Không phải cứ đồ ngọt mới làm tăng đường huyết: Đây là 4 món có thể làm tăng vọt đường trong máu, cần dùng đúng cách

Bảo Nam,
Chia sẻ

Trong cuộc sống, có những món ăn tuy không ngọt gắt nhưng lại thực sự ảnh hưởng đến đường huyết.

Trong thời đại hiện đại, khi mà cuộc sống bận rộn, thói quen ăn uống thất thường và lối sống ít vận động dần trở nên phổ biến, tình trạng tăng đường huyết cũng ngày càng đáng báo động.

Đáng tiếc là, nhiều người chỉ nhận ra vấn đề khi đã quá muộn, lúc cơ thể bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu như: tiểu nhiều, sụt cân nhanh, mệt mỏi kéo dài và cảm giác suy nhược không rõ nguyên nhân. Đây chính là giai đoạn cảnh báo nguy cơ cao dẫn tới bệnh tiểu đường type 2, căn bệnh mãn tính không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng có thể kiểm soát nếu can thiệp sớm.

Chuyên gia cảnh báo: 4 món ăn tưởng vô hại lại là "bẫy đường huyết", trong khi 3 thực phẩm rẻ tiền lại có tác dụng như insulin - Ảnh 1.

Việc kiểm soát đường huyết có liên quan đến chế độ ăn uống hàng ngày.

Trong cuộc sống, có những món ăn tuy không ngọt gắt nhưng lại thực sự ảnh hưởng đến đường huyết. Bạn hãy kiểm tra thử xem mình có đang tiêu thụ quá nhiều món ăn nào dưới đây không.

4 món quen thuộc lại là “thủ phạm” đẩy đường huyết tăng vọt

1. Cá chiên

Cá vốn là thực phẩm tốt, ít calo và nhiều đạm chất lượng cao. Tuy nhiên, khi đem chiên giòn trong dầu nóng, lượng chất béo bão hòa trong món ăn tăng lên đáng kể. Việc ăn cá rán thường xuyên không chỉ làm giảm khả năng trao đổi chất mà còn ảnh hưởng tới chỉ số insulin, khiến đường huyết tăng mạnh sau bữa ăn.

2. Thịt bò 

Mặc dù thịt bò giàu protein, sắt và kẽm, nhưng nếu tiêu thụ quá mức đặc biệt là phần thịt mỡ sẽ làm tăng gánh nặng chuyển hóa chất béo, dẫn đến đề kháng insulin. 

Những người có đường huyết cao không cần kiêng hoàn toàn thịt bò, nhưng nên giới hạn liều lượng và ưu tiên phần nạc, nấu theo cách ít dầu mỡ.

Ở người khỏe mạnh, không nên ăn thịt bò quá ba lần mỗi tuần (không quá 350 - 500g/tuần) để tránh gây hại cho sức khỏe. 

Chuyên gia cảnh báo: 4 món ăn tưởng vô hại lại là "bẫy đường huyết", trong khi 3 thực phẩm rẻ tiền lại có tác dụng như insulin - Ảnh 5.

Thịt bò mang nhiều nguy cơ tiềm ẩn với người tiểu đường.

3. Nước mật ong - “con dao hai lưỡi” đối với người tiểu đường

Mật ong được xem là nguồn dưỡng chất quý, tuy nhiên lại chứa rất nhiều đường đơn như glucose và fructose - loại đường có khả năng thẩm thấu nhanh vào máu. Dùng quá nhiều có thể làm tăng đường huyết nhanh, lâu dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Ngoài ra, việc lạm dụng mật ong cũng có thể khiến bạn bị đầy hơi hoặc tiêu chảy vì cơ thể không thể tiêu hóa quá nhiều đường cùng một lúc.

Với người khỏe mạnh, mỗi lần pha chỉ nên dùng từ 2-3 muỗng mật ong. Người tiểu đường nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

4. Thức ăn mặn và gia vị chứa nhiều muối

Tiêu thụ muối quá mức không chỉ làm tăng huyết áp mà còn ảnh hưởng đến chuyển hóa đường trong máu. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng khẩu phần ăn nhiều natri có thể làm tăng nồng độ glucose huyết tương, đồng thời thúc đẩy các phản ứng viêm trong cơ thể yếu tố nền tảng cho sự khởi phát của bệnh tiểu đường.

Các món ăn như cá kho, thịt rim, mì ăn liền hoặc gia vị như xì dầu, tương, bột ngọt cần được sử dụng điều độ, bởi nguy cơ đường huyết tăng cao là hoàn toàn có thể xảy ra nếu không kiểm soát lượng muối nạp vào cơ thể hằng ngày.

3 “thực phẩm insulin tự nhiên” giúp ổn định đường huyết hiệu quả

Một số loại thực phẩm thiên nhiên có khả năng hỗ trợ tương tự như insulin, giúp chỉ số đường huyết ổn định.

1. Mộc nhĩ trắng - “vệ sĩ” thầm lặng của tuyến tụy

Không chỉ được biết đến như một loại thực phẩm thanh mát và giàu chất xơ, mộc nhĩ trắng (nấm tuyết) còn có khả năng thúc đẩy cơ thể tiết ra insulin nội sinh, từ đó góp phần ổn định lượng đường trong máu. Bên cạnh đó, mộc nhĩ trắng giúp đào thải độc tố tích tụ trong gan và máu, đây là yếu tố quan trọng trong việc ngăn ngừa các biến chứng của tiểu đường như mỡ máu cao hay gan nhiễm mỡ.

Việc bổ sung mộc nhĩ trắng qua các món canh thanh đạm, súp hoặc chè ít ngọt là lựa chọn lý tưởng cho người đang kiểm soát đường huyết.

Chuyên gia cảnh báo: 4 món ăn tưởng vô hại lại là "bẫy đường huyết", trong khi 3 thực phẩm rẻ tiền lại có tác dụng như insulin - Ảnh 2.

Mộc nhĩ trắng giúp bảo vệ tuyến tụy.

2. Quả bưởi - nguồn crom tự nhiên quý giá

Nhiều người không biết rằng trong bưởi chứa một lượng crom dồi dào - khoáng chất có tác dụng tương tự như insulin trong việc điều hòa lượng đường máu. Không chỉ vậy, bưởi còn giúp cải thiện độ nhạy của tế bào với insulin, từ đó giảm áp lực lên tuyến tụy - cơ quan sản xuất insulin.

Ngoài tác dụng ổn định đường huyết, bưởi còn là "trợ thủ đắc lực" cho người đang cần kiểm soát cân nặng - yếu tố then chốt trong điều trị tiểu đường.

Chuyên gia cảnh báo: 4 món ăn tưởng vô hại lại là "bẫy đường huyết", trong khi 3 thực phẩm rẻ tiền lại có tác dụng như insulin - Ảnh 3.

Quả bưởi có tác dụng ổn định đường huyết.

3. Đậu đen - nguồn chất xơ dồi dào và lành mạnh

Một cốc nước đậu đen rang chứa tới 15g chất xơ, tương đương gần 60% nhu cầu chất xơ mỗi ngày. Chất xơ đóng vai trò điều hòa tốc độ hấp thu đường vào máu sau bữa ăn, giúp ngăn chặn tình trạng đường huyết tăng đột ngột.

Bên cạnh đó, đậu đen cũng giàu crom giúp tăng độ nhạy insulin và nhiều chất chống oxy hóa tốt cho mạch máu và tim mạch, hai cơ quan thường bị ảnh hưởng bởi biến chứng của tiểu đường.

Chia sẻ