2 mối tình sâu đậm với 2 vị Hoàng hậu của vị vua xuất chúng từng đánh bại đội quân Mãn Thanh hùng mạnh của Càn Long

Min,
Chia sẻ

Trong lịch sử Việt Nam có một vị anh hùng đánh bại cả đội quân Mãn Thanh hùng mạnh và cũng si tình, soái ca không kém...

Thời gian gần đây, dân tình luôn sôi sục vì những câu chuyện tình của vị vua anh minh, tài ba nổi tiếng đào hoa trong lịch sự Trung Hoa là Càn Long. Nhưng không ai biết rằng, Việt Nam đã có một vị anh hùng áo vải cũng có tình trường đặc biệt như thế, người đánh bại cả đội quân hùng mạnh của nhà Mãn Thanh.

Năm 1788, khi Lê Chiêu Thống cầu viện nhà Thanh, Càn Long đã phát binh đánh Đại Việt. Bắc Bình vương Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc Hà, chỉ trong vòng 6 ngày, quân Tây Sơn của Nguyễn Huệ đã đánh tan 29 vạn quân Mãn Thanh.

"Xấu xí" nhưng vẫn là "soái ca" vạn người mê trong lịch sử của Việt Nam

Quang Trung hoàng đế hay Bắc Bình Vương, tên thật là Nguyễn Huệ, sau đổi tên là Nguyễn Quang Bình là vị hoàng đế thứ hai của Nhà Tây Sơn, sau khi Thái Đức hoàng đế Nguyễn Nhạc thoái vị và nhường ngôi cho ông. Quang Trung không những là một trong những vị tướng lĩnh quân sự xuất sắc mà còn là nhà cai trị tài giỏi, đưa ra nhiều cải cách kinh tế, xã hội nổi bật trong lịch sử Việt Nam.

Trong "Tây sơn thuật lược" người ta miêu tả hình dáng Nguyễn Huệ có ngoại hình không được long lanh cho lắm. Sách viết: "Tóc Huệ quăn, mặt mụn đầy, có một con mắt nhỏ, nhưng mà cái tròng rất lạ, ban đêm ngồi không có đèn thì ánh sáng từ mắt soi sáng cả chiếu...". Sử gia Tạ Chí Đại Trường bình luận: "tóc quăn", "mặt mụn", "mắt nhỏ" là dấu vết thân xác, còn "chuyện tròng mắt có ánh sáng phát ra, ban đêm soi sáng cả chỗ ngồi" là cảm tưởng của người nhìn khiếp sợ trước oai vũ của "Thượng công".

Nguyễn Đình Giản và Phạm Đình Dư, quan Nhà Lê, nhận định: "Bắc Bình Vương là người rất quyệt, hay dùng trí thuật lao lung người khác, trong lúc bàn luận, khi xuống lại nâng lên người ta không biết đâu mà dò". Vị quan khác là Trần Công Xán nhận định: "Nguyễn Huệ là người huyền bí khó lường".

Một vị vua nghiêm túc có tài thao lược là thế mà trong chuyện tình cảm lại hoàn toàn trái ngược. Giáo sĩ Labartette đã mô tả Nguyễn Huệ là người mềm yếu. Chính sự đối lập đó đã khiến Nguyễn Huệ trở thành một người đàn ông vô cùng quyến rũ trong mắt phụ nữ.

Sau quá trình nghiên cứu và tìm hiểu từ nhiều nguồn lịch sử nhà văn, nhà báo Ngô Kinh Luân đã ghi lại trong bài viết có tựa: "Những bà vợ của vua Quang Trung". Theo những gì ông đã tìm hiểu thì Quang Trung có 7 người vợ. Trong đó có 2 người là được phong hoàng hậu và được Quang Trung yêu thương nhất. 

Người vợ từng khiến vị vua cương trực trở nên yếu đuối

Bà Phạm Thị Liên sinh năm 1758, tại tỉnh Bình Định. Khi Bà 16 tuổi đã được Nguyễn Huệ chọn làm vợ. Nguyễn Huệ lớn hơn Bà 6 tuổi. Bà Phạm Thị Liên là con cùng mẹ khác cha với thái sư Bùi Đắc Tuyên, hình bộ thượng thư Bùi Văn Nhật. Năm 30 tuổi bà được phong làm Chính Cung Hoàng hậu.

2 mối tình đậm sâu của vị vua tài giỏi mà si tình bậc nhất trong lịch sử - Ảnh 1.

Ảnh trích phim Tây Sơn hào kiệt

Bà Phạm Thị Liên tính tình hiền lành, đoan trang. Bà là người phụ nữ gắn bó với Nguyễn Huệ suốt những năm chồng khởi nghiệp đến cuối đời. Chính vì thế vua Quang Trung rất thương yêu, trân quý bà.

Chính Cung hoàng hậu sinh được 5 người con: 3 trai, 2 gái. Theo thư của Giáo Sĩ Girard viết vào ngày 25/11/1792 gửi Giáo Sĩ Boiret ở Nam Cao cho biết: khi hoàng hậu lâm bệnh, vua Quang Trung cho mời thầy thuốc người Âu đến chữa bệnh cho bà. Nhưng dù đã cố gắng bằng những biện pháp tối ưu nhất, hoàng hậu vẫn không thể qua khỏi.

Lúc bà mất, vua Quang Trung vô cùng đau đớn, quằn quại, đến phát điên cuồng. Vì quá tiếc thương, vua Quang Trung đã truyền chỉ ướp thi hài của người vợ đã từng bên ông lúc hoạn nạn. Gần ba tháng sau, Nguyễn Huệ mới cho người di quan chôn cất. Bà Phạm Thị Liên được truy tặng là: "Nhân Cung Đoan Tĩnh Trinh Thục Nhu Thuần Hoàng Chánh Hậu". Mộ của Bà táng tại chân núi Kim Phụng, phía Tây thành phố Huế.

Mối tình sắp đặt gây nhiều nghi vấn cho hậu thế nhất

Công chúa Lê Ngọc Hân là người phụ nữ được nhắc đến khá nhiều trong lịch sử. Hẳn là người ta chỉ biết cái tên Lê Ngọc Hân qua những ngôi trường, con đường mà không biết đến giai thoại tình yêu của công chúa với vị anh hùng áo vải Nguyễn Huệ.

Công Chúa Ngọc Hân sinh năm 1770, là con thứ 9 của vua Lê Hiển Tông, tài sắc vẹn toàn. Năm 1786, Quang Trung đem quân ra đánh Thăng Long (diệt Trịnh). Trong khi thế lực của Quang Trung lên như vũ bão thì quân của vua Lê dần suy yếu.

Giữa tình thế đó, Nguyễn Hữu Chỉnh, một vị quan triều đình thời vua Lê Hiển Tông đứng ra mai mối cho cuộc hôn nhân chính trị giữa Quang Trung và công chúa Lê Ngọc Hân.

Ngay sau khi được chỉ định, chỉ trong ba ngày, lễ cưới của Vua Quang Trung với Công Chúa Ngọc Hân được tổ chức long trọng, tại Thăng Long. Sau lễ cưới, Công Chúa xinh đẹp 16 tuổi rời cung cấm Nhà Lê, đến ở với Vua Quang Trung trong Phủ, bên bờ sông Nhị. Lúc ấy vua Quang Trung đã 33 tuổi.

2 mối tình đậm sâu của vị vua tài giỏi mà si tình bậc nhất trong lịch sử - Ảnh 2.

Tranh vẽ công chúa Ngọc Hân

Người con gái hoàng tộc đất Bắc tài hoa ấy vào tận Phú Xuân để làm dâu xa xứ. Mặc dù được phong làm Bắc Cung hoàng hậu nhưng bà vẫn trăn trở nỗi niềm của kẻ tha phương. Hậu thế luôn cho rằng giữa vua Quang Trung và công chúa không có một tình yêu thực sự. Nhưng sự thật là cặp đôi ấy lại nằm trong tình cảnh: cưới nhau trước, yêu nhau sau.

Không những có nhan sắc xinh đẹp nhất trong những công chúa nhà Lê, Ngọc Hân còn giỏi giỏi thơ văn, cầm kì thi họa nên được Vua Quang Trung yêu say đắm. Còn Ngọc Hân cũng rất ngưỡng mộ chồng, bà xem Quang Trung là một vĩ nhân hiếm có.

Vốn trọng văn tài, vua Quang Trung giao cho Ngọc Hân coi giữ các văn thư trọng yếu, bà trở thành trợ thủ đắc lực cho nhà vua. Quang trung còn phong cho Ngọc Hân chức nữ học sĩ, dạy dỗ các con cái và các cung nữ trong cung. Được tín cẩn về các lĩnh vực như văn hóa, giáo dục, Ngọc Hân tham gia ý kiến và khuyên giải chồng rất nhiều việc quan trọng.

Một số biểu văn ghi công việc triều chính trong Bắc Cung Hoàng Hậu Ngọc Hân, tại Phú Xuân khi Vua Quang Trung còn sống có trích đoạn: "Kính nghĩ Hoàng Hậu là ánh sáng tỏa lan của lá ngọc cành vàng… Lúc gà gáy nửa đêm, bà ân cần chăm sóc, giúp hoàng đế mặc thêm áo để lo việc triều chính. Đặt nền tảng đầu tiên là bà. Bà đã động viên, nhắc nhở quân binh: mang áo giáp ra chiến trường, phải mang về chiến thắng. Bà đã tham gia vào việc chiến chinh của hoàng đế. Bà khiêm nhường, hòa nhã, phát huy mãi phẩm chất trong sáng, tự nhiên…". Một biểu khác có đoạn: "Hoàng hậu của Bệ Hạ là dòng dõi Hoàng tộc, ân đức rạng rỡ. Đọc Kinh Thi, giải Kinh Dịch, làm nền tảng cho việc tốt đẹp, dồi dào. Siêng cần, lo thành tựu nghiệp cả…". Đó là các bài biểu do triều thần ghi dâng lên Bắc Cung Hoàng Hậu Ngọc Hân.

Mặc dù là người đàn ông cứng rắn, luôn hướng toàn bộ trí lực và tinh thần cho đất nước nhưng Quang Trung luôn canh cánh nỗi niềm của người vợ làm dâu xa quê hương như công chúa Ngọc Hân. Tương truyền, mùa xuân năm Kỷ Dậu (1789), trên đường hành quân thần tốc tiêu diệt quân Thanh xâm lược, khi vào đến Thăng Long, áo bào còn vương mùi thuốc súng, nhìn thấy rừng đào Nhật Tân rộ sắc hồng, Vua Quang Trung liền cho người chọn một cành đẹp nhất phóng ngựa trạm vào thành Phú Xuân, tặng Ngọc Hân công chúa.

Với những người khác thì cành đào đó không phải quá đẹp nhưng đối với Ngọc Hân thì nó là cả một xứ xở, là núm ruột thân yêu, là nguồn cội. Thế mới biết dù bận việc quân, dù kẻ địch đang ở trước mắt nhưng người anh hùng ấy vẫn tạm gác lại chính sự khi chưa cần thiết để quan tâm đến cảm xúc của vợ. Một vị vua trọn nghĩa, trọn tình như thế được mấy ai.

Tiếc rằng, vị vua tài ba lại yểu mệnh. Ông đã mất sớm để lại bao nỗi tiếc thương cho nhân dân. Sau khi Quang Trung băng hà, Ngọc Hân đã viết áng thơ "Ai tư vãn" gồm 14 câu thơ để bày tỏ nỗi đau khổ cùng cực cũng như nỗi tiếc thương vô hạn với người chồng anh hùng mà đoản mệnh.

Trong bài thơ này, hình ảnh Nguyễn Huệ hiện lên không chỉ với vẻ đẹp của người anh hùng mà nổi bật hơn cả là tình vợ chồng. Khi ông bị bạo bệnh, Ngọc Hân đã hết lòng chăm sóc chồng. Nhưng rồi người phụ nữ yếu mềm phải đau đớn mà chấp nhận sự thật phũ phàng rằng con mình sắp mất cha. Tình yêu sâu nặng, nỗi đau khôn nguôi đứt đoạn rồi dằng xé trong mỗi câu thơ. Chính tỏ tình cảm của vợ chồng họ dành cho nhau là thật sự, mặc dù xuất phát có thể vì mục đích chính trị nhưng sau cùng họ vẫn một lòng với nhau.

(Tổng hợp)

Chia sẻ