Hàng khuyến mãi đa phần là loại rẻ tiền?
Sức mua trên thị trường suy giảm khiến các nhà phân phối, bán lẻ liên tiếp tung ra chương trình khuyến mãi. Các chương trình này đang góp phần phân chia nhóm khách hàng rõ rệt.
Khuyến mãi hàng ít tên tuổi
Khảo sát tại một số siêu thị tổng hợp lớn trên địa bàn Hà Nội cho thấy, các chương trình khuyến mãi, giảm giá sâu đang được áp dụng chủ yếu cho các mặt hàng có thương hiệu kém hơn. Ví dụ, với mặt hàng dầu ăn, hàng khuyến mãi luôn là Tường An, Vạn Thọ... hiếm khi là Neptune hay Simply. Ở mặt hàng quần áo, Big C khuyến mãi rất nhiều bộ đồ ngủ cho khách hàng là sản phẩm của các doanh nghiệp chưa có tên tuổi. Trong khi đó, các thương hiệu đồ mặc nhà từ tầm trung bình đến cao cấp như: PND, Wow, Winny, Wonderful, Gia Hội… chỉ khuyến mãi khi quần áo bị thiếu size, hết size hoặc trái mùa. Tương tự, với các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu khác như: bột giặt, nước xả quần áo, dầu gội đầu, nước mắm, thực phẩm… sản phẩm giảm giá luôn là sản phẩm không có thứ hạng cao.
Ít khi thấy các thương hiệu lớn khuyến mãi nhiều
Trong khi đó, các mặt hàng cùng chủng loại thương hiệu lớn vẫn tiếp tục đà tăng giá bất chấp những khó khăn chung của nền kinh tế cũng như sức mua trên thị trường suy giảm. Ví dụ, một bộ đồ mặc nhà phân khúc trung bình của các thương hiệu lớn năm ngoái có giá khoảng 350.000 đồng, năm nay tăng lên 380.000 đồng, hơn 400.000 đồng/bộ. Dầu ăn cũng “lừ lừ” tăng giá.
Chuyên gia thị trường Vũ Vinh Phú - Chủ tịch Hiệp hội siêu thị thành phố Hà Nội đã nhiều lần đề cập đến những bất hợp lý trong việc phân bổ hàng khuyến mãi, giảm giá của các siêu thị hiện nay. Theo đó, rất nhiều mặt hàng khuyến mãi được quảng cáo rầm rộ nhưng vẫn vắng khách. Xét về khía cạnh kinh doanh, doanh nghiệp không thể khuyến mãi ồ ạt các mặt hàng có thương hiệu lớn hay tiêu dùng nhiều bởi 2 lẽ. Thứ nhất, việc làm này có thể hạ thấp thương hiệu của sản phẩm. Người tiêu dùng sẽ đặt ra nghi vấn về chất lượng hàng hóa khi hàng đẹp mà phải khuyến mãi. Thứ hai, khuyến mãi hàng bán chạy thì gây tổn thất doanh thu cho doanh nghiệp. Về phía các doanh nghiệp có sức cạnh tranh kém hơn, khuyến mãi lại là việc cần thiết để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, cũng như quảng cáo, tiếp thị những mặt hàng mới đến khách hàng. Ở đây, chỉ có nhà phân phối, bán lẻ được lợi khi được tiếng khuyến mãi nhiều, giảm giá sâu, bán rẻ để lôi kéo khách hàng.
Hàng tồn kho khó tiêu thụ
Khách quan đánh giá, dù là giảm giá ở phân khúc hàng giá thấp hay giá cao thì các chương trình khuyến mãi cũng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của một bộ phận dân cư nhất định, mang lại lợi ích cho cả nhà sản xuất, phân phối và người tiêu dùng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, các chương trình khuyến mãi này đã góp phần phân chia thị trường thành 2 nhóm rõ rệt: nhóm người dân có thu nhập thấp và nhóm có thu nhập cao. Vì vậy, hàng hóa tồn kho của các doanh nghiệp không dễ để tiêu thụ trong bối cảnh khó khăn hiện nay. Về tác động xã hội, hoạt động này không tránh khỏi khiến cho sự phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc.
Chị Nguyễn Thị Thùy Dương (nhà ở phố Doãn Kế Thiện) cho rằng: “Khuyến mãi ồ ạt nhưng tôi vẫn không mua được mặt hàng mình muốn và tiếp tục thắt chặt chi tiêu. Cứ khuyến mãi kiểu này, người tiêu dùng sẽ dần mất niềm tin cũng như sự hào hứng chào đón khuyến mãi”.
Khảo sát tại một số siêu thị tổng hợp lớn trên địa bàn Hà Nội cho thấy, các chương trình khuyến mãi, giảm giá sâu đang được áp dụng chủ yếu cho các mặt hàng có thương hiệu kém hơn. Ví dụ, với mặt hàng dầu ăn, hàng khuyến mãi luôn là Tường An, Vạn Thọ... hiếm khi là Neptune hay Simply. Ở mặt hàng quần áo, Big C khuyến mãi rất nhiều bộ đồ ngủ cho khách hàng là sản phẩm của các doanh nghiệp chưa có tên tuổi. Trong khi đó, các thương hiệu đồ mặc nhà từ tầm trung bình đến cao cấp như: PND, Wow, Winny, Wonderful, Gia Hội… chỉ khuyến mãi khi quần áo bị thiếu size, hết size hoặc trái mùa. Tương tự, với các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu khác như: bột giặt, nước xả quần áo, dầu gội đầu, nước mắm, thực phẩm… sản phẩm giảm giá luôn là sản phẩm không có thứ hạng cao.
Ít khi thấy các thương hiệu lớn khuyến mãi nhiều
Trong khi đó, các mặt hàng cùng chủng loại thương hiệu lớn vẫn tiếp tục đà tăng giá bất chấp những khó khăn chung của nền kinh tế cũng như sức mua trên thị trường suy giảm. Ví dụ, một bộ đồ mặc nhà phân khúc trung bình của các thương hiệu lớn năm ngoái có giá khoảng 350.000 đồng, năm nay tăng lên 380.000 đồng, hơn 400.000 đồng/bộ. Dầu ăn cũng “lừ lừ” tăng giá.
Chuyên gia thị trường Vũ Vinh Phú - Chủ tịch Hiệp hội siêu thị thành phố Hà Nội đã nhiều lần đề cập đến những bất hợp lý trong việc phân bổ hàng khuyến mãi, giảm giá của các siêu thị hiện nay. Theo đó, rất nhiều mặt hàng khuyến mãi được quảng cáo rầm rộ nhưng vẫn vắng khách. Xét về khía cạnh kinh doanh, doanh nghiệp không thể khuyến mãi ồ ạt các mặt hàng có thương hiệu lớn hay tiêu dùng nhiều bởi 2 lẽ. Thứ nhất, việc làm này có thể hạ thấp thương hiệu của sản phẩm. Người tiêu dùng sẽ đặt ra nghi vấn về chất lượng hàng hóa khi hàng đẹp mà phải khuyến mãi. Thứ hai, khuyến mãi hàng bán chạy thì gây tổn thất doanh thu cho doanh nghiệp. Về phía các doanh nghiệp có sức cạnh tranh kém hơn, khuyến mãi lại là việc cần thiết để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, cũng như quảng cáo, tiếp thị những mặt hàng mới đến khách hàng. Ở đây, chỉ có nhà phân phối, bán lẻ được lợi khi được tiếng khuyến mãi nhiều, giảm giá sâu, bán rẻ để lôi kéo khách hàng.
Hàng tồn kho khó tiêu thụ
Khách quan đánh giá, dù là giảm giá ở phân khúc hàng giá thấp hay giá cao thì các chương trình khuyến mãi cũng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của một bộ phận dân cư nhất định, mang lại lợi ích cho cả nhà sản xuất, phân phối và người tiêu dùng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, các chương trình khuyến mãi này đã góp phần phân chia thị trường thành 2 nhóm rõ rệt: nhóm người dân có thu nhập thấp và nhóm có thu nhập cao. Vì vậy, hàng hóa tồn kho của các doanh nghiệp không dễ để tiêu thụ trong bối cảnh khó khăn hiện nay. Về tác động xã hội, hoạt động này không tránh khỏi khiến cho sự phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc.
Chị Nguyễn Thị Thùy Dương (nhà ở phố Doãn Kế Thiện) cho rằng: “Khuyến mãi ồ ạt nhưng tôi vẫn không mua được mặt hàng mình muốn và tiếp tục thắt chặt chi tiêu. Cứ khuyến mãi kiểu này, người tiêu dùng sẽ dần mất niềm tin cũng như sự hào hứng chào đón khuyến mãi”.