Không chỉ là tăng huyết áp, những nguyên nhân này cũng khiến tim đập nhanh vô cùng đáng sợ
Chúng ta thường không quan tâm tới hiện tượng tim đập nhanh cho đến khi gặp các vấn đề sức khỏe.
Shephal Doshi, giám đốc tim mạch tại Trung tâm Y tế Providence Saint John ở Santa Monica, California cho biết, tim đập bắt nguồn từ điện. Dòng điện đặc biệt này làm kích thích một nhóm tế bào trong tâm nhĩ. Các tế bào này hoạt động như một máy điều chỉnh nhịp tim. Thường được biết đến như nút xoang, chúng có tác dụng điều khiển khi nào tim nên đập để gửi oxy đi nuôi cơ thể.
Khi nghỉ ngơi, nhịp tim của một người bình thường là 60-100 lần đập mỗi phút.
Khi nghỉ ngơi, nhịp tim của một người bình thường là 60-100 lần đập mỗi phút. Bạn sẽ mắc chứng tim đập nhanh khi tim đập vượt quá con số này. Khi nhận thấy tim đập nhanh, bạn thường nghĩ bản thân đang bị nhồi máu cơ tim. Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh này lại không bao gồm tim đập nhanh. Dưới đây là những lý do cũng khiến cho nhịp tim của bạn tăng cao nhanh chóng:
Stress
Camille Frazier-Mills, bác sĩ tim mạch tại Phòng Khám điện sinh lý học Duke cho biết, khi gặp phải điều gì đó căng thẳng, hệ thần kinh đối giao cảm và tuyến thượng thận sẽ giải phóng adrenaline trong tim và làm bộ phận này tăng cường hoạt động. Khi gặp phải căng thẳng, bạn hãy hít vào và thở ra thật sâu trong vài phút. Theo Mayo Clinic, bạn cần hít sâu cho đến khi cảm thấy bụng căng và thở mạnh thông qua mũi. Tập trung điều chỉnh hơi thở sẽ giúp bạn giảm nhịp tim hiệu quả.
Khi gặp phải căng thẳng, bạn hãy hít vào và thở ra thật sâu trong vài phút.
Tiêu thụ cafeine quá nhiều
Tiêu thụ quá nhiều caffeine có thể làm trái tim của bạn đập nhanh hơn. Tiến sĩ Doshi cho biết, caffeine là chất kích thích làm giải phóng adrenaline và gây hiện tượng nhịp tim tăng cao.
Theo Mayo Clinic, người trưởng thành chỉ nên tiêu thụ 400 miligram caffeine một ngày. Điều này tương đương với 4 tách cà phê hoặc 10 lon soda. Ngoài ra, sử dụng những đồ uống chứa nhiều caffeine thường xuyên cũng có khả năng làm tim đập nhanh. Nếu không thể loại bỏ được thói quen xấu này, bạn hãy nhờ đến sự trợ giúp của các chuyên gia.
Cảm lạnh
Cảm lạnh hoặc sốt có thể là thủ phạm khiến tim đập nhanh. Ketan Shah, bác sĩ chuyên khoa tim mạch tại Trung tâm Y tế Saddleback Memorial ở Laguna Hills, California cho biết, cơ thể bạn đòi hỏi phải làm việc nhiều hơn bình thường để chống lại sự tấn công của virus. Vì vậy, sốt cao, ho hay sổ mũi, viêm mũi thường dẫn tới hiện tượng tim đập nhanh.
Thuốc xịt mũi Coldi-B điều trị sổ mũi, nghẹt mũi do viêm mũi, viêm xoang, viêm mũi họng, sổ mũi mùa, cảm cúm thiết kế dạng xịt vừa tiện sử dụng lại có tác dụng nhanh.
Cảm lạnh hoặc sốt có thể là thủ phạm khiến tim đập nhanh.
Thiếu ngủ
Khi ngủ, cơ thể bạn sẽ tự trở về trạng thái nghỉ ngơi. Do vậy, nhịp tim sẽ hạ thấp vào thời điểm này. Nếu không ngủ đủ, nồng độ adrenaline sẽ tăng cao. Loại hormone này gây ảnh hưởng tới tim, làm chúng đập nhanh. Tổ chức National Sleep Foundation khuyến cáo, người trưởng thành nên dành từ 7-9 giờ để ngủ vào buổi đêm mỗi ngày.
Tác dụng phụ của thuốc
Những loại thuốc chữa bệnh loãng xương, dị ứng, ADHD có thể làm tăng nồng độ adrenaline, dẫn tới nhịp tim tăng cao. Nguyên nhân này phổ biến đến nỗi các bác sĩ thường hỏi loại thuốc bạn đang dùng khi bạn đề cập đến vấn đề tăng nhịp tim. Tùy thuộc vào loại thuốc và tình trạng của bệnh, tim đập nhanh có thể là dấu hiệu cho thấy bạn cần áp dụng phương pháp điều trị khác.
Những loại thuốc chữa bệnh loãng xương, dị ứng, ADHD có thể làm tăng nồng độ adrenaline, dẫn tới nhịp tim tăng cao.
Mang thai
Mang thai có thể ảnh hưởng tới toàn bộ cơ thể bạn, trong đó có tim mạch. Tiến sĩ Doshi chỉ ra, để hỗ trợ cho sự phát triển của thai kỳ, khối lượng máu trong cơ thể người mẹ sẽ tăng cao. Điều này buộc trái tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu, gây nên nhịp tim tăng cao. Đây là hiện tượng bình thường mà bất kì phụ nữ mang thai nào cũng phải trải qua. Nếu không yên tâm, bạn có thể đề cập vấn đề này với bác sĩ.
Hoảng loạn
Theo Viện Anxiety and Depression Hoa Kỳ, khoảng 2-3% tổng số người Mỹ bị chứng hoảng loạn mỗi năm. Các triệu chứng này thường xảy đến bất ngờ, gây nên những cơn sợ hãi dai dẳng. Harmony R. Reynolds, dược sĩ kiêm Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu các vấn đề tim mạch tại Tổ chức Y khoa Langone NYU tại New York (Mỹ) cho biết, nhịp tim tăng nhanh là hiện tượng rất bình thường khi bạn đang đối mặt với nỗi sợ hãi. Cơ thể sẽ thường xuyên giải phóng adrenaline khi gặp phải tình trạng này. Bạn đừng tự chịu đựng một mình khi bị chứng hoảng loạn. Hãy nói chuyện với bác sĩ để tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả nhất.
Theo Viện Anxiety and Depression Hoa Kỳ, khoảng 2-3% tổng số người Mỹ bị chứng hoảng loạn mỗi năm.
Tuyến giáp hoạt động mạnh
Theo Mayo Clinic, tuyến giáp tạo ra nhiều loại hormone khác nhau như thyroxine và triiodothyronine. Chúng có ảnh hưởng lớn đến cơ thể bạn. Nếu tuyến giáp hoạt động quá nhiều, nồng độ thyroxinedo sẽ tăng cao. Hormone này có vai trò làm tăng cường quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Điều này dẫn đến nhịp tim tăng nhanh bất thường đi kèm với các triệu chứng thèm ăn và giảm cân đột ngột.
Bệnh thiếu máu
Tổ chức National Heart, Lung, and Blood Institute chỉ ra, bệnh thiếu máu xảy đến khi lượng máu không cung cấp đủ oxy nuôi cơ thể. Hiện tượng này thường xảy đến khi cơ thể không đủ tế bào hồng cầu hay hemoglobin. Loại protein giàu chất sắt này làm nhiệm vụ vận chuyển oxy từ phổi đến các bộ phận trong cơ thể. Khi bị thiếu máu, tim phải làm việc nhiều hơn để vận chuyển máu đến các bộ phận trong cơ thể. Điều này dẫn tới chứng tăng nhịp tim.
Tổ chức National Heart, Lung, and Blood Institute chỉ ra, bệnh thiếu máu xảy đến khi lượng máu không cung cấp đủ oxy nuôi cơ thể.
Chứng loạn nhịp tim
Chứng loạn nhịp tim thường xảy ra do sự hoạt động bất thường của hệ thần kinh tim. Chứng bệnh này không thực sự nghiêm trọng như nhiều người nhầm tưởng. Tiến sĩ Mills-Frazier cho biết, rối loạn nhịp tim không đe dọa đến mạng sống. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, bệnh này hoàn toàn có thể được điều trị dù tỷ lệ người mắc khá cao. Rối loạn nhịp tim thường xuất hiện với các triệu chứng khác như chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi, tức ngực và thở dốc.
(Nguồn: Health, Self)