4 điều về chuyện tiểu tiện bạn không nên bỏ qua
Nước tiểu không chỉ là một “sản phẩm phụ” của quá trình trao đổi chất mà nó còn là “thước đo” về tình trạng sức khỏe mỗi người.
Hàng ngày, bạn đi tiêu bao nhiêu lần, nguyên nhân đi tiểu thường xuyên, nước tiểu đổi màu đều đại diện cho một phản ứng nào đó của cơ thể.
1. Giải mã lượng nước tiểu và tần số đi tiểu
Một câu hỏi đặt ra đó là lượng nước tiểu và tần số đi tiểu như thế nào mới coi là bình thường? Do sự khác biệt về thói quen ăn uống, lượng nước tiểu và tần số đi tiểu cũng không giống nhau, nhưng trên cơ thể người lớn, lượng nước tiểu trung bình của mọi người là khoảng 6 cốc/ngày (tức 1500ml), số lần đi tiểu mỗi ngày là khoảng 4-8 lần. Đương nhiên, nếu bạn uống quá nhiều nước thì lượng nước tiểu sẽ nhiều hơn mức đó, ngược lại nếu bạn thường xuyên lười uống nước thì lượng nước tiểu sẽ không được 6 cốc/ngày.
Ngoài ra, một vài nhân tố khác cũng ảnh hưởng tới chuyện đi tiểu, đó chính là bàng quang to nhỏ và khả năng nhịn tiểu. Bàng quang của đàn ông thường lớn hơn phụ nữ, và người có khả năng nhịn tiểu sẽ kéo dài được thời gian đi tiểu hơn, nhưng lượng nước tiểu cũng sẽ nhiều hơn.
Ảnh minh họa
2. Nhận biết chuyển đi tiểu bất thường
Nếu bạn đã uống một lượng nước lớn mà nước tiểu vẫn vô cùng ít, tức là có thể bạn đã mắc chứng tiểu ít, điều này có liên quan tới chức năng thận yếu. Đối với người trưởng thành, nước tiểu mỗi ngày thường không được ít hơn 400ml. Khi bạn cảm thấy số lần đi tiểu tăng lên rõ rệt, đây có thể liên quan tới các bệnh như nhiễm trùng đường tiết niệu, tiểu đường. Nếu lượng nước tiểu tăng đột ngột hoặc giảm mạnh, tình trạng này không thể khắc phục bằng cách uống ít hoặc nhiều nước thì phải đi kiểm tra sức khỏe.
3. Màu sắc nước tiểu
Màu sắc nước tiểu cũng không hẳn là không thay đổi, nó sẽ thay đổi theo lượng nước bạn nạp vào cơ thể, sự khác nhau về chế độ ăn uống hoặc người bị bệnh. Nếu bạn uống đủ nước, nước tiểu sẽ có màu vàng nhạt; Nếu bạn hơi mất nước, nước tiểu sẽ đậm màu hơn. Màu vàng trong nước tiểu chủ yếu là do tế bào máu bị lão hóa, chúng đã bị phân giải sau khi trải qua một loạt sự trao đổi chất. Nước tiểu trong bàng quang ít càng ít thì màu càng đậm, cho nên nước tiểu vào buổi sáng sớm có màu khá đậm.
Vậy có màu nào được coi là nước tiểu khỏe mạnh nhất hay không? Câu trả lời là không. Nếu nước tiểu có màu đỏ, màu cam thậm chí màu xanh cũng không cần phải hoảng sợ, bởi vì đôi khi chúng biến màu là do thực phẩm mà bạn đã ăn: Chẳng hạn như uống vitamin C hoặc ăn quá nhiều cà rốt, nước tiểu có thể biến thành màu cam; Cải ngọt và dâu tây sẽ khiến nước tiểu trở thành màu đỏ; Măng tây có thể khiến nước tiểu chuyển thành màu xanh; Đậu tằm hay lô hội có thể khiến nước tiểu chuyển sang nâu sẫm.
Các loại thuốc cũng có thể làm đổi màu nước tiểu, như thuốc chống trầm cảm và thuốc giảm đau có thể khiến nước tiểu chuyển sang màu xanh lam. Nếu tiểu có bọt cho thấy trong nước tiểu có chứa protein, đây là do các bệnh về thận gây ra. Nếu màu sắc nước tiểu có sự thay đổi, có màu kì lạ, kéo dài hơn một ngày mà khó giải đáp bằng ăn hay uống thì phải đi kiêm tra ngay.
4. Mùi nước tiểu cũng thay đổi
Ăn uống không chỉ ảnh hưởng tới màu sắc nước tiểu mà còn làm thay đổi mùi nước tiểu. Chất thải trong nước tiểu có mùi amoniac, hàm lượng càng nhiều thì mùi càng khai. Những món như măng tây sẽ làm thay đổi rõ rệt mùi nước tiểu. Thậm chí, có một số người sau khi ăn măng tây, nước tiểu sẽ có mùi bắp cải thối.
Trong việc sản xuất nước tiểu, thận luôn đạt thành tích xuất sắc, vì nó luôn sàng lọc các loại thực phẩm mà chúng ta ăn vào lưu lại nước và khoáng chất vừa đủ, nhằm giữ cho cơ thể khỏe mạnh. Thỉnh thoảng, tình trạng nước tiểu có gì đó bất thường thì bạn cũng không nên quá lo lắng, nhưng nếu nước tiểu có màu, mùi hoặc lượng thay đổi đáng kể, số lần đi tiểu đột nhiên thay đổi lớn và kéo dài tình trạng này thì phải cảnh giác xem cơ thể bạn có khỏe mạnh không, nhất định phải đến bệnh viện kiểm tra.