Hóa ra từ xưa đến nay chúng ta đã ngộ nhận mối tình Càn Long - Hương phi, sự thật trong lịch sử thế này cơ mà!

Min,
Chia sẻ

Khi hình ảnh một Như Ý hết lòng vì Càn Long Đế khóc lầm lũi trong mưa ở Như Ý truyện không ngừng khiến khản giả xót xa thì sự thật lịch sử lại không giống thế...

Hàm Hương phiên bản đời thực khác xa hoàn toàn

Qua rất nhiều bộ phim truyền hình, nhân vật Hàm Hương là một cô gái dân tộc Hồi bị gả cho Càn Long Đế để giữ mối hòa hoãn hai nước, nhưng theo những gì sử sách ghi lại thì Hàm Hương chỉ là một hình tượng hư cấu được xây dựng từ một nhân vật có thật. Đó là Dung phi.

Dung Phi Hòa Trác thị người Duy Ngô Nhĩ là một phi tần rất được sủng ái của Thanh Cao Tông Càn Long Đế trong lịch sử Trung Quốc. Bà xuất thân thuộc dòng dõi quý tộc, bị ép gả cho vua Càn Long nhưng mới nhập cung đã được phong làm Quý nhân.

Càn Long rất sủng ái Hương Phi. Ông ban cho nàng bao quần áo cùng ngân lượng. Vì Dung phi theo đạo Hồi nên cũng được đặc cách trong vấn đề tín ngưỡng. Càn Long còn mời hẳn đầu bếp Hồi tộc chỉ để phục vụ mình Dung phi.

Hóa ra từ xưa đến nay chúng ta đã ngộ nhận mối tình Càn Long - Hương phi, sự thật lịch sử lại thế này cơ mà! - Ảnh 1.

Dung phi trong lịch sử

Ở Như Ý truyện hay Hoàn Châu Cách Cách, sự xuất hiện của nàng Hàm Hương khuấy đảo cả chốn thâm cung. Như Ý vì thế mà bị Càn Long lãng quên lời hẹn ước năm xưa không ngần ngại ra tay với người mình từng yêu thương hết mực. Nhưng trong lịch sử, Kế Hoàng hậu lại là người đích thân dạy Dung phi Hòa Trác thị những lễ nghi, phép tắc trong cung nhà Thanh trước khi nàng được phong làm Quý Nhân.

Dung phi trong sử sách cũng không "ngang bướng" và có ý định ám sát Hoàng thượng như trong phim. Ngược lại, nàng rất khiêm nhường kính cẩn nên rất được lòng Sùng Khánh Hoàng thái hậu.

Năm Càn Long thứ 26 (1761), ngày 30 tháng 12, phụng Hoàng thái hậu ý chỉ, sắc phong Quý nhân Hòa Trác thị trở thành Dung tần.

Năm Càn Long thứ 30 (1765), Càn Long Đế nam tuần. Trong cung rất nhiều phi tần nhưng ngài chỉ dẫn theo Dung tần Hòa Trác thị tùy giá cùng Kế Hoàng hậu Ô Lạt Na Lạp thị, Lệnh Quý phi Ngụy thị cùng Khánh phi Lục thị theo đến Dương Châu, Tô Châu, Giang Ninh, Hàng Châu. Thế mới biết, có bao vị phi tần đến trước Dung phi nhưng nàng vẫn được Hoàng đế ưu ái, có thể tùy giá. Chứng tỏ một điều, Dung phi trong lịch sử được Càn Long rất trân trọng.

Năm Càn Long thứ 36 (1771), Dung phi tùy Hoàng đế Đông tuần, bái yết Khổng miếu, bước lên du ngoạn Thái Sơn. Năm thứ 40 (1778), Dung phi lại tùy Hoàng đế đi Thịnh Kinh, vào lúc này vị phân của Dung phi đã là bậc thứ 2 trong các phi tần.

Khác với Hương phi trong màn ảnh phải chết trong oan uổng thì Dung phi ngoài đời thực sống đến 55 tuổi mới qua đời. Từ khi Dung phi mất, Càn Long Đế luôn tiếc thương, theo di nguyện của bà mà phân phát tất cả nữ trang, tặng phẩm mà bà tích góp cho các Phi tần, Cách Cách trong cung. Bà được an táng vào Dụ lăng phi viên tẩm.

Vị phi tần có nhiều "dị bản" nhất trong hậu cung của Càn Long Đế

Mặc dù câu chuyện về Hàm Hương được tin là thần thoại nhưng vẫn có một số ý kiến cho rằng Hương Phi và Dung Phi là hai người hoàn toàn khác nhau. Đó là những câu chuyện xuất phát từ truyền thuyết của người Hán và người Duy Ngô Nhĩ.

Trong câu chuyện của người Hán, một cô gái có tên Y Mạt Nhĩ Hãn là vợ của một thủ lĩnh Tiểu Hòa Trác. Ngoài vẻ đẹp tuyệt thế nàng còn có một thứ hương thơm quyến rũ tỏa ra từ chính cơ thể. Khi bị nhà Thanh đánh bại, một vị tướng đã bắt nàng về dâng lên Càn Long Đế. Nàng tiến cung như một lễ vật quý dâng lên nhà vua.

Hóa ra từ xưa đến nay chúng ta đã ngộ nhận mối tình Càn Long - Hương phi, sự thật lịch sử lại thế này cơ mà! - Ảnh 2.

Tạo hình Hàm Hương trong Hoàn Châu Cách Cách

Khi đến Tử Cấm Thành, nàng được Càn Long phong làm Hương phi và được xây riêng một Bảo Nguyệt lâu để người đẹp vơi đi nỗi nhớ quê hương. Nhưng những thứ vô hồn ấy vẫn không khiến Hương phi vui lên.

Càn Long sai người về ốc đảo nơi Hương phi từng sinh sống để mang về một cây táo mọc ra những trái táo vàng để ban tặng nàng. Cuối cùng Hương phi cũng cảm động và chấp nhận tình yêu của Hoàng đế. Bà là người đầu ấp tay gối mà Càn Long trân trọng đến cuối đời.

Sau khi Hương phi mất, Càn Long đưa thi hài của bà về quê hương, thể hiện sự hợp nhất hòa hợp giữa 2 dân tộc.

Hóa ra từ xưa đến nay chúng ta đã ngộ nhận mối tình Càn Long - Hương phi, sự thật lịch sử lại thế này cơ mà! - Ảnh 3.

Tạo hình Hàm Hương trong Như Ý truyện

Còn với câu chuyện của người Duy Ngô Nhĩ thì có vẻ mang đậm tính dân tộc hơn. Cô gái có tên Y Mạt Nhĩ Hãn là hậu duệ của người cầm quyền Diệp Nhĩ Khương Hãn quốc. Cả bộ tộc nàng có thù với nhà Thanh. Trong cuộc giao tranh giữa triều đình nhà Thanh và bộ tộc người Duy Ngô Nhĩ, nàng đã bị bắt cóc đưa vào cung.

Vì là người đã có chồng nên Y Mạt Nhĩ Hãn nhất quyết không chấp nhận tình cảm của Càn Long. Nàng còn giấu dao trong người để phòng vệ, bảo vệ danh tiết của mình khi Hoàng đế đến gần.

Có ý kiến cho rằng, cô gái người Hồi còn luôn nung náu ý định ám sát Càn Long để trả thù cho bộ tộc. Nhiều lần không thành nhưng Càn Long vẫn muốn giữ nàng lại vì mê mẩn nhan sắc. Và cuối cùng nàng đã bị người của Sùng Khánh Hoàng thái hậu ra tay nhằm diệt mối hiểm họa cho Hoàng đế.

Tổng hợp

Chia sẻ