Hòn đảo của những bà mẹ tuổi teen tại Philippines

Vân Anh,
Chia sẻ

Tại Philippines, khoảng 14% nữ thiếu niên đã làm mẹ hoặc đang mang thai. Trong đó, hòn đảo Bamboo Creek là nơi có tỷ lệ trẻ em gái mang thai cao nhất.

Thay vì đi học như các bạn cùng trang lứa, Arr Sheraine, 14 tuổi, hàng ngày phải đi vặt lá ổi. Đây là một phương thuốc dùng để chữa vết thương trên cơ thể cậu con trai một tuổi của cô bé. Con trai của Sheraine, Atong, đã bị nhiều vết thương trên cơ thể từ khi mới sinh, khắp người bé xuất hiện nhiều vết cắt, mưng mủ rất đau đớn. Đây là biến chứng sức khỏe thông thường của những em bé có mẹ tuổi vị thành niên.

Arr Sheraine sống tại Bamboo Creek, một hòn đảo nhỏ tại Philippines nơi có tỷ lệ trẻ vị thành niên mang thai hoặc làm mẹ lên đến 25%, cao nhất cả nước.

Arr Sheraine quen với bạn trai qua tin nhắn khi cô bé mới 12 tuổi. Trước khi 13 tuổi, Sheraine quan hệ tình dục lần đầu tiên, và ngay sau sinh nhật năm đó, cô bé mang thai cho dù cả hai đã được giáo dục về những khó khăn khi mang thai sớm.

Trong ba tháng đầu tiên, cháu bị sốt định kỳ, nôn mửa rất nhiều. Có lúc cháu bị đau bụng dữ dội, bụng cháu cứng và rất đau. Tất cả cháu đều phải chịu đựng thôi”, Sheraine nói.

Sheraine đã gắn chặt cuộc đời với đứa con thơ bé bỏng của mình với một tương lai mờ mịt.
 
Arr Sheraine là một trong hàng trăm bé gái tại đảo Bamboo Creek làm mẹ khi mới ở tuổi thiếu niên.

Một người mẹ tuổi teen có tỷ lệ hỏng thai vào khoảng 1/250 vì cơ thể bé gái khi đó chưa phát triển hoàn toàn để có thể sinh con. Người mẹ trẻ sẽ gặp nhiều vấn đề khi mang thai, sinh con đau đớn. Ngay cả em bé khi được sinh ra cũng có những khiếm khuyết cơ thể như suy dinh dưỡng, bệnh hô hấp, tổn thương ngoài cơ thể. 

Thiếu nhận thức

Trên đảo Bamboo Creek có một trung tâm chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, mỗi tháng chỉ mở cửa một lần và không phải lúc nào ở đó cũng có một hộ sinh với đầy đủ loại thuốc dành cho bệnh nhân.

Theo các chuyên gia, thiếu niên Philippines không nhận thức đầy đủ về sức khỏe sinh sản giới tính. Luật sức khỏe sinh sản được ban hành năm 2014 bắt buộc các thanh thiếu niên phải được “giáo dục sức khỏe sinh sản khi đến tuổi phù hợp” với các chủ đề như thiếu niên mang thai, trách nhiệm của người cha, người mẹ,..

Trước khi luật được ban hành, các trường thường không dạy về sức khỏe sinh sản và dưới 10% thiếu niên được thảo luận với người tư vấn về vấn đề quan hệ tình dục.

Kết quả là năm 2013, một nghiên cứu về tình trạng sức khỏe sinh sản tại Philippines cho thấy hơn 80% học sinh trung học không sử dụng biện pháp an toàn trong lần quan hệ tình dục đầu tiên.


Thiếu niên Philippines chưa được giáo dục đầy đủ về sức khỏe sinh sản.

Bà Rina Jimenez-David cho rằng vấn đề nằm ở chương trình học: “Chương trình học đã quá cũ, không hề đề cập đến sức khỏe sinh sản. Đó là lý do người trẻ không được tìm hiểu đúng cách khiến tình trạng bà mẹ tuổi teen ngày càng nhiều”.

Nguồn: ChannelnewsAsia
 
Chia sẻ