Không có thiết bị xịn sò để quan sát nhật thực, sinh viên trường Y "ló cái khôn" dùng vật dụng không ai ngờ

M52,
Chia sẻ

Không có điều kiện sắm sửa, thuê các trang thiết bị hiện đại để chiêm ngưỡng hiện tượng thiên văn độc đáo, sinh viên Y đã sử dụng 1 vật dụng đơn giản nhưng cực hiệu quả.

Hôm nay 26/12, tại nhiều nơi trên thế giới trong đó có Việt Nam sẽ được quan sát hiện tượng Mặt Trăng sẽ đi vào giữa Trái đất và Mặt Trời, tạo ra nhật thực hình khuyên

Theo kết quả định vị tại TP. HCM của trang Time and Date cho thấy, hiện tượng này sẽ bắt đầu từ 10h36 phút sáng và đạt đỉnh lúc 12h31 với phần mặt trời bị che khoảng 70%. Nhật thực sẽ hoàn toàn kết thúc vào lúc 14 giờ 20 phút chiều.

Hiếm khi mới được chứng kiến hiện tượng thiên văn độc đáo này, các em học sinh, sinh viên cũng háo hức quan sát. Tuy nhiên, không có điều kiện sắm sửa hay thuê các thiết bị hiện đại cũng chẳng hề gì, sinh viên Y đã nảy ra sáng kiến độc đáo. 

Nhật thực cuối cùng của thập kỷ xuất hiện nhưng không có thiết bị xịn sò để quan sát, sinh viên Y "ló cái khôn", dùng vật dụng không ai ngờ - Ảnh 1.

Sinh viên Y đã sử dụng tấm phim chụp X-quang để quan sát hiện tượng nhật thực.

Cụ thể, nữ sinh này đã tận dụng vật dụng "nhà sẵn có", đó chính là tấm phim chụp X-Quang. Quả không hổ danh nữ bác sĩ tương lai, đầu óc quả nhanh trí và sáng tạo hơn người thường!

Hình ảnh này ngay sau khi được chia sẻ lên MXH đã thu hút sự quan tâm của đông đảo mọi người. Nhiều người dành lời khen ngợi cho sự nhanh trí của cô bạn này.

- Sáng tạo ghê ha.

- Nhà có gì dùng nấy.

- Lấy 2 cái kính mát màu đen đeo vô là thấy rõ, mình thử rồi.

Đặc biệt, rất nhiều thành viên cũng háo hức khoe quá trình quan sát nhật thực và thành quả khá ấn tượng. Mọi người cũng mách nước thêm những bí quyết để quan sát hiện tượng thiên văn độc đáo này bằng các cách đơn giản khác như: Đeo kính râm, sử dụng chậu nước, dùng app điện thoại, chụp qua điện thoại...

Nhật thực cuối cùng của thập kỷ xuất hiện nhưng không có thiết bị xịn sò để quan sát, sinh viên Y "ló cái khôn", dùng vật dụng không ai ngờ - Ảnh 2.

Cô bạn Vy Phương háo hức khoe hình ảnh mình đã chụp lại được tại trường học.

Nhật thực cuối cùng của thập kỷ xuất hiện nhưng không có thiết bị xịn sò để quan sát, sinh viên Y "ló cái khôn", dùng vật dụng không ai ngờ - Ảnh 3.

Cô bạn Duyên Gin cũng sử dụng tấm chụp X-quang quan sát nhưng chưa chụp được hình ảnh nhật thực.

Nhật thực cuối cùng của thập kỷ xuất hiện nhưng không có thiết bị xịn sò để quan sát, sinh viên Y "ló cái khôn", dùng vật dụng không ai ngờ - Ảnh 4.

D.K thì thích thú khoe quan sát thành công: "Xịn sò".

Nhật thực cuối cùng của thập kỷ xuất hiện nhưng không có thiết bị xịn sò để quan sát, sinh viên Y "ló cái khôn", dùng vật dụng không ai ngờ - Ảnh 5.

Lê Thị Mai Phương đã áp dụng theo cách của nữ sinh trường Y và đây là thành quả!

Nhật thực cuối cùng của thập kỷ xuất hiện nhưng không có thiết bị xịn sò để quan sát, sinh viên Y "ló cái khôn", dùng vật dụng không ai ngờ - Ảnh 6.

Thành viên có tên Lê Hạnh chia sẻ: "May mắn chụp được tấm này khi chưa có mây đi qua, chụp bằng điện thoại!".

Nhật thực cuối cùng của thập kỷ xuất hiện nhưng không có thiết bị xịn sò để quan sát, sinh viên Y "ló cái khôn", dùng vật dụng không ai ngờ - Ảnh 7.

Hiện tượng nhật thực huyền ảo, đẹp như mơ qua ống kính của cậu bạn Tạ Sáng.

Sau gần 4 năm kể từ tháng 3 năm 2016, tới nay chúng ta mới có dịp quan sát lại hiện tượng nhật thực. Dù "hiếm có khó gặp", tuy nhiên mọi người không nên liều lĩnh mà quan sát bằng mắt thường bởi có thể gây tổn thương võng mạc. 

Chia sẻ với báo Sức khỏe đời sống, BS CKII Trần Ánh Dương, Trưởng Khoa Mắt, Bệnh viện Việt Nam - Cuba Đồng Hới cho biết, khi hiện tượng nhật thực không hoàn toàn xảy ra thì ánh sáng Mặt Trời có nguồn năng lượng rất lớn. Khi nhìn vào đó thì mắt sẽ bị tổn thương do các tia cực tím, tử ngoại, và các loại tia không nhìn thấy khác tác động trực tiếp đến võng mạc gây bỏng phù võng mạc, lâu dài còn gây đục thủy tinh thể. Bác sĩ này cũng điều trị vài trường hợp bị tổn thương võng mạc do nhìn vào nhật thực hoặc nhìn thẳng vào Mặt Trời.

Do đó, nếu mọi người muốn quan sát được mà không có điều kiện sử dụng thiết bị hiện đại thì có thể tham khảo những cách "cây nhà lá vườn", "có sao dùng vậy" như các em học sinh, sinh viên gợi ý phía trên nhé!

Chia sẻ