Hãy nấu 2 món từ "loại củ nhà nghèo" và ăn thường xuyên: Vừa nhanh, ngon lại giúp dưỡng gan, bổ tỳ và làm đẹp da

Huệ Lan (T/h),
Chia sẻ

Trước đây, loại củ này được coi là một trong những loại lương thực giúp nhiều người chống đói. Ngày nay, nó được nhiều người tận dụng để chế biến các món ăn có tác dụng bồi bổ sức khỏe.

Trong y học cổ truyền, củ mài (hay tên gọi là hoài sơn) mang vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ tỳ vị, ích tâm phế, bổ thận. Thường dùng làm thuốc bổ ngũ tạng, mạnh gân xương, chữa suy nhược cơ thể, bệnh đường ruột, tiêu chảy, lỵ, tiêu khát; thận suy, mỏi lưng, chóng mặt, hoa mắt, ra mồ hôi trộm... Trước đây, khi cuộc sống còn khó khăn, củ mài được coi là một trong những loại lương thực giúp nhiều người chống đói. Ngày nay, củ mài được nhiều người tận dụng để chế biến các món ăn có tác dụng bồi bổ sức khỏe. 

Theo nhiều nghiên cứu, trong củ mài có chứa khoảng 63.25% tinh bột, 0.45% lipid, 6.75% protein và 2-2.8% chất nhầy. Ngoài ra, loại củ này còn có các thành phần khác như dioscin, allantoin, saponin có nhân sterol, cholin cùng hàng loạt các axit amin, các men oxy hóa, vitamin C và nhiều nguyên tố vi lượng khác. Chính vì thế củ mài có tác dụng rất tốt cho sức khỏe như: 

Có tác dụng bổ tỳ ích vị: Củ mài rất giàu chất nhầy và tinh bột, có thể thúc đẩy quá trình tiêu hóa và hấp thu ở đường tiêu hóa, đối với người bị khó chịu đường tiêu hóa và tỳ hư có tác dụng điều hòa rất tốt.

Dưỡng nhan và làm đẹp: Củ mài chứa một lượng lớn chất nhầy, tinh bột, protein, axit amin và vitamin tổng hợp. Những thành phần này có thể làm ẩm và dưỡng da, trì hoãn lão hóa rất hiệu quả.

Hạ đường huyết: Củ mài chứa polysaccharid và chất xơ, có thể hạ đường huyết và giúp ổn định lượng đường trong máu, có tác dụng phụ trợ điều trị rất tốt đối với người mắc bệnh tiểu đường.

Dưỡng gan và bảo vệ gan: Củ mài rất giàu các nguyên tố vi lượng và glycoside thực vật. Những thành phần này có tác dụng bảo vệ gan rất mạnh, có thể làm giảm sự hấp thụ và bài tiết các chất có hại của gan, có lợi cho quá trình giải độc và thanh lọc cơ thể.

Dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu với bạn 2 món ngon từ củ mài để bạn chế biến cho gia đình mình thưởng thức đồng thời bảo vệ sức khỏe nhé!

1. Canh củ mài hầm xương và ngô

Nguyên liệu làm món canh củ mài hầm xương và ngô

350g sườn heo, 1 củ mài (khoảng 400g), 1 bắp ngô, 3 quả táo đỏ, một nhánh gừng và một ít muối.

Cách làm món canh củ mài hầm xương và ngô

Bước 1: Sườn (hoặc xương ống, xương đuôi heo) bạn mua về đem rửa sạch. Ngâm sườn trong nước khoảng 15 phút cho sạch huyết thừa. Đặt một nồi nước lên bếp, thêm chút gừng và rượu nấu ăn vào, đun sôi rồi chần sườn để loại bỏ tạp chất. Làm thế này nước dùng sẽ trong và có mùi vị thanh ngọt. Canh sườn sẽ có màu trong và vị tươi. Sau đó vớt sườn ra, rửa sạch lại và đặt sang một bên.

Hãy nấu 2 món từ "loại củ nhà nghèo" và ăn thường xuyên: Vừa nhanh, ngon lại giúp dưỡng gan, bổ tỳ và làm đẹp da - Ảnh 2.

Bước 2: Thêm một lượng nước thích hợp vào nồi và đun sôi. Sau khi nước sôi, bạn cho sườn cùng vài lát gừng vào tiếp tục đun cho đến khi nước sôi trở lại thì vặn nhỏ lửa. Bạn nấu xương trong khoảng 10 phút. Trong lúc này bạn rửa sạch ngô rồi cắt thành các đoạn nhỏ. Củ mài bạn gọt bỏ vỏ, rửa sạch rồi cắt thành các miếng vừa ăn.

Bạn có thể mua củ mài để nấu các món ăn cho gia đình mình TẠI ĐÂY.

Hãy nấu 2 món từ "loại củ nhà nghèo" và ăn thường xuyên: Vừa nhanh, ngon lại giúp dưỡng gan, bổ tỳ và làm đẹp da - Ảnh 4.

Bước 3: Sau khi hầm xương được khoảng 10 phút thì bạn thêm táo đỏ và ngô vào, tiếp tục đun trên lửa nhỏ. Sau khoảng 40 phút, bạn cho củ mài vào và tiếp tục nấu từ 10 đến 20 phút. Nếu bạn muốn củ mài mềm hơn, thì hãy hầm trong khoảng thời gian lâu hơn. Tùy thuộc vào sở thích mà bạn tự canh chừng và kiểm soát thời gian hầm.

Hãy nấu 2 món từ "loại củ nhà nghèo" và ăn thường xuyên: Vừa nhanh, ngon lại giúp dưỡng gan, bổ tỳ và làm đẹp da - Ảnh 5.

Bước 4: Khi nấu món canh củ mài hầm xương và ngô sắp hoàn thành, bạn nêm thêm muối vào cho vừa ăn. Nêm muối ở bước cuối cùng sẽ giúp nước dùng tránh mất chất dinh dưỡng, canh sẽ ngọt thanh, ngon hơn.

Hãy nấu 2 món từ "loại củ nhà nghèo" và ăn thường xuyên: Vừa nhanh, ngon lại giúp dưỡng gan, bổ tỳ và làm đẹp da - Ảnh 6.

Thành phẩm món canh củ mài hầm xương và ngô

Canh củ mài hầm xương và ngô hoàn thành với các thao tác vô cùng đơn giản. Khi thưởng thức bạn sẽ cảm nhận được nước dùng thanh mát hòa quyện với vị ngọt nhẹ của ngô và táo đỏ rất ngon, bổ dưỡng. 

2. Chè củ mài đậu xanh

Nguyên liệu để làm món chè củ mài đậu xanh

1kg củ mài, 300g đậu xanh, 200ml nước cốt dừa, 100-150g đường phèn, một chút dầu chuối.

Hãy nấu 2 món từ "loại củ nhà nghèo" và ăn thường xuyên: Vừa nhanh, ngon lại giúp dưỡng gan, bổ tỳ và làm đẹp da - Ảnh 7.

Ảnh: ĐMX

Cách làm món chè củ mài đậu xanh

Bước 1: Đậu xanh bạn mua loại đã cà vỏ, sau đó vo sạch rồi ngâm trong khoảng 3-4 tiếng cho mềm. Củ mài gọt bỏ vỏ, sau đó cắt thành miếng nhỏ.

Bước 2: Cho đậu xanh vào nồi, thêm một lượng nước vừa đủ ngập mặt đậu, nấu với lửa vừa trong khoảng 20 phút. Trên một bếp khác bạn đặt nồi củ mài đã đổ nước ngập vào rồi nấu trên lửa vừa trong khoảng 20 phút. Nấu cho đến khi đậu xanh chín mềm thì đổ vào nồi củ mài. Dùng muôi khuấy đều rồi tiếp tục đun trong khoảng 15 phút cho đến khi các nguyên liệu mềm nhừ. 

Bước 3: Sau khi bạn thấy củ mài và đậu xanh đã mềm nhừ thì cho đường phèn vào, khuấy đều tay để đường tan hoàn toàn. Lúc này hãy hạ nhỏ lửa xuống và đun tiếp trong khoảng 10 phút để đậu xanh và củ mài ngấm đường. Tiếp đó bạn cho nước cốt dừa vào, khuấy đều rồi thêm dầu chuối và tắt bếp.

Ảnh: ĐMX

Thành phẩm món chè củ mài đậu xanh

Chè củ mài đậu xanh sau khi hoàn thành sẽ có màu vàng nhạt đẹp mắt. Thành phẩm món ăn sánh dẻo, ngọt thơm, hòa quyện vị bùi thơm từ củ mài và đậu xanh, vị béo ngậy của nước cốt dừa nên rất đưa vị. Khi ăn, bạn có thể rắc thêm lạc rang đập dập, hoặc dừa khô lên cũng rất ngon miệng.

Hãy nấu 2 món từ "loại củ nhà nghèo" và ăn thường xuyên: Vừa nhanh, ngon lại giúp dưỡng gan, bổ tỳ và làm đẹp da - Ảnh 11.

Chúc các bạn thành công và ngon miệng với 2 món ngon từ củ mài nhé!
Chia sẻ