mình
Nhà lãnh đạo chỉ đạt tới thành công khi có sự hỗ trợ của những người khác. Người làm lãnh đạo sẽ đưa người khác cùng đi tới thành công. Để nhận được sự tôn trọng, tin tưởng và trung thành của mọi người, nhà lãnh đạo kết nối mọi người và là cầu nối xây dựng mối quan hệ tuyệt vời.
Ảnh minh họa.
Nếu bạn đang dẫn dắt một nhóm và bạn muốn họ đạt tới kết quả tốt nhất, vậy thì bản thân bạn cũng phải thể hiện tốt nhất. Không ai thích một người lãnh đạo không sát cánh cùng họ cả.
Một người lãnh đạo giỏi cũng biết nhìn ra khả năng lãnh đạo trong người khác và tạo ra nhà lãnh đạo mới.
6. Người lãnh đạo là người có khả năng giao tiếp tuyệt vời
Người lãnh đạo thúc đẩy và tạo cảm hứng cho người khác bằng khả năng giao tiếp tốt. Nhà lãnh đạo cũng hiểu rằng giao tiếp là một quá trình 2 chiều và họ sẽ luôn tìm kiếm sự phản hồi từ mọi người để chắc chắn tất cả đều hiểu yêu cầu công việc. Quá trình 2 giao tiếp hai chiều cũng cho phép mọi người cảm thấy được lắng nghe và họ sẽ đóng góp công sức vào mục tiêu chung.
7. Lãnh đạo không sợ sự cam kết
Các nhà lãnh đạo hiểu rằng thành công là một quá trình và việc đạt được mục tiêu không phải chỉ trong một đêm. Nó đòi hỏi thời gian và liên quan đến nhiều quyết tâm làm việc và cam kết tiếp tục tiến lên.
Ảnh minh họa.
Nếu một người lãnh đạo không cam kết với tầm nhìn thì bằng cách nào cả nhóm có thể làm được? Chính mức độ cam kết của người lãnh đạo sẽ ảnh hưởng và tác động đến động lực, quyết tâm và cam kết của cả nhóm. Người lãnh đạo thể hiện cam kết với tầm nhìn sẽ tạo ra và xây dựng niềm tin trong nhóm. Đội nhóm nhờ vậy mà sẵn sàng hơn và sẽ dấn thân để tiến xa, hoàn thành tốt mục tiêu và đáp ứng mong đợi bởi họ tin tưởng và được lãnh đạo truyền cảm hứng.
Một nhà lãnh đạo không sợ cam kết cũng sẽ không sợ thay đổi quá trình chỉ đạo, nếu điều đó không giúp thực hiện kế hoạch. Họ sẽ nhìn về phía trước và đọc các dấu hiệu, đồng thời sẵn sàng vạch ra đường lối chỉ đạo phù hợp khác cho đội nhóm của mình.
(Nguồn: Lifehack)