Khi đến tuổi trung niên, tôi càng sợ đón Tết!

Lam Anh ,
Chia sẻ

Tết Nguyên đán 2025 đang đến rất gần rồi!

Tôi từng nghe người lớn nói: "Trẻ con mong Tết, người lớn lại sợ Tết". Khi đó tôi tưởng đó chỉ là câu nói đùa nhưng càng lớn tôi càng thấu hiểu.

Khi còn nhỏ, tôi cũng giống nhiều người, luôn mong chờ Tết Nguyên đán, bởi vì Tết Nguyên đán có nghĩa là có nhiều tiền lì xì, quần áo mới đẹp để mặc và nhiều món đồ ăn vặt mà bình thường chúng ta không thể ăn được. Nhưng khi lớn lên, tôi ngày càng ít mong được về nhà đón Tết hơn. Bởi, đối với người lớn, Tết Nguyên đán đến mang theo bao nỗi lo. Tôi cũng thế!

Khi đến tuổi trung niên, người ta sợ đón Tết - Ảnh 1.

(Ảnh minh hoạ)

01.

Hiển nhiên rồi, cuộc sống trong vài năm gần đây không hề dễ dàng với tôi. Công việc kinh doanh gặp nhiều khó khăn trong thời kỳ dịch bệnh suốt hai năm qua. Tôi phải chật vật kiếm tiền hàng tháng để trả nợ thế chấp vì mua ô tô. Kết quả là, dù có cẩn thận đến đâu trong việc lập ngân sách, tôi cũng không thể tránh khỏi việc cạn sạch ví mỗi khi Tết Nguyên đán đến.

Cuộc sống của người tuổi trung niên quả thực không hề dễ dàng. Phía trên có cha mẹ già, phía dưới là các con chưa đến tuổi trưởng thành. Gánh nặng trên vai lúc nào cũng là rất lớn. Thế nhưng, không ai ở phía trước có thể giúp bạn, cũng không ai ở phía sau có thể hỗ trợ bạn.

02.

Đặc biệt vào dịp Tết Nguyên đán, tôi càng cảm nhận được cảm giác này sâu sắc hơn.

Kể từ khi lập gia đình, tôi hiếm khi về nhà vào dịp Tết Nguyên đán. Mỗi lần về, tôi sẽ luôn ghé thăm nhà họ hàng và chào đón những người bạn bè chúc Tết. Đoàn tụ cùng gia đình và gặp lại bạn bè quả thực là niềm vui to lớn. Nhưng cũng chính những sự gặp gỡ này, cũng có thể vô tình trở thành 1 "bữa tiệc so sánh" và nếu bạn không dư dả, cảm giác tự ti chắc chắn sẽ xuất hiện.

Nhưng đối với nhiều người (trong đó có tôi) còn có nỗi sợ khác nữa. Tôi sợ rằng mình không đủ trình độ và sẽ không đáp ứng được sự kỳ vọng sâu xa của bố mẹ và gia đình.

03.

Càng lớn tuổi thời gian càng trôi nhanh.

Càng lớn tôi lại càng ít muốn thừa nhận nỗi buồn của câu nói này: "Khi cha mẹ mất, đời này chỉ còn lại lối về". Lần cuối cùng tôi về nhà, tôi nghe thấy bố mẹ tôi đang trò chuyện. Cuộc nói chuyện đại khái như sau, một người đồng nghiệp cũ của bố bị ngã do huyết áp cao, bây giờ đang phải nằm liệt trên giường. Đúng là khi con người già đi, sức khỏe càng yếu. Nói xong, cả hai thở dài một lúc lâu rồi, khuyên nhủ nhau phải bảo vệ sức khỏe thật tốt để không làm phiền tới con cháu.

Tôi phát hiện ra rằng không biết từ khi nào đồ ăn ở nhà bắt đầu trở nên nhạt nhẽo. Cha tôi vốn thích cá lớn và thịt, thỉnh thoảng ông cũng uống một chút rượu. Nhưng bây giờ cũng đã bỏ hoàn toàn. Có vẻ như họ thực sự đã bắt đầu già đi, đến mức sẵn sàng gác lại sở thích của mình chỉ để chăm sóc bản thân. Mà lý do là vì họ không muốn gây rắc rối cho chúng ta.

Tôi đã thấy một công thức tính mối quan hệ gia đình: Nếu cha mẹ bạn có thể sống thêm 30 năm nữa, bạn sẽ về nhà trung bình mỗi năm 5 ngày một lần, trừ đi thời gian giao lưu, ăn, ngủ, v.v. Bạn thực sự chỉ có thể ở với bố mẹ trong khoảng 24 giờ. Tổng cộng chỉ có 720 giờ trong 30 năm, gần một tháng. Phải đến lúc này tôi mới thực sự hiểu những người trưởng thành không dám về nhà đón Tết sợ điều gì?

Điều họ sợ không phải là nỗi cay đắng khi tiêu tiền mà là nỗi sợ phải nhìn thấy bố mẹ đã một năm không gặp, tóc đã bạc và thân hình khom lưng chờ đợi ngày này qua ngày khác.

Điều họ sợ không phải là sự bất lực của người khác, mà là cha mẹ họ không còn trẻ nữa, nhưng họ vẫn chưa thể báo đáp công ơn nuôi dạy con cái của cha mẹ.

Điều họ lo sợ không phải là họ sẽ già đi theo từng năm trôi qua mà là mỗi năm trôi qua, chúng ta sẽ ngày càng ít gặp họ trong cuộc sống.

Thời gian thúc giục con người trưởng thành và cũng thúc giục con người già đi. Một mùa xuân mới lại tới, tôi nghĩ rằng, không chỉ riêng tôi, mà tất cả chúng ta, đều chỉ mong ngôi nhà cũ vẫn còn đó và bố mẹ sẽ luôn khỏe mạnh.

Khi đến tuổi trung niên, người ta sợ đón Tết - Ảnh 2.

(Ảnh minh hoạ)

Chia sẻ