Hơn 1.200 trẻ tại TP.HCM bị nhiễm HIV và suy nghĩ đáng sợ: Cứ cha mẹ bị HIV/AIDS là con sinh ra cũng nhiễm?
Thống kê cho thấy số trẻ em dưới 16 tuổi bị nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tại TP.HCM ước tính khoảng 25.000 trẻ. Trong đó trẻ nhiễm HIV là 1.228 em.
Thông tin này được chia sẻ trong buổi khởi động dự án "Đảm bảo các trẻ em nhiễm HIV hoặc bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS được tiếp cận và thụ hưởng Quyền trẻ em", gọi tắt là "Quyền của Em" do Hộì Phòng, chống HIV/AIDS TP.HCM tổ chức.
25.000 trẻ tại TP.HCM ảnh hưởng bởi HIV/AIDS
Dự án "Quyển trẻ em" nhằm tăng cường khả năng tiếp cận và nâng cao nhận thưc cộng đồng phảp lý và cảch thức thực hiện Quyền trẻ em phù hợp với pháp luật Việt Nam.
Đồng thời giúp trẻ nhiễm và trẻ bị ảnh hướng bởi HIV/AIDS có thể thụ hưởng tối đa 3 quyền pháp lý, chăm sóc giáo dục và vui chơi.
Theo thống kê, số trẻ em dưới 16 tuổi bị nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS ước tính khoảng 25.000 trẻ. Trong đó, trẻ nhiễm HIV khoảng 1.228 em, trẻ đang điều trị ARV là 1.162 em.
Buổi khởi động dự án "Quyền trẻ em".
Thực tế cho thấy vẫn còn một số trẻ em bị ảnh hưởng HIV, đặc biệt là trẻ nhiễm HIV khó khăn khi tỉếp cận cảc dịch vụ y tế, dịch vụ chăm sóc trẻ em và các chính sách hỗ trợ của Nhà nước.
Bác sĩ Tiêu Thị Thu Vân, Chủ tịch Hộì Phòng, chống HIV/AIDS TP.HCM cho biết, hiện nay vẫn còn hiện tượng kỳ thị phân biệt đối xử với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
Đội ngũ cán bộ y tế bảo vệ, chăm sóc trẻ em và mạng lưới cộng tác viên tham gia công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở địa bàn quận huyện, phường xã, khu phố, ấp…chưa được cập nhật củng cố những chính sách, quyền cơ bản của trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
Bản thân gia dình, người chăm sóc có trẻ bị nhiễm HIV/AIDS vẫn còn tâm lý sợ hãi vì bị kỳ thị và phân biệt đối xử.
Nhiều đối tượng hưởng lợi giấu không thông báo về bệnh trạng HIV của mình, vì vậy chưa tiếp cận được các dịch vụ hỗ trợ hiện có.
Bác sĩ Tiêu Thị Thu Vân, Chủ tịch Hộì Phòng, chống HIV/AIDS TP.HCM chia sẻ về mục tiêu của Dự án "Quyền trẻ em".
Bác sĩ Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM chia sẻ, Pháp luật về Quyền của trẻ bị nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS đã ban hành từ lâu nhưng khi áp dụng vào thực tế lại có rất nhiều hạn chế.
Nếu không có các Hội nhóm bên ngoài như Hộì Phòng, chống HIV/AIDS TP.HCM hay các dự án, chương trình hành động cụ thể thì sẽ không có nhiều trẻ tiếp cận được với kiến thức bệnh và phòng chống HIV/AIDS.
Cứ cha mẹ bị HIV/AIDS thì con cũng sẽ nhiễm?
Bác sĩ Tiêu Thị Thu Vân mong đợi dự án sau khi triển khai hoàn tất, ngoài việc hỗ trợ tư pháp, trẻ ảnh hưởng bởi HIV/AIDS còn được trợ giúp về tâm lý, hiểu được đầy đủ quyền lợi của mình.
Chủ tịch Hộì Phòng, chống HIV/AIDS TP.HCM chia sẻ, hiện nay vẫn còn nhiều người có suy nghĩ sai, thiếu kiến thức bệnh. Điển hình là suy nghĩ cứ mẹ mang bầu nhiễm HIV/AIDS là chắc chắn con sinh ra cũng bị.
Đây là quan niệm sai lầm, bởi chỉ có một số trường hợp trẻ nhiễm HIV qua đường mẹ lây truyền sang con.
Khảo sát của Cục Phòng, chống HIV/AIDS, trong năm 2017 có gần 1,4 triệu phụ nữ mang thai được xét nghiệm HIV, phát hiện hơn 1.100 thai phụ nhiễm HIV.
Theo các chuyên gia y tế, nếu không được điều trị dự phòng thì cứ 100 bà mẹ có HIV khi mang thai sẽ sinh ra 35 trẻ bị lây nhiễm HIV. Tỉ lệ này nếu được điều trị giảm xuống còn 5 trẻ.
Bệnh nhân nhiễm HIV điều trị ARV tại bệnh viện Nhân Ái (tỉnh Bình Phước).
Ngay khi cả bố lẫn mẹ bị nhiễm HIV, nếu người mẹ sớm dùng ARV và tuân thủ phác đồ điều trị thì trẻ sinh ra vẫn có thể khỏe mạnh bình thường.
Trở lại với dự án "Quyền trẻ em", mục tiêu của Hội là Tiếp cận và nâng cao nhận thức về Quyền trẻ em và nhu cầu hỗ trợ phảp lý của trẻ dưới 18 tuối nhiễm HIV đang điều trị ARV và người chăm sóc trẻ tại 27 phòng khảm ngoại trú trên địa bàn TP.HCM.
Dự án trên kéo dài từ tháng 6/2019 đến tháng 5/2020.
Triệu chứng HIV ở trẻ em
Biểu hiện trên toàn cơ thể: Trẻ sụt cân, chậm lớn, hay bị sốt, co giật, mất nước, thiếu máu, suy dinh dưỡng, tiêu chảy kéo dài, gan lách to.
Bệnh lý ở phổi: trẻ mắc các bệnh lý liên quan tới đường hô hấp kéo dài, mắc hội chứng ngón tay dùi trống không giải thích được, cảm cúm kéo dài, viêm phế quản, viêm phổi, lao phổi.
Vùng đầu – mặt – cổ: trẻ bị não nhỏ không rõ nguyên nhân, viêm lợi mãn tính thứ phát sau nhiễm virus Herpes, nấm miệng và loét miệng, viêm tai giữa hoặc viêm xoang nặng.
Bệnh về da: u nhú lan tỏa, u nhầy lan tỏa, viêm nang lông tái phát, ban sẩn ngứa, chàm...
Bệnh về thần kinh: bé bị chậm phát triển trí tuệ, co cứng không rõ nguyên nhân...