Khi người Ấn Độ chiến đấu cho quyền được "chết đói"

Vân Anh/Theo Globalpost/Trí thức trẻ,
Chia sẻ

Santhara, nghi lễ nhịn ăn cho đến chết của người Jains tại Ấn Độ, sẽ bị cấm vì vi phạm “quyền sống” theo Hiến pháp.

Người Jains tại Ấn Độ sẽ không được quyền được chết theo ý muốn nữa. Tháng trước, Tòa án tối cao tại Rajasthan đã ra phán quyết cuối cho rằng nghi lễ Santhara – nghi lễ tôn giáo cổ xưa mà người thực hiện sẽ nhịn đói đến chết – là trái pháp luật. 

Theo Tòa án, nghi lễ Santhara là nguyên nhân khiến nhiều người dân tự tử, một hành vi bị quy vào tội hình sự tại Ấn Độ. Bên cạnh, những người hỗ trợ sẽ bị khép tội đồng lõa. Phán quyết cũng chỉ ra rằng: Việc thực hiện nghi lễ Santhara đã vi phạm quyền sống của con người được quy định trong Hiến pháp.

“Tự tử là hành vi kết thúc cuộc sống không tự nhiên, do đó, không phù hợp với những với những quy định về quyến sống.” – Tuyên bố nêu rõ.

Hàng nghìn người Jains đã xuống đường biểu tình để phản đối phán quyết trên. Đại diện cho tôn giáo này, ông AK Jain, cho rằng Tòa án đã không hiểu được ý nghĩa của Santhara.
 
Nghi lễ Santhara tại Ấn Độ bị cấm vì vi phạm Hiến pháp về “quyền được sống” của con người.

Ông Jain cho rằng: “Khi bạn thực hiện nghi lễ Santhara, bạn đang thanh lọc tâm hồn mình. Bạn bỏ lại cuộc sống cũ để bắt đầu sự sống mới trong cơ thể mới”. Ông cũng cho biết những người thực hiện nghi lễ Santhara đều tự nguyện và được gia đình cho phép. Cái chết chỉ là một phần của nghi lễ. “Nếu tự tử là chỉ có một mình bạn thì nghi lễ Santhara có sự xuất hiện của tất cả mọi người cùng giúp đỡ bạn. Santhara là nghệ thuật của cái chết.”

Tuy nhiên, cơ quan tư pháp Ấn Độ không đồng ý với điều đó. Luật pháp cho rằng chỉ những “nghi lễ quan trọng” của các tôn giáo được bảo vệ, còn những nghi lễ không được phổ biến rộng rãi, không cần thiết sẽ bị coi bất hợp pháp nếu mâu thuẫn với Hiến pháp. Tòa án cho rằng, Santhara không phải là nghi lễ cần thiết. 

Phán quyết của Tòa án đã gây nhiều tranh cãi tại Ấn Độ về vấn đề giữa quyền được sống và quyền được chết. 

“Nếu một người chọn cách không ăn, không uống, không điều trị bệnh để được chết thì điều đó xuất phát từ quyền tự do được sống của họ.” – Ông Alok Trasanna Kumar, một thành viên cao cấp của Trung tâm tư vấn pháp luật Vidhi cho biết. “Nghi lễ Santhara nên được xem là phương pháp một người thực hiện quyền tự chủ cơ thể mình một cách hòa bình.”


Quyền được tự tử, được chết đang gây nhiều tranh cãi tại Ấn Độ.

Trung tâm Vidhi cũng từng đệ đơn kiến nghị việc xem xét quyền được chết của người Ấn Độ năm 2005. Bản kiến nghị cho rằng một người dân có thể quyết định không chữa bệnh để được chết nếu như họ cảm thấy các liệu pháp y tế không còn tác dụng. Hiện nay, quyền sống tại Ấn Độ không kèm với quyền được chết hoặc từ chối điều trị y tế. 

Ông Kumar cũng nhấn mạnh, việc thực hiện nghi lễ Santhara không đồng nghĩ với tự tử vì đó là phương pháp tích cực để kết thúc cuộc sống. 

“Bạn có khởi tối những người nghiện thuốc lá vì đó là tự sát không? Tôi tin rằng, việc tự tử nên được coi là một quyền tự do dân sự, không chỉ là một quyền tôn giáo. Nói cho dễ hiểu, bạn được làm bất kỳ điều gì với cơ thể của riêng bạn.” – Ông Kumar nói thêm.

Thời gian gần đây, Chính phủ Ấn Độ đang xem xét việc hợp pháp tự tử và coi đó là vấn đề về tâm thần chứ không phải hành vi hình sự. Ủy ban pháp luật Ấn Độ đã có bản dự thảo luật và Chính phủ hứa sẽ xem xét vào cuối tháng 12, tuy nhiên hiện tại vẫn chưa có dấu hiệu cho thấy sự lơi lỏng quyền được chết.


Người Jains phản đối quy định của Tòa án tối cao và cho rằng Santhara có ý nghĩa, là “nghệ thuật chết” chứ không chỉ là tự tử.

Tuy nhiên, ngay cả việc hợp pháp hóa quyền tự tử cũng có nhiều phản ứng trái chiều. Madhav Mitra, một luật sư, cho rằng Ấn Độ không thể cho phép tự tử như các nước khác. Dân trí người Ấn Độ chưa cao và việc cho phép tự tử có thể bị lợi dụng để trục lợi tài sản hoặc con cái cố ý cho cha mẹ già yếu tự tử để bớt gánh nặng xã hội, bác sĩ có thể bị mua chuộc,…


Chia sẻ