Hỏi: Bạn sẽ làm gì nếu người được mình mời đi ăn dẫn cả nhóm theo cùng? Ứng viên 26 tuổi trả lời vừa hóm hỉnh vừa thông minh
Câu trả lời dứt khoát của ứng viên thứ 3 khiến người tuyển dụng vô cùng hài lòng.
Cách đây không lâu có một câu chuyện được chia sẻ trên mạng xã hội thế này. Một anh chàng họ Dương mời một người bạn đi ăn tối. Kết quả là người bạn này đưa theo 10 người mà không báo trước, và anh Dương cũng không biết ai trong số họ. Những người này hoàn toàn không câu nệ, họ gọi rượu và thuốc lá, vui vẻ ăn uống. Vì thể diện, anh Dương cuối cùng đã nghiến răng nghiến lợi thanh toán hóa đơn, sau đó ăn dưa muối trong nửa tháng.
Nhưng nghĩ lại cay quá cay nên sau đó lại lên mạng bóc phốt người bạn của mình. Câu chuyện lúc đó gây tranh cãi ầm ĩ. Liệu cách hành xử của anh Dương trong tình huống này có thực sự thông minh? Nếu gặp trường hợp tương tự bạn sẽ xử lý thế nào?
Đây cũng chính là câu hỏi được nhà tuyển dụng đưa ra trong một buổi phỏng vấn tuyển nhân viên quản lý kho. Nhóm phỏng vấn cho rằng cả 3 ứng viên đều giỏi. Ông chủ đích thân tham gia vào cuộc phỏng vấn lần thứ 2. Sếp bất ngờ hỏi: "Bạn mời một người bạn đi ăn tối, nhưng người bạn này không báo trước lại đưa hơn chục người đến, nói rằng anh ta muốn giới thiệu bạn bè. Bạn phải giải quyết thế nào trong tình huống đột ngột này? Ba ứng viên đều sững sờ, câu hỏi này có vẻ xa rời yêu cầu công việc.
Đầu tiên là ứng viên sinh năm 1985: "Tôi rất vui khi có bạn bè từ xa đến. Khi bạn bước vào nơi làm việc, bạn phải kết bạn. Vì tôi chủ động chiêu đãi khách, bạn bè đưa họ đến. Với bạn bè của anh ấy, tôi có thể mở rộng quan hệ xã hội. Người khác có thể cho rằng đây là nhược điểm. Tôi thì ngược lại, chính là cơ hội để kết bạn. Tôi sẽ tiếp tục đãi khách và kết bạn với bạn bè của bạn mình".
Ứng viên thứ hai sinh năm 1990: "Tôi đã từng gặp phải một điều thực tế như vậy. Thực tiễn của tôi vào thời điểm đó là câu trả lời cho câu hỏi này. Ông chủ của tôi yêu cầu tôi mời ông ấy đi ăn tối. Tôi đồng ý. Kết quả là sau khi tôi đến nhà hàng vào buổi tối, ông đã gọi thêm mười lăm, mười sáu người thân và bạn bè.
Tôi chỉ là người ngoài cuộc. Tôi cố kìm cơn tức giận của mình. Nhưng sau khi cùng họ đi ăn cơm xong tôi mặc kệ sếp, sau này tôi xin từ chức, gặp phải chuyện này chắc chắn do người được mời thiếu hiểu biết và tôn trọng".
Ứng viên thứ ba sinh năm 1995: "Bạn bè của tôi không thể làm điều như vậy, và những người làm điều như vậy không xứng đáng là bạn của tôi. Nếu điều này xảy ra, tôi sẽ không bao giờ vì thể diện mà dễ dàng thỏa hiệp. Tôi sẽ hành động một cách dứt khoát và giải thích cho họ, hôm nay tôi chỉ mang tiền của hai người. Tôi không nghĩ nhiều người đến như vậy. Ít ra bạn phải nói rõ trước và hỏi tôi có đồng ý hay không.
Nếu bạn tôi khó chịu, tôi sẽ nói tiếp: "Lần này vốn dĩ là buổi trò chuyện của hai người, nay đông người tụ tập cùng nhau, mình là người ngoài khá bất tiện. Lần sau có dịp mình sẽ mời một mình bạn đi ăn cơm, lúc đó sẽ cho bạn ăn no say luôn nhé. Sau đó tôi sẽ rời đi, không ngại ngần gì cả".
Câu trả lời dứt khoát của ứng viên thứ 3 khiến người tuyển dụng vô cùng hài lòng. Ông nhận xét: "Tôi đang tuyển một quản lý kho bãi. Yêu cầu cốt lõi của vị trí này là phải nắm được các nguyên tắc và từ chối những điều không hợp lý. Bạn phải hành động dứt khoát không được cẩu thả, đừng nói đến việc mập mờ.
Ứng viên thứ nhất quá cả nể, không thích hợp với công việc thủ thư; bạn thứ hai mặc dù kiểm soát cảm xúc tốt, nhưng vẫn bị có chút thiếu tế nhị. Ứng viên thứ ba có điểm mấu chốt để trở thành một người quản lý kho bãi. Nguyên tắc được tôn trọng và tuân thủ, dứt khoát rời đi nhưng không làm bạn bè mất mặt".
Nếu bạn là sếp, bạn thích ứng viên nào hơn?