Hai thời điểm tốt nhất để uống nước trong ngày

Bảo Nam,
Chia sẻ

Uống nước trước khi ngủ đem lại nhiều lợi ích nhưng thói quen này cũng có thể khiến bạn muốn đi tiểu giữa đêm, gây rối loạn giấc ngủ. Vậy đâu mới là cách làm đúng?

Bạn ưu tiên làm việc gì trước giờ đi ngủ mỗi ngày?

Có người khi nghe câu hỏi này sẽ trả lời rằng, họ tắm gội, đọc sách, nghe nhạc... nhưng phần lớn câu trả lời thường sẽ là "uống một cốc nước trước khi đi ngủ". Vì sao lại có thói quen như vậy?

Đầu tiên phải khẳng định rằng, nước có vai trò rất lớn đối với sức khỏe. Hơn 70% cơ thể người được tạo thành nhờ nước. Nước cung cấp nguồn khoáng chất, vận chuyển chất dinh dưỡng, oxy cần thiết cho các tế bào, nuôi dưỡng tế bào...

uong-nuoc-7227-1650907732.jpg

Đó là lý do vì sao chúng ta thường được khuyên uống nhiều nước mỗi ngày. Đặc biệt trước khi ngủ là thời điểm nhiều người uống nước để cơ thể đủ nước vào ban đêm, giảm độ nhớt máu và tránh nguy cơ đột quỵ. Ngoài ra, uống nước ấm trước khi ngủ còn làm ấm họng, giúp cổ họng dịu đi khi bị tích tụ chất nhầy.

Uống nước trước khi ngủ đem lại nhiều lợi ích như vậy nhưng thói quen này cũng có thể gây mắc tiểu giữa đêm, gây rối loạn giấc ngủ. Vậy đâu mới là cách làm đúng?

Uống nước trước khi đi ngủ liệu có cần thiết?

ThS BS Đặng Ngọc Hùng (Viện nghiên cứu và tư vấn dinh dưỡng) cho biết: "Nhiều người cho rằng uống nước trước khi ngủ phòng ngừa đột quỵ, nhưng vô tình gây ra tình trạng tiểu đêm, gián đoạn giấc ngủ... 

Sự thật là cơ thể có cơ chế điều hòa nước rất tốt. Nước dư thừa sẽ được thải ra, còn nếu ít nước thì cơ thể sẽ tìm mọi cách để dự trữ và hạn chế việc mất nước. Do đó, việc uống nước trước khi ngủ còn tùy vào thói quen của từng người.

Nếu uống một chút nước trước khi ngủ làm cho bạn cảm thấy sảng khoái, thoải mái, dễ ngủ hơn... thì có thể uống. Nhưng ngược lại nếu việc uống nước trước giờ đi ngủ khiến chúng ta phải dậy nhiều lần lúc nửa đêm để đi tiểu thì không nên".

Bác sĩ giải đáp "có nên uống nước trước khi đi ngủ để phòng chống đột quỵ?" và những thời điểm uống nước tốt nhất - Ảnh 2.

ThS BS Đặng Ngọc Hùng (Viện nghiên cứu và tư vấn dinh dưỡng).

ThS BS Đặng Ngọc Hùng khuyên mọi người nên uống nước cách giờ đi ngủ 1-2 tiếng, chỉ nên uống 100-150ml trước khi ngủ, không nên uống quá nhiều. Đặc biệt người cao tuổi, người mắc u xơ tử cung, u xơ tuyến tiền liệt, hoặc người có hiện tượng bàng quang kích thích... thì không nên uống nhiều nước ban đêm vì sẽ gây hại nhiều hơn lợi.

Trả lời về câu hỏi "nếu không uống nước trước khi ngủ có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ không?", BS Hùng nói: "Uống nước trước khi ngủ liên quan đến thói quen chứ không phải nếu không uống nước thì sẽ tăng nguy cơ đột quỵ".

2 "thời điểm vàng" trong ngày nên quan tâm đến việc uống nước

1. 30 phút trước bữa ăn

Để giải quyết vấn đề thèm ăn, ăn quá nhiều, các chuyên gia khuyên rằng bạn nên uống 300ml nước ấm vào khoảng 30 phút trước bữa ăn. Thói quen này giúp bạn cảm thấy no hơn và kiểm soát được nhu cầu ăn uống. Đồng thời, việc uống nước trước bữa ăn cũng sẽ giúp bạn tăng cường trao đổi chất, từ đó hệ tiêu hóa sẽ xử lý thực phẩm một cách trơn tru và nhanh chóng, hạn chế nguy cơ tích mỡ.

Bác sĩ giải đáp "có nên uống nước trước khi đi ngủ để phòng chống đột quỵ?" và những thời điểm uống nước tốt nhất - Ảnh 3.

2. Sau khi ngủ dậy buổi sáng

Một cốc nước ấm vào buổi sáng có thể giúp làm sạch cơ thể khỏi độc tố, chống lão hóa hiệu quả do nước ấm giúp sửa chữa các tế bào da, tăng độ đàn hồi cho da của bạn.

Thường xuyên uống nước ấm vào buổi sáng cũng sẽ giúp cơ thể đào thải độc tố chẳng hạn như cặn mỡ lắng đọng trong hệ tuần hoàn. Từ đó cải thiện chức năng tuần hoàn của máu, giúp cơ thể được thư giãn và tưới máu tốt hơn. Thêm vào đó, tiêu thụ nước ấm vào buổi sáng cũng giúp loại bỏ chất thải hiệu quả, tăng cường hoạt động trao đổi chất và giảm cơn đói.

Chia sẻ