Khách Tây dậy sớm ăn bánh canh, uống cà phê trên chợ nổi, thích thú trải nghiệm không khí Tết miền Tây

Bửu Ngọc,
Chia sẻ

Nhiều người nước ngoài chọn du lịch Việt Nam vào thời điểm này để trải nghiệm không khí Tết Nguyên đán, một trong những nét văn hoá độc đáo của người Việt.

Những ngày này, không khí chợ nổi Cái Răng tấp nập khách du lịch ngoại quốc. Hơn trăm ghe tàu mua bán nông sản, phục vụ ăn uống, du lịch sôi nổi, thương hồ lẫn khách du lịch đều phấn khởi. Theo các thương hồ, chợ nổi Cái Răng đang đón một lượt lớn khách du lịch ngoại quốc, thu nhập của người dân cũng khả quan hơn so với nhiều tháng trước.

6h - 7h là thời gian thích hợp nhất để bắt đầu hành trình tham quan chợ nổi Cái Răng. Chi phí ăn uống trên chợ nổi dao động từ 10.000 đồng - 50.000 đồng. Riêng trái cây, quà địa phương, khô các loại giá dao động từ vài chục đến vài trăm nghìn đồng.

Khách Tây dậy sớm ăn bánh canh, uống cà phê trên chợ nổi, thích thú trải nghiệm không khí Tết miền Tây- Ảnh 1.

Chợ nổi Cái Răng đang đón một lượng lớn khách du lịch ngoại quốc. Sau khi ghé thăm các làng nghề truyền thống, hầu hết du khách đều yêu cầu được trải nghiệm những nét đặc trưng của chợ nổi như ăn sáng, uống cà phê, trò chuyện, reo hò trên sông. Ngoài đi theo tour được các công ty du lịch lữ hành thiết kế sẵn, khách Tây cũng thích thú với những trải nghiệm tự túc do người bản địa hướng dẫn.

Khách Tây dậy sớm ăn bánh canh, uống cà phê trên chợ nổi, thích thú trải nghiệm không khí Tết miền Tây- Ảnh 2.
Khách Tây dậy sớm ăn bánh canh, uống cà phê trên chợ nổi, thích thú trải nghiệm không khí Tết miền Tây- Ảnh 3.
Khách Tây dậy sớm ăn bánh canh, uống cà phê trên chợ nổi, thích thú trải nghiệm không khí Tết miền Tây- Ảnh 4.

Không khí chợ nổi vẫn sầm uất vào những ngày Tết. Sản lượng hàng hóa, nông sản tiêu thụ tại chợ nổi Cái Răng dần ổn định khoảng 200-300 ghe tàu mua bán. Lượng nông sản được tiêu thụ tại chợ nổi có thể tăng đến hơn 2.000 tấn/tháng vào dịp cuối năm.

Khách Tây dậy sớm ăn bánh canh, uống cà phê trên chợ nổi, thích thú trải nghiệm không khí Tết miền Tây- Ảnh 5.
Khách Tây dậy sớm ăn bánh canh, uống cà phê trên chợ nổi, thích thú trải nghiệm không khí Tết miền Tây- Ảnh 6.
Khách Tây dậy sớm ăn bánh canh, uống cà phê trên chợ nổi, thích thú trải nghiệm không khí Tết miền Tây- Ảnh 7.

Ẩm thực chợ nổi Cái Răng dịp cuối năm đa dạng từ bún, miến, phở, hủ tiếu, bánh canh, cháo lòng với giá từ 25.000 - 40.000 đồng. Giá cà phê, dừa tươi, nước ép, nước giải khát đóng chai dao động từ 10.000 - 30.000 đồng. Với lượng khách du lịch tăng vọt như hiện tại, người dân bán bữa sáng trên chợ nổi có thể thu về từ 300.000 - 600.000 đồng/buổi.

Khách Tây dậy sớm ăn bánh canh, uống cà phê trên chợ nổi, thích thú trải nghiệm không khí Tết miền Tây- Ảnh 8.

Những câu chào hỏi, cái vẫy tay thân tình giữa khách du lịch và người dân địa phương đều trở thành một nét đặc trưng tồn tại lâu đời trong văn hóa chợ nổi Cái Răng.

Khách Tây dậy sớm ăn bánh canh, uống cà phê trên chợ nổi, thích thú trải nghiệm không khí Tết miền Tây- Ảnh 9.
Khách Tây dậy sớm ăn bánh canh, uống cà phê trên chợ nổi, thích thú trải nghiệm không khí Tết miền Tây- Ảnh 10.

Nhờ lượng khách tăng vọt, thương hồ có thể kiếm được từ 300.000 - 500.000 đồng/buổi nhờ dịch vụ chạy tàu đưa khách đi tham quan chợ nổi.

Khách Tây dậy sớm ăn bánh canh, uống cà phê trên chợ nổi, thích thú trải nghiệm không khí Tết miền Tây- Ảnh 11.
Khách Tây dậy sớm ăn bánh canh, uống cà phê trên chợ nổi, thích thú trải nghiệm không khí Tết miền Tây- Ảnh 12.
Khách Tây dậy sớm ăn bánh canh, uống cà phê trên chợ nổi, thích thú trải nghiệm không khí Tết miền Tây- Ảnh 13.

Người dân miền Tây hào sảng đón khách Tây.

Khách Tây dậy sớm ăn bánh canh, uống cà phê trên chợ nổi, thích thú trải nghiệm không khí Tết miền Tây- Ảnh 14.

Một con rạch nhỏ dẫn vào chợ nổi có khung cảnh nên thơ.

Khách Tây dậy sớm ăn bánh canh, uống cà phê trên chợ nổi, thích thú trải nghiệm không khí Tết miền Tây- Ảnh 15.

6h sáng trên chợ nổi Cái Răng.

Mặc dù có nhiều điểm thuận lợi, tuy nhiên để duy trì lượng khách Tây tham quan chợ nổi Cái Răng xuyên suốt các mùa trong năm, nhà nghiên cứu văn hóa, soạn giả Nhâm Hùng cho rằng địa phương cần mạnh dạn thử nghiệm các mô hình phát triển nền kinh tế đêm trên chợ nổi. Ngoài mua bán đêm, nhà quản lý nên tổ chức các đêm tiệc, đờn ca tài tử trên sông vào ban đêm nhằm tái tạo lại cảnh sắc chợ nổi xưa, nhấn mạnh thêm yếu tố đặc biệt so với các chợ nổi khác.

Theo thống kê, du lịch Cần Thơ đón gần 5,99 triệu lượt khách, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2022; trong đó khách lưu trú quốc tế đạt khoảng 159.000 lượt; hơn 70% khách đến Cần Thơ sẽ đặt chân tham quan chợ nổi. Tổng doanh thu du lịch của TP Cần Thơ đạt 5.420 tỉ đồng, tăng 32% so với cùng kỳ năm 2022.

Các chuyên gia cho rằng, doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn và thúc đẩy sự phát triển của chợ nổi. Địa phương cũng cần liên kết tạo thành chuỗi cung ứng dịch vụ chuyên nghiệp hơn nhằm phân vai, chia sẻ lợi ích giữa doanh nghiệp, tiểu thương, thương hồ và khách du lịch.

Du lịch Cần Thơ năm 2023 phát triển tích cực nhờ các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá du lịch. Tuy nhiên, địa phương này còn đứng trước nhiều thử thách, trong đó việc khai thác các đường bay liên tỉnh tại Cảng Hàng không Quốc tế Cần Thơ còn hạn chế về công suất, đội ngũ phục vụ du lịch chưa được đào tạo chuyên nghiệp, bài bản, nhiều đề án bảo tồn, phát triển thành phố còn chậm, thiếu sự đồng bộ,...

Trong năm 2024, Cần Thơ dự kiến đón 6,1 triệu lượt khách. Tổng doanh thu từ du lịch khoảng 6.000 tỉ đồng.

Chia sẻ