Hành trình chữa bệnh của cô gái bị tiểu ra máu

Theo VNE,
Chia sẻ

Từ lúc mới sinh ra, thể trạng của Hồ Phạm Kim Cương đã rất gày gò. Lớn lên, cô còn bị nhiễm trùng đường tiểu, khiến sức khỏe ngày càng suy kiệt.

Ngay từ nhỏ, Cương đã bị suy dinh dưỡng. Năm 10 tuổi, cô đột nhiên đi tiểu ra máu, thậm chí có lúc tiểu không được, mẹ cô phải đè mạnh lên bụng dưới mới ra hết nước tiểu. Do gia đình không có điều kiện nên mẹ Cương chỉ đưa con đi khám ở các bác sĩ gần nhà. Tình trạng không những không cải thiện mà mỗi lần đi tiểu, cô đều đau và khóc.

Ngày 14/7/1993, Cương đột nhiên tiểu ra máu và sốt cao, mẹ cô vội đưa con đi bệnh viện lớn trên thành phố. Sau khi kiểm tra, các bác sĩ cho biết cô bị nhiễm trùng đường tiểu, bọng đái thần kinh.

Hành trình chữa bệnh của cô gái bị tiểu ra máu 1

Ảnh cưới của Kim Cương cùng chồng tại Việt Nam.

Nằm viện một thời gian không có gì tiến triển, mẹ Kim Cương quyết định chuyển cô sang một bệnh viện chuyên về tiết niệu. Tại đây, các bác sĩ yêu cầu Kim Cương lập tức làm phẫu thuật để chữa trị nhưng tình trạng vẫn không khá hơn. Cô ngày càng gầy gò và thường xuyên đau bụng, sốt. Kim Cương lại lên bàn mổ lần nữa để mở bọng đái qua da, đặt túi nước tiểu trước bụng.

Vào lớp học, cô không dám kết bạn với ai vì người luôn bốc ra mùi khai khó chịu từ túi nước tiểu. Mỗi lần thay túi, Kim Cương phải tự cột dây thun lại cho chắc, nhưng chúng vẫn thoát ra ngoài. Thậm chí sau một thời gian, phần da bụng quanh túi nước tiểu bị viêm loét dù Kim Cương và mẹ đã cố gắng giữ vệ sinh tốt. Cô chỉ biết vào lớp cắm cúi học rồi ra về. Thêm vào đó, do giải phẫu nhiều lần nên cô thường mau quên, việc học hành không tốt. Năm lớp 6, Kim Cương đành xin mẹ nghỉ ở nhà học nghề vì không theo kịp bạn bè trong lớp.

Năm 20 tuổi, một lần lên mạng cô nhận được lời kết bạn từ một thanh niên trẻ ở Mỹ. Không hiểu sao Kim Cương thấy vô cùng thoải mái khi được chia sẻ cùng anh. Lần đầu tiên cô rụt rè kể với một người lạ bằng cách nói tránh: "Mình bị bệnh, ghê lắm, dơ lắm và kinh tởm lắm. Không biết đến khi nào mình mới hết bệnh, không ai dám làm bạn với mình". Anh im lặng rồi nói: "Vậy nếu mình dám, không ngại thì sao? Mình muốn ở cạnh cậu".

Hành trình chữa bệnh của cô gái bị tiểu ra máu 2

Kim Cương hạnh phúc bên người yêu sau khi được phẫu thuật tại Bệnh viện FV (Pháp Việt).

Từ đó, cô mạnh dạn kể cho anh nghe về những tháng ngày theo đuổi việc chữa bệnh, những mặc cảm của mình và họ yêu nhau lúc nào không biết. Anh cho cô lòng tin về một tình yêu chân thành vượt qua bệnh tật.

Nhờ anh, Cương không nản chí, chui rúc trong nhà nữa. Cô lạc quan cùng gia đình đi tìm phương pháp chữa căn bệnh của mình. Cô đi khắp các bệnh viện trong thành phố nhưng phần lớn chỉ có những cái lắc đầu và lời khuyên nhập viện nhưng không biết khi nào mới chữa trị được. Trong quá trình đi khám, chữa bệnh đó cô càng nản chí hơn khi biết rằng bàng quang của mình có một viên sạn lớn gần như bít kín bàng quang. Kim Cương bắt đầu nghĩ đến việc chia tay anh.

Một lần, nghe người quen giới thiệu về bệnh viện FV (Pháp Việt), TP HCM, cô và gia đình đã tìm đến với mong mỏi có thể tìm thấy chút hy vọng cho mình. Sau khi kiểm tra tình trạng bệnh của cô, bác sĩ Nguyễn Ngọc Tiến, trưởng khoa niệu, bệnh viên FV, lập tức đề nghị tiến hành phẫu thuật càng sớm càng tốt. Ông cho biết ngoài việc bàng quang của cô đã bị teo nhỏ, mất khả năng sử dụng, viên sỏi bàng quang phát triển khá lớn, có thể gây biến chứng như tổn thương niêm mạc bàng quang, viêm bàng quang và nhiễm trùng tiểu tái đi tái lại, nếu không được điều trị sẽ dẫn đến viêm bàng quang mãn tính hoặc rò bàng quang.

Không chỉ vậy, cô có thể bị viêm thận do nhiễm khuẩn ngược dòng và suy thận. Các biến chứng này gây khó khăn cho việc điều trị và cũng rất tốn kém về thời gian và tiền bạc, thậm chí có thể gây nguy hiểm tới tính mạng. Túi nước tiểu nơi bụng của Kim Cương cũng gây lở loét vùng da xung quanh bụng khiến cô rất khó chịu. Được bác sĩ Tiến giải thích tường tận, Kim Cương và gia đình đã quyết định mổ ngay, nhưng họ cũng chưa dám tin vào kết quả sau phẫu thuật.

Ca mổ thành công, ngoài việc lấy toàn bộ viên sỏi lớn bằng trái trứng gà ra khỏi bàng quang, bác sĩ Tiến còn quyết định lấy ruột non làm bàng quang thay thế cho cô với mong muốn Cương có thể đi tiểu như một người bình thường. Đây là một kỹ thuật y khoa khó thực hiện. Khi tỉnh dậy trong phòng hồi sức, cô lập tức sờ xuống bụng mình và thấy túi nước tiểu biến mất. Kim Cương đã khóc vì quá mừng rỡ. Từ nay cô không còn phải suốt ngày diện váy xòa, áo rộng để che túi nước tiểu, cũng không còn bốc mùi khai nữa.



Nhịn tiểu do sợ lạnh sẽ có thể dẫn tới choáng ngất, viêm nhiễm đường tiết niệu
Hành trình chữa bệnh của cô gái bị tiểu ra máu 3

Chia sẻ