Kể chuyện bữa trưa nào cũng dọa cho học sinh phát khóc, cô giáo mầm non suýt bị mắng, mọi người nghe ngọn ngành thì lại xót xa

BEE,
Chia sẻ

''Khổ thân bé lắm, đi học cứ nằm vạ nằm vật, bạ đâu ngủ đó, không biết cái gì cả. Giờ 4 tuổi rồi mà không nói được chữ nào. Bố mẹ đi làm xe để em ở nhà với ông nội rồi ông bà nội lại gửi về cho ông bà ngoại nuôi....'', cô giáo kể.

Có nhiều người nghĩ rằng giáo viên mầm non là nghề nhàn hạ, chỉ chăm mấy đứa trẻ rồi còn đâu cả ngày chỉ ca hát, đọc truyện, chơi với lũ trẻ. Nhưng ít ai hiểu rằng, ngoài việc chăm trẻ thì những giáo viên mầm non này còn phải làm hàng tá các công việc không tên khác. Nào là ban ngày chăm sóc trẻ, tối về lo soạn giáo án, hằng tuần phải rửa đồ chơi, ngày ngày lau nhà, cọ rửa từng khe gạch, lúc các con ăn thì cô bày bàn, lúc con ngủ thì cô dọn dẹp. Đó là chưa kể những công việc cuối tháng nào là sổ sách, ghi chép chất lượng, theo dõi sức khỏe các kế hoạch năm, tháng, tuần, giáo án, đồ dùng lên tiết dạy, trang trí trường lớp liên tục theo chủ đề, văn nghệ hàng tháng và các ngày lễ, rồi thì thi, lên tiết kiểm tra…

Với bằng ấy công việc mỗi ngày, khi vác được thân về tới nhà, có lẽ cô giáo nào cũng thấy mệt rã rời. Chứng kiến những trường hợp như cô giáo mầm non chia sẻ dưới đây chắc sẽ còn buồn hơn.

''Học sinh lớp em đấy ạ.

Khổ thân bé lắm, đi học cứ nằm vạ nằm vật, bạ đâu ngủ đó, không biết cái gì cả. Giờ 4 tuổi rồi mà không nói được chữ nào. Bố mẹ đi làm xa để em ở nhà với ông bà nội rồi ông bà nội lại gửi về cho ông bà ngoại nuôi.

Đi học không chịu ăn, phải có bà đút mới chịu ăn. Mấy hôm ở lại lớp, cô đút mà không chịu ăn, nịnh có, dọa có mà bé không nghe.

Em phải dùng cây dọa thì thi thoảng đút được thìa cơm, mà không phải dọa là ăn đâu, phải dọa, phải đánh mới ăn. Thế nên em chỉ dọa làm sao cho khóc rồi đút cơm cho ăn. Có hôm không có quần mặc mà em không mượn được quần cho bé nên đành phải để bé như vậy, may mà lúc đấy cũng sắp về. Mà chị bé đến đón bằng xe đạp, trước khi về em dặn là kéo cái áo che cho em, đừng để lộ quá người ta thấy với lấy cái balo lót cho bé ngồi. Vậy mà hôm sau không thấy bé đi học, tuần sau đi học thì bà ngoại của bé nói hôm đi học về bị kẹt chân vào nan hoa, bị sưng với chảy máu không đi được. Khổ thân bé! Lên lớp em còn dặn các bạn khác không được chọc bạn.

Lúc về nhà, em kể cho chồng nghe, chồng bảo thôi cố gắng lên, bé đã khổ như vậy rồi, mình giúp được gì thì giúp. Trường em may là không có camera, chứ có chắc bé đó nhịn đói vì phụ huynh soi camera lại tưởng mình bạo hành trẻ.

Cái nghề là cái nghiệp, nhưng người không biết cứ nói cô giáo mầm non bạo hành trẻ, nhưng không phải ai cũng như vậy và không phải ai dọa, đánh trẻ cũng là người xấu. Có ai muốn sinh con ra mà con lại như vậy đâu, nhìn bé em lại nghĩ tới con mình, thương bé nhưng cũng là thương chính con mình. Sống phải tạo phúc cho con sau này.

Mọi người đừng ném đá em, em viết lên chỉ để giải tỏa căng thẳng thôi chứ em đi làm áp lực lắm, lương thấp, nghĩ nhiều lúc cũng nản. Có ai làm lương giáo viên mầm non mà thấp được 1,5 triệu như em thì vào tâm sự đi ạ. Em cảm ơn!''.

Chia sẻ của cô giáo mầm non về hoàn cảnh của bé gái 4 tuổi chưa biết nói, ở với ông bà gây xúc động - Ảnh 2.

Bức ảnh của cô bé 4 tuổi ngủ gật trên lớp và câu chuyện về em khiến nhiều người xót xa.

Ngay sau khi đăng tải, câu chuyện về cô bé đáng thương cùng tâm sự rất thật của cô giáo mầm non này đã khiến hàng trăm người quan tâm, chia sẻ và đồng cảm. Phần lớn mọi người đều bày tỏ lòng thương xót đối với cô bé 4 tuổi, nhỏ tí đã phải sống xa cha mẹ, cùng với những thiệt thòi mà em gặp phải. Bên cạnh đó, số khác đồng cảm với những nỗi niềm, tâm trạng của cô giáo trẻ.

- Khổ thân bé quá, mới 4 tuổi mà bố mẹ đã đi làm xa từ nhỏ. Chắc em thiếu vắng tình yêu thương của bố mẹ nên mới như vậy, nhưng 4 tuổi mà chưa biết nói thì có lẽ phải nói với ông bà đưa bé đi khám vì mình sợ có bệnh lý mất.

- Thương quá là thương. Nghe bạn kể mà xót xa quá. Con mình đến bữa ăn ít đi mà cũng thấy não ruột rồi, huống hồ...

- Mình hiểu cảm giác này lắm, nhiều khi sợ nó đói cũng tội nghiệp, cũng la rầy nó nhưng vào phụ huynh cứ mắng vốn. Nếu bình thường không cho ăn hay kệ đi thì càng nhàn, nhưng thương bọn trẻ nên phải ép. Nghĩ mà... buồn.

Mình không phải ở trong nghề giáo viên mầm non nhưng mình thấy nghề này cực khổ, lương thì thấp mà áp lực thì nhiều. Nói thật, ở nhà trông chính con đẻ mình mà nhiều lúc muốn hóa điên nữa là 1 cô phải trông mấy bé, mà đâu phải bé nào cũng dễ bảo, cũng ngoan... Haiz, đôi khi người trong cuộc mới hiểu hết được.

- Đọc tâm sự của bạn thương cả em bé và bạn. Em bé thì khổ quá rồi, nhưng lỗi này là do người lớn, mong bạn nhẹ nhàng, ân cần với em ấy hơn nhé, trẻ 4 tuổi mà chưa nói được có thể do em ấy có bệnh về tâm lý nữa. Nghề mầm non ai cũng biết chắc chẳng nhàn hạ gì cả, người trong cuộc còn khổ hơn gấp bội, chỉ mong bạn vững tâm với nghề.

Trước đó, trên mạng xã hội cũng từng có rất nhiều bức ảnh "hậu trường" cho thấy sự vất vả của nghề giáo viên mầm non, khiến dư luận cảm phục. Quả thật, ngoài những con sâu làm rầu nồi canh, ngành mầm non vẫn còn rất nhiều giáo viên tâm huyết với nghề.

Chia sẻ của cô giáo mầm non về hoàn cảnh của bé gái 4 tuổi chưa biết nói, ở với ông bà gây xúc động - Ảnh 3.

Bức ảnh bữa trưa đạm bạc, tay và cơm, người ẵm trẻ của cô giáo mầm non từng gây xúc động mạnh.

Chia sẻ của cô giáo mầm non về hoàn cảnh của bé gái 4 tuổi chưa biết nói, ở với ông bà gây xúc động - Ảnh 4.

Đôi khi, phụ huynh coi những vất vả của cô giáo là việc đương nhiên.

Chia sẻ của cô giáo mầm non về hoàn cảnh của bé gái 4 tuổi chưa biết nói, ở với ông bà gây xúc động - Ảnh 5.

Nghề giáo viên mầm non có những điều khó nói mà không phải ai cũng hiểu và cảm thông.

Chia sẻ của cô giáo mầm non về hoàn cảnh của bé gái 4 tuổi chưa biết nói, ở với ông bà gây xúc động - Ảnh 6.

Đồng lương ít ỏi và những trăn trở của một cô giáo mầm non với nghề...

Có thể nói, các cô giáo yêu trẻ không chỉ bằng lời nói, bằng suy nghĩ mà bằng chính hành động, bởi càng yêu nghề bao nhiêu, phải càng yêu người bấy nhiêu. Các cô giáo mầm non càng phải chịu áp lực rất lớn từ xã hội, tuy nhiên không phải ai cũng thấu hiểu được nỗi vất vả của những nguời mẹ thứ hai này!

Chia sẻ