Hậu vụ việc cô gái bị tấn công trong quán thịt nướng: Liệu người chứng kiến không ra tay chính nghĩa có đáng bị lên án?

PHAN,
Chia sẻ

Suy cho cùng, cái giá phải trả cho việc "ra tay vì chính nghĩa" liệu có quá cao?

Vụ việc hành hung ở Đường Sơn (Trung Quốc) đã khiến dư luận dậy sóng mạnh mẽ về vấn đề nữ quyền và nhân cách con người.

Người chứng kiến chọn cách im lặng

Chẳng mấy ai ngờ chỉ vì từ chối lời xin xỏ số điện thoại làm quen của tên đàn ông lạ mặt mà cô gái phải chịu kết cục không thể tưởng tượng được. 

Hậu vụ việc hành hung chấn động ở Đường Sơn: Không ra tay chính nghĩa phải bị lên án hay đó là cách để bảo vệ chính mình? - Ảnh 1.

Hình ảnh trích xuất camera trong quán thịt nướng.

Hậu vụ việc hành hung chấn động ở Đường Sơn: Không ra tay chính nghĩa phải bị lên án hay đó là cách để bảo vệ chính mình? - Ảnh 2.

Cô gái bị nhóm đàn ông lô ra ngoài quán thịt nướng.

Điều khiến dư luận bùng nổ tranh cãi nhất trong vụ việc này là những người xung quanh không một ai chịu ra tay giúp đỡ khi thấy điều sai trái xảy ra. 

"Ai gặp phải chuyện này thì xem như người đó xui xẻo, không liên quan đến tôi", có lẽ là quan điểm của những người bị cho là "thấy chết không cứu".

Sở dĩ người có mặt trong thời điểm đó chọn cách im lặng không ra tay giúp đỡ vì nghĩ rằng việc họ tham gia chẳng có tác dụng gì ngoại trừ mang lại xui xẻo cho bản thân. 

Sau khi sự việc Đường Sơn làm bùng nổ dư luận, tiếng nói trừng trị nghiêm khắc những kẻ ác giở trò hành hung ngày càng mạnh mẽ hơn. Chàng trai bán bánh, cô gái quán bar địa phương và nhiều người dân địa phương khác đã cầm căn cước công dân trên tay, quay clip báo cáo thế lực ngầm đang hoành hành, bóc trần sự thật tình hình trị an ở Đường Sơn lỏng lẻo đến mức đáng báo động. 

Theo một số nguồn tin, ít nhất 3 trong số 9 kẻ thủ ác trong vụ việc này từng có tiền án, và một trong số chúng đã "chạy án" vào năm 2019. Tào Mỗ Hoa (Mỗ: từ thay thế để giấu tên nhân vật), kẻ đứng đầu trong nhóm này đã bác bỏ tin đồn hành hung, sau đó giận dữ phát ngôn: "Đánh đấy rồi thì sao?". 

Hậu vụ việc hành hung chấn động ở Đường Sơn: Không ra tay chính nghĩa phải bị lên án hay đó là cách để bảo vệ chính mình? - Ảnh 3.

Nghi phạm cuối cùng trong 9 tên đàn ông hành hung bị sa lưới.

Theo manh mối điều tra của cảnh sát, Tào Mỗ Hoa đã từng phạm rất nhiều tội danh. Điều thực sự khiến cảnh sát Đường Sơn rơi vào vòng xoáy của dư luận là đồn cảnh sát chỉ cách nơi xảy ra vụ hành hung hơn 800 mét. Cả quá trình có 5 người báo cảnh sát. Một số thông tin hé lộ cảnh sát nhận định đây chỉ là vụ ẩu đả bình thường. 

Theo đó, phía cảnh sát đã bắt những kẻ hành hung về đồn nhưng lại "thả hổ về rừng". Mãi đến khi dư luận dậy sóng thì cảnh sát Đường Sơn mới tiến hành truy bắt triệt để, nhưng kẻ cầm đầu băng nhóm đã chạy trốn đến Giang Tô.

Thế nhưng "lưới trời lồng lộng, tuy thưa mà khó thoát", cả 9 kẻ ác đã bị tóm gọn. Cộng đồng Trung Quốc và Quốc tế chờ đợi phán quyết công tâm nhất từ tòa án.

Hai người có động thái chính nghĩa

Trong khi cô gái bị những tên đàn ông ra tay độc ác, có hai người đã xuất hiện động thái muốn xông lên cứu giúp.

Hậu vụ việc hành hung chấn động ở Đường Sơn: Không ra tay chính nghĩa phải bị lên án hay đó là cách để bảo vệ chính mình? - Ảnh 4.

Cô gái muốn ra tay giúp đỡ nhưng bị bạn trai ngăn cản.

Người đầu tiên là cô gái mặc áo xanh, ban đầu sợ hãi lùi lại và thu mình vào vòng tay của bạn trai. Sau khi cô gái áo trắng bị lôi ra ngoài quán thịt nướng, cô gái đã dũng cảm lao lên nhưng bị bạn trai kéo lại.

Mọi người tán thưởng cô gái mặc dù hoảng sợ nhưng vì muốn giúp đỡ đã xông lên. Bên cạnh đó, dư luận lại chỉa mũi nhọn vào người bạn trai đã kéo bạn gái lại vì cho rằng anh chàng không có tình người.

Tuy nhiên, dư luận đã nhất thời quên đi việc đặt góc nhìn vào vị trí của chàng trai bị cho là máu lạnh. Anh đã ưu tiên bảo vệ người mình yêu, không nóng vội mù quáng. Anh tự lượng sức mình nên quyết định không dang tay cứu lấy cô gái tội nghiệp kia.

Hậu vụ việc hành hung chấn động ở Đường Sơn: Không ra tay chính nghĩa phải bị lên án hay đó là cách để bảo vệ chính mình? - Ảnh 5.

Chàng trai tóc vàng dùng điện thoại quay lại quá trình vụ việc.

Người thứ hai là chàng trai tóc vàng. Ngay sau khi sự việc hành hung xảy ra, anh đã cầm điện thoại di động lên và bắt đầu ghi hình. Khi cô gái bị lôi ra khỏi quán thịt nướng và tiếp tục bị đánh, anh lập tức đi theo để tiếp tục quay lại hình ảnh rúng động trước mặt. Có thể nhiều người cho rằng chàng trai chỉ quay clip rồi đăng tải trên mạng xã hội để "câu like". Nhưng sự thật không phải như vậy!

Sau đó, chàng trai nhanh chóng chạy đi báo cảnh sát, đồng thời giao lại đoạn clip để làm bằng chứng. Mặc dù chàng trai tóc vàng này không trở thành "anh hùng cứu mỹ nhân" nhưng anh vẫn để lại một tấm gương dũng cảm.

Những người đàn ông có mặt tại hiện trường nên ra tay giúp đỡ cô gái không?

Nhiều người cho rằng toàn bộ quá trình đều là phụ nữ giúp đỡ phụ nữ. Thế nhưng cánh đàn ông được cho là "sức dài vai rộng" lại không một ai "ra tay vì chính nghĩa". Chỉ duy nhất một trong số các cô gái muốn xông lên thì lại bị bạn trai ngăn cản. Sau đó dư luận đã quay sang chỉ trích người bạn trai này.

Kế tiếp, ngay cả diễn viên Thành Long - một người có sức ảnh hưởng và độ nhận diện rất lớn ở Trung Quốc lẫn Quốc tế cũng lên tiếng cho rằng đàn ông nên đứng ra bảo vệ phụ nữ. 

Hậu vụ việc hành hung chấn động ở Đường Sơn: Không ra tay chính nghĩa phải bị lên án hay đó là cách để bảo vệ chính mình? - Ảnh 6.

Thành Long lên tiếng về vụ việc hành hung ở Đường Sơn.

Nhưng tình huống lúc đó là 9 tên đàn ông cao to lực lưỡng vây đánh 4 người phụ nữ. Thậm chí tên đứng đầu trong băng nhóm còn hùng hổ cảnh báo trước rằng ai ngăn cản sẽ bị đánh! Vậy thì cho dù diễn viên võ thuật lừng danh Thành Long xuất hiện cũng chưa chắc có thể xử lý ổn thỏa vụ việc.

Sai trái ở đây không phải là quán thịt nướng, không phải cô gái bị hại, cũng không phải những người chứng kiến "nhắm mắt làm ngơ", mà là những kẻ đàn ông ra tay hành hung. Chúng ta không có quyền lên án sự yếu đuối của những người khác, càng không thể quay lại nói: "Nếu lúc đó cô gái thuận theo tên đàn ông kia thì đã không xảy ra vụ việc thương tâm này"!

Thực tế đã có không ít trường hợp người ra tay vì chính nghĩa phải chịu nhiều tổn thương. Và những gì họ nhận được là gì? Chỉ biết là gia đình họ đã phải chịu nhiều đau khổ và mất mát. Nguyên nhân dư luận chuyển hướng chỉ trích người chứng kiến không chịu ra tay giúp đỡ xuất phát từ cái tên gọi là "nhân nghĩa đạo đức" hay "bản thiện".

Vậy nên, nhiều người đã chọn cách im lặng, không xen vào chuyện của người khác. Đó là cách để họ tự bảo vệ chính mình. Bởi lẽ một khi đã xảy ra xung đột thì rủi ro trùng trùng, đáng sợ nhất là khi tình huống tồi tệ xảy ra phải tự vứt bỏ mạng sống của mình.

Suy cho cùng, cái giá phải trả cho việc "ra tay vì chính nghĩa" là quá cao! 

Hậu vụ việc hành hung chấn động ở Đường Sơn: Không ra tay chính nghĩa phải bị lên án hay đó là cách để bảo vệ chính mình? - Ảnh 7.

Cửa hàng thịt nướng ở Đường Sơn, nơi xảy ra vụ hành hung chấn động.

Vậy, những người đàn ông có mặt tại hiện trường nên ra tay giúp đỡ cô gái nạn nhân không? 

Vấn đề này đang được dư luận quan tâm và tranh cãi chưa có hồi kết. Nhưng chắc chắn một điều rằng cô gái duy nhất muốn xông lên giúp đỡ kia đã dằn vặt lương tâm và càng tự trách bản thân hơn khi nhìn thấy hình ảnh của nạn nhân tội nghiệp nằm trên giường bệnh cấp cứu được lan truyền khắp mạng xã hội.

(Nguồn: Zhihu)

Chia sẻ