Hệ luỵ giá xăng tăng: Không chỉ cước vận tải, giao hàng, thực phẩm thiết yếu cũng sắp tăng 5-10%

Bảo An,
Chia sẻ

Riêng đối với các mặt hàng tươi sống và đông lạnh, đề xuất tăng giá đa phần cho các mặt hàng nhập khẩu do ảnh hưởng của sự thiếu hụt nhân công toàn thế giới, chi phí vận chuyển qua đường hàng không và đường biển cũng tăng cao tác động đến giá cả hàng hóa trong dài hạn. AEON Việt Nam đang tiếp tục tìm kiếm thêm các sản phẩm hàng nội địa chất lượng với mức giá cả hợp lý có thể thay thế cho các mặt hàng này.


Trong thông báo mới đây, đại diện AEON Việt Nam, ông Bùi Trung Chính – Giám đốc Khối Thu mua ngành hàng Thực phẩm – cho biết doanh nghiệp này đã nhận được đề xuất tăng giá từ một số nhà cung cấp khi giá xăng liên tục điều chỉnh. Cụ thể đối với các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm tươi sống, thực phẩm khô (gạo, mì, dầu ăn, ..), khoảng 5% nhà cung cấp đề nghị tăng giá với mức tăng trung bình từ 5-10%

"Chúng tôi vẫn đang tiếp tục nỗ lực đàm phán với nhà cung cấp để giữ nguyên mức giá tốt nhất cho người tiêu dùng, đồng thời chấp nhận giảm biên độ lợi nhuận để đồng hành cùng khách hàng." - Ông Bùi Trung Chính chia sẻ.

Riêng đối với các mặt hàng tươi sống và đông lạnh, đề xuất tăng giá đa phần cho các mặt hàng nhập khẩu do ảnh hưởng của sự thiếu hụt nhân công toàn thế giới, chi phí vận chuyển qua đường hàng không và đường biển cũng tăng cao tác động đến giá cả hàng hóa trong dài hạn. AEON Việt Nam đang tiếp tục tìm kiếm thêm các sản phẩm hàng nội địa chất lượng với mức giá cả hợp lý có thể thay thế cho các mặt hàng này.

Việc xăng dầu tăng giá cũng thay đổi thói quen chi tiêu của người tiêu dùng: chú trọng các sản phẩm nhu yếu phẩm và hạn chế đối với nhiều mặt hàng không thiết yếu. Theo đó, bên cạnh các ưu đãi hiện có, các Trung tâm Bách hóa tổng hợp và Siêu thị AEON trên toàn quốc còn triển khai thêm nhiều chương trình giảm giá hỗ trợ khách hàng.

Trước đó, nhiều bên vận tải cũng đã tăng giá cước sau thời gian theo dõi tình hình. Hiện, chi phí cho xăng dầu chiếm tới 40% trong cơ cấu giá cước vận tải. Grab đã thông báo tăng cước tất cả các dịch vụ từ 10/3. Họ sẽ tăng giá 2km đầu tiên của dịch vụ GrabCar 4 chỗ tại Hà Nội, TP.HCM lên 29.000 đồng, 7 chỗ lên 34.000 đồng. Cả hai mức này tăng 2.000 đồng so với biểu giá cũ. Grab cũng tăng giá mỗi km tiếp theo của 2 dịch vụ này lên 10.000 đồng, tăng 500 đồng.

Tại các tỉnh, thành phố khác, giá dịch vụ GrabCar cũng tăng 2.000-2.500 đồng cho 2km đầu tiên, khoảng 600 đồng cho mỗi km sau đó.

Vài ngày sau, GoJek cũng tuyên bố sẽ tăng giá các dịch vụ của mình từ 14/3.

Chia sẻ