Hà Nội: không khí Tết về muộn
Chỉ còn vài ngày nữa là đến Tết, nhưng ở Hà Nội, không khí Tết dường như về muộn.
Khắp các nẻo đường, khu phố, trừ sự xuất hiện của hoa đào, quất cảnh và các mặt hàng phục vụ Tết thì không khí diễn ra vẫn hết sức trầm lặng. Người người vẫn đi làm bình thường. Đào, quất, mai bày tràn lan trên vỉa hè khoe sắc đầy hấp dẫn nhưng không đông người dừng lại hỏi mua. Những chiếc xe chở hoa cảnh, cây cảnh phục vụ Tết mọi năm tấp nập các con đường năm nay cũng thưa vắng và hiếm hoi hơn.
Dọc các tuyến phố, hoa, cây cảnh đã được bày bán nhiều từ trước 20 âm lịch. Nhưng theo một người bán quất cảnh trên phố Trương Định thì: “Đào, quất năm nay bán chậm lắm. Người mua đa số chỉ là mua về cho cơ quan, văn phòng, chứ người mua cá nhân còn rất ít. Mọi năm tầm này chúng tôi đã bán chạy lắm rồi. Cứ đà này, chả biết Tết nhất thế nào”.
Lý giải cho nguyên nhân vì sao Tết đến chậm, anh Quang Tú (Ba Đình – Hà Nội) cười nói: “Không biết các đơn vị khác thế nào, chứ ở cơ quan mình, lương và thưởng đều chưa được nhận. Mọi người cũng đang ngóng đây. Có lương, có thưởng mới có tiền đi sắm Tết chứ. Không có thì nhìn đào quất đẹp đến đâu cũng đành chịu thôi”.
Ở nhiều cơ quan, văn phòng khác, lương, thưởng đã được phát từ lâu nhưng ‘tiến độ’ sắm Tết của nhân viên vẫn hết sức chậm chạp. Chị Lan Anh (Đống Đa – Hà Nội) chia sẻ: “Năm nay làm ăn chán quá. Chẳng có tiền mà tiêu. Đã vậy, mọi thứ đắt lên chóng mặt. Đào, quất, hoa tăng giá gấp đôi, gấp rưỡi năm ngoái. Cũng thích lắm nhưng đó không phải là ưu tiên của gia đình. Còn rất nhiều thứ phải sắm sửa cho năm mới. Thôi đành chờ 30 Tết, xem tình hình giá cả có rẻ đi thì mua cành đào hay chậu quất gì đấy. Nhớ lại năm ngoái, có 1 triệu sắm đủ từ đào, quất đến hoa ly, tulip mà thèm”.
Các cửa hàng vừa và nhỏ trên các tuyến phố cũng chưa thấy không khí của Tết. Các năm trước, chỉ 20 âm lịch đổ ra là cửa hàng nào cũng đã bày đào, bày quất. Chị Hoàng Anh (chủ một cửa hàng quần áo trên phố Bạch Mai) thở dài: “Tiền lãi cả ngày chả đủ mua chậu quất thì sao dám bày hả em? Thôi thì phú quý sinh lễ nghĩa, không phú quý thì cũng đành thôi”.
Hàng bán mai thưa vắng khách.
Dọc các tuyến phố, hoa, cây cảnh đã được bày bán nhiều từ trước 20 âm lịch. Nhưng theo một người bán quất cảnh trên phố Trương Định thì: “Đào, quất năm nay bán chậm lắm. Người mua đa số chỉ là mua về cho cơ quan, văn phòng, chứ người mua cá nhân còn rất ít. Mọi năm tầm này chúng tôi đã bán chạy lắm rồi. Cứ đà này, chả biết Tết nhất thế nào”.
Bày bán từ trước 20 âm lịch, quất cảnh vẫn bán được rất ít.
Lý giải cho nguyên nhân vì sao Tết đến chậm, anh Quang Tú (Ba Đình – Hà Nội) cười nói: “Không biết các đơn vị khác thế nào, chứ ở cơ quan mình, lương và thưởng đều chưa được nhận. Mọi người cũng đang ngóng đây. Có lương, có thưởng mới có tiền đi sắm Tết chứ. Không có thì nhìn đào quất đẹp đến đâu cũng đành chịu thôi”.
Hoa Tết chưa thấy người hỏi mua.
Ở nhiều cơ quan, văn phòng khác, lương, thưởng đã được phát từ lâu nhưng ‘tiến độ’ sắm Tết của nhân viên vẫn hết sức chậm chạp. Chị Lan Anh (Đống Đa – Hà Nội) chia sẻ: “Năm nay làm ăn chán quá. Chẳng có tiền mà tiêu. Đã vậy, mọi thứ đắt lên chóng mặt. Đào, quất, hoa tăng giá gấp đôi, gấp rưỡi năm ngoái. Cũng thích lắm nhưng đó không phải là ưu tiên của gia đình. Còn rất nhiều thứ phải sắm sửa cho năm mới. Thôi đành chờ 30 Tết, xem tình hình giá cả có rẻ đi thì mua cành đào hay chậu quất gì đấy. Nhớ lại năm ngoái, có 1 triệu sắm đủ từ đào, quất đến hoa ly, tulip mà thèm”.
Đào hôm nay mới thưa thớt người hỏi mua.
Các cửa hàng vừa và nhỏ trên các tuyến phố cũng chưa thấy không khí của Tết. Các năm trước, chỉ 20 âm lịch đổ ra là cửa hàng nào cũng đã bày đào, bày quất. Chị Hoàng Anh (chủ một cửa hàng quần áo trên phố Bạch Mai) thở dài: “Tiền lãi cả ngày chả đủ mua chậu quất thì sao dám bày hả em? Thôi thì phú quý sinh lễ nghĩa, không phú quý thì cũng đành thôi”.