Không biết tiếng Việt, nhưng biết gọi tên “Võ Nguyên Giáp”
Sự yêu kính của nhân dân thể hiện trong những ngày viếng tư gia Đại tướng Võ Nguyên Giáp khiến không ít bạn bè quốc tế xúc động.
Sự ra đi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp – vị tướng tài ba của dân tộc đã để lại vô vàn tiếc thương, là mất mát, nỗi đau quá lớn đối với nhân dân Việt Nam. Ngày cuối cùng được viếng Đại tướng tại tư gia, ngày 10/10, dòng người đổ về con phố Hoàng Diệu mong một lần được tiễn biệt vị Tướng huyền thoại của dân tộc về nơi an nghỉ ngày một đông. “Biển người” đã dậy sóng từ đêm qua, nơi không ít người dân đã tề tựu quanh con phố Hoàng Diệu, ngủ vỉa hè cả đêm vì lo không kịp viếng Đại tướng lần cuối.
Một người nước ngoài khác nghe tin 10/10 là ngày cuối được vào viếng tướng Giáp đã xếp hàng từ sáng sớm.
Những ngày trước, khoảng 6 giờ sáng, dòng người xếp hàng dài đến Lăng Chủ tịch, cách nhà Đại tướng khoảng 2,5 km. Cả ngày hôm nay, 10/10, từ 6 giờ sáng đến tận chiều, dòng người còn đông hơn những hôm trước, vắt dọc phố Hoàng Diệu sang Điện Biên Phủ, Lăng Chủ tịch sang đường Hoàng Văn Thụ trở về đầu đường Hoàng Diệu, tạo thành một vòng tròn dài chừng 5 – 6 km.
Rất nhiều người nước ngoài được biết đến sự kiện này đều ngạc nhiên, cảm động trước tình cảm nồng ấm của nhân dân Việt Nam dành cho vị tướng đại tài. Cùng với hàng vạn người dân Việt Nam, nhiều người nước ngoài cũng kính cẩn đến viếng Đại tướng. Có những người đã đọc, đã nghe những câu chuyện về Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua sách vở, phim ảnh hay báo chí, cũng có người chưa biết nhiều về Đại tướng nhưng đều chia sẻ nỗi buồn, sự mất mát và tấm lòng của người Việt.
Giamoco hỏi tình nguyện viên cách thức vào viếng Đại tướng.
Giamoco là một khách du lịch người Italia. Mới 28 tuổi, sống trong thời đại hòa bình ở một đất nước châu Âu xa xôi, trước đây, Giamoco chưa hề biết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đến Việt Nam du lịch từ ngày 18/9, những ngày này, Giamoco đang tham quan, khám phá vẻ đẹp Hà Nội. Suốt mấy hôm trước, ngày nào đi qua cung đường Lăng Chủ tịch - Điện Biên Phủ - Hoàng Diệu, Giamoco đều ngạc nhiên khi thấy đoàn người xếp hàng dài cả cây số, có người khóc nức nở, có người nôn nóng nhìn về phía đầu đường Hoàng Diệu.
Quan sát thấy nhiều người đem theo ảnh của Đại tướng kính cẩn cầm trên tay, cài ảnh người trên ngực áo, Giamoco không hề biết tiếng Việt, nhưng nghe mọi người lặp đi lặp lại ba chữ “Võ Nguyên Giáp”, anh hiểu, đó là một anh hùng vĩ đại của Việt Nam.
Anh mặc áo đen và chít trên đầu chiếc khăn màu đen, thể hiện sự thành kính với người anh hùng vĩ đại của dân tộc Việt Nam.
Không biết tiếng Việt, nhưng Giamoco nói rất sõi ba chữ “Võ Nguyên Giáp”.
Một người bạn của Giamoco cũng cùng anh đi viếng Đại tướng.
Hai vợ chồng người Pháp chờ vào viếng Đại tướng. “Không biết chúng tôi có vào kịp không, hôm nay là ngày cuối rồi!” – người chồng lo lắng
Đến giữa trưa, hai vợ chồng nhích thêm được 300 mét, tiến gần hơn với tư gia Đại tướng.
Với chiếc mũ tai bèo cài huy hiệu Hồ Chí Minh trên mũ, ông nói: “Tên chúng tôi là ‘những-người-Pháp-yêu-Việt-Nam’.
Một người nước ngoài khác nghe tin 10/10 là ngày cuối được vào viếng tướng Giáp đã xếp hàng từ sáng sớm.
Những ngày trước, khoảng 6 giờ sáng, dòng người xếp hàng dài đến Lăng Chủ tịch, cách nhà Đại tướng khoảng 2,5 km. Cả ngày hôm nay, 10/10, từ 6 giờ sáng đến tận chiều, dòng người còn đông hơn những hôm trước, vắt dọc phố Hoàng Diệu sang Điện Biên Phủ, Lăng Chủ tịch sang đường Hoàng Văn Thụ trở về đầu đường Hoàng Diệu, tạo thành một vòng tròn dài chừng 5 – 6 km.
Rất nhiều người nước ngoài được biết đến sự kiện này đều ngạc nhiên, cảm động trước tình cảm nồng ấm của nhân dân Việt Nam dành cho vị tướng đại tài. Cùng với hàng vạn người dân Việt Nam, nhiều người nước ngoài cũng kính cẩn đến viếng Đại tướng. Có những người đã đọc, đã nghe những câu chuyện về Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua sách vở, phim ảnh hay báo chí, cũng có người chưa biết nhiều về Đại tướng nhưng đều chia sẻ nỗi buồn, sự mất mát và tấm lòng của người Việt.
Giamoco hỏi tình nguyện viên cách thức vào viếng Đại tướng.
Giamoco là một khách du lịch người Italia. Mới 28 tuổi, sống trong thời đại hòa bình ở một đất nước châu Âu xa xôi, trước đây, Giamoco chưa hề biết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đến Việt Nam du lịch từ ngày 18/9, những ngày này, Giamoco đang tham quan, khám phá vẻ đẹp Hà Nội. Suốt mấy hôm trước, ngày nào đi qua cung đường Lăng Chủ tịch - Điện Biên Phủ - Hoàng Diệu, Giamoco đều ngạc nhiên khi thấy đoàn người xếp hàng dài cả cây số, có người khóc nức nở, có người nôn nóng nhìn về phía đầu đường Hoàng Diệu.
Quan sát thấy nhiều người đem theo ảnh của Đại tướng kính cẩn cầm trên tay, cài ảnh người trên ngực áo, Giamoco không hề biết tiếng Việt, nhưng nghe mọi người lặp đi lặp lại ba chữ “Võ Nguyên Giáp”, anh hiểu, đó là một anh hùng vĩ đại của Việt Nam.
Anh mặc áo đen và chít trên đầu chiếc khăn màu đen, thể hiện sự thành kính với người anh hùng vĩ đại của dân tộc Việt Nam.
Tìm kiếm những thông tin về Người qua ba chữ “Võ Nguyên Giáp”, Giamoco bị xúc động trước những câu chuyện về cuộc đời, đức độ cũng như cảm phục trước sự nhẫn nại “vượt ngoài sức tưởng tượng” của Đại tướng nói riêng cũng như của người Việt Nam nói chung. Từ sớm, Giamoco đã hòa vào dòng người vào đưa tiễn vị anh hùng.
Không biết tiếng Việt, nhưng Giamoco nói rất sõi ba chữ “Võ Nguyên Giáp”.
Một người bạn của Giamoco cũng cùng anh đi viếng Đại tướng.
Anh chia sẻ: “Dân tộc các bạn thật tuyệt vời. Tôi rất xúc động khi nhìn thấy những hình ảnh này. Tôi hiểu, Võ Nguyên Giáp không chỉ là một Đại Tướng vĩ đại, mà còn là một con người vĩ đại – một con người mà khi ông nằm xuống, không chỉ những người thân mà cả những người xa lạ, kể cả những người nước ngoài như chúng tôi đều thấy xúc động. Tôi xin ngả mũ trước ông – Võ Nguyên Giáp.” Ba chữ “Võ Nguyên Giáp”, anh nói thật to, thật rõ.
Giamoco không phải là người ngoại quốc duy nhất đến viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Giữa dòng người hồi hộp xếp hàng dọc phố Điện Biên Phủ, hai vợ chồng người nước ngoài chừng 70 tuổi cũng chờ đến lượt vào.
Giamoco không phải là người ngoại quốc duy nhất đến viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Giữa dòng người hồi hộp xếp hàng dọc phố Điện Biên Phủ, hai vợ chồng người nước ngoài chừng 70 tuổi cũng chờ đến lượt vào.
Hai vợ chồng người Pháp chờ vào viếng Đại tướng. “Không biết chúng tôi có vào kịp không, hôm nay là ngày cuối rồi!” – người chồng lo lắng
Đến giữa trưa, hai vợ chồng nhích thêm được 300 mét, tiến gần hơn với tư gia Đại tướng.
Với chiếc mũ tai bèo cài huy hiệu Hồ Chí Minh trên mũ, ông nói: “Tên chúng tôi là ‘những-người-Pháp-yêu-Việt-Nam’.
Sự xuất hiện của bạn bè quốc tế trong những ngày diễn ra lễ viếng Đại tướng, nhất là ngày cuối cùng này đã một lần nữa làm rạng ngời nhân cách vĩ đại của Người cũng như sự lan tỏa của lòng yêu kính trong nhân dân.