Hầu hết những đứa trẻ lớn lên không thành đạt đều xuất thân từ những gia đình sau, kiểu thứ nhất thời nay vô cùng phổ biến
Thời thơ ấu vô cùng quan trọng để rèn luyện thói quen của trẻ và được gọi là "thời kỳ xi măng ẩm". Đứa trẻ sẽ trở thành người như thế nào phụ thuộc phần lớn vào cách định hình của cha mẹ.
Có một câu chuyện thế này: Một người bà đưa đón cháu hàng ngày, mỗi sáng hai bà cháu thường ghé ăn bún bò ở quán gần trường. Bà nội rất thương cháu nên hay bỏ hết thịt bò trong bát mình cho cháu. Một lần, bà lỡ ăn vài miếng bò. Thế là đứa bé la hét, giãy nảy, thậm chí đánh bà ngay giữa quán. Câu chuyện khi chia sẻ đã nhận được nhiều chú ý và tranh cãi vào thời điểm đó.
Nhà giáo dục Makarenko từng nói: Cái gì cũng cho con cái, cái gì cũng phải hy sinh, đến cả hạnh phúc của bản thân cũng phải hy sinh, đây là món quà khủng khiếp nhất mà cha mẹ dành cho con mình. Một người giáo viên tốt chỉ có thể ảnh hưởng tới trẻ từ 3- 5 năm. Một gia đình có nền tảng tốt sẽ ảnh hưởng lớn tới sự hình thành nhân cách của con trẻ, thậm chí tầm ảnh hưởng sẽ theo chúng suốt cả cuộc đời.
Có những kiểu gia đình sẽ rất khó nuôi dạy nên những đứa trẻ thành công trong tương lai:
▶ Gia đình quá chiều chuộng làm hư con cái
Nhiều gia đình hiện có mô hình "421", với 4 người già, 2 người lớn và 1 trẻ em. Và đứa trẻ này dường như đang ở trên đỉnh của kim tự tháp, với sáu người lớn vây quanh. Yêu thương con cái là điều dễ hiểu, nhưng việc chiều chuộng con cái quá mức dễ khiến đứa trẻ bất hiếu, không hiếu thuận với người lớn tuổi. Chúng cũng lười biếng và không có kỷ luật. Vì muốn gì được nấy, lâu nay vẫn cứ lấy mình làm trung tâm và nghĩ rằng mọi người phải xoay quanh mình nên tính cách trở nên ích kỷ, ngỗ ngược. Loại trẻ này thường bị cho là không có giáo dục, lớn lên khó có tương lai tốt đẹp.
▶ Gia đình có sự kiểm soát chặt chẽ của cha mẹ
Một số bậc cha mẹ xuất sắc có những yêu cầu khắt khe đối với con cái của họ. Ví dụ, họ sẽ lên kế hoạch mọi thứ, chẳng hạn như khi nào thức dậy và khi nào ăn khi chúng còn nhỏ. Đến khi lớn lên thì chọn trường nào, chơi với ai, học chuyên ngành gì cũng từ quyết định cha mẹ. Mọi sự sắp xếp cho con đều có vẻ vô cùng hoàn hảo. Không thể phủ nhận rằng những bậc cha mẹ như vậy đã phải hy sinh rất nhiều cho con cái.
Nhưng chính họ cũng đã tạo ra rất nhiều áp lực cho con mình. Từ nhỏ đến lớn, mọi thứ đều do bố mẹ sắp đặt, dù muốn hay không cũng phải chấp nhận, không bao giờ có quyền nói không. Đừng mong đứa trẻ như vậy có triển vọng, không mắc bệnh tâm lý là may mắn rồi.
▶ Gia đình có cha mẹ thích "lợi dụng"
Năm 2017, một phụ huynh đưa con bằng máy bay, bốn người mua ba vé, phụ huynh này che giấu để đứa con không có vé lẻn vào sân bay. Sau khi lên máy bay, tiếp viên phát hiện đứa trẻ không mua được vé và chiếc máy bay lẽ ra đã cất cánh đúng giờ phải cho tất cả hành khách xuống và làm thủ tục kiểm tra an ninh một lần nữa, dẫn đến việc bị chậm 5 tiếng. Theo phản hồi của Cục Hàng không, việc phụ huynh lầm tưởng trẻ em dưới 1,2m thì không cần mua vé, không có hành vi cố ý trốn tránh giá vé thì không cấu thành tội phạm.
Bạn đã bao giờ nhìn thấy cảnh này trong tàu điện ngầm chưa? Các bậc cha mẹ đưa con nhỏ của họ đi tàu điện ngầm, và trong khi nhân viên không chú ý, họ để trẻ đi qua cửa quay để cùng nhau vào ga.
Hoặc là:
Trước quầy nếm thử miễn phí ở siêu thị dẫn bọn trẻ ăn không ngừng; nhìn thấy những cuộn giấy được đặt trong phòng vệ sinh, nhét vào túi và mang về nhà; đưa bọn trẻ đi chơi, tìm mọi cách để không mua vé cho bọn trẻ...
Nhà xã hội học Bandura cho rằng hành vi xã hội của trẻ em chủ yếu được thực hiện bằng cách quan sát và bắt chước hành vi của những nhân vật quan trọng trong cuộc sống thực. Và cha mẹ là đối tượng chúng bắt chước trực tiếp nhất trong quá trình lớn lên.
Trẻ sẽ tự hình thành hành vi của mình trong tương lai bằng cách quan sát hành vi của cha mẹ. Nói cách khác, nếu cha mẹ thường "lợi dụng" trước mặt con cái và tự hào về điều đó, thì con cái sẽ tự quy định hành vi này như một quy tắc ứng xử của chính mình. Vì vậy, cha mẹ không được xem nhẹ, mọi động thái của bạn sẽ ảnh hưởng đến tính cách và tương lai của trẻ. Đừng để con bạn đánh mất cuộc đời sau này chỉ vì chút lợi lộc rẻ tiền đó.
Thời thơ ấu là thời kỳ quan trọng để rèn luyện thói quen của trẻ và được gọi là "thời kỳ xi măng ẩm". Đứa trẻ sẽ trở thành người như thế nào phụ thuộc phần lớn vào cách định hình của cha mẹ. Sự "khôn khéo" như vậy bề ngoài có thể tiết kiệm được tiền bạc, nhưng đó là sự mất mát không thể cứu vãn được. Đừng bám vào những lợi ích vụn vặt trước mắt, cuộc sống có thể đạt được những lợi ích lớn hơn. Không bị gò bó trong những tính toán nhỏ nhen trước mặt, đứa trẻ sẽ tự nhiên nhìn thấy những vì sao và biển trời rộng lớn hơn sau này.