Hà Nội: Chất lượng không khí ở mức nguy hại nhiều ngày liên tiếp, chuyên gia khuyến cáo người dân chủ động theo dõi, bảo vệ sức khỏe

MINH NGỌC,
Chia sẻ

Sáng 7/11, chất lượng không khí tại Hà Nội ở mức nguy hại, riêng chỉ số bụi mịn tại Thủ đô cao gấp 10 lần quy chuẩn quốc tế.

Theo AirVisual (Ứng dụng của tổ chức đo lường chất lượng không khí thế giới), chỉ số chất lượng không khí AQI tại Hà Nội những ngày qua ở mức xấu, có hại cho sức khỏe người dân và cần hạn chế các hoạt động ngoài trời.

Hà Nội: Chất lượng không khí ở mức nguy hại nhiều ngày liên tiếp, chuyên gia khuyến cáo người dân chủ động theo dõi, bảo vệ sức khỏe - Ảnh 1.

Khu vực Hoàng Mai, Hà Nội

Trong sáng 7/11, Thái Nguyên là thành phố ô nhiễm nhất nước, xếp thứ hai là Hà Nội với chỉ số AQI 176; nhiều nơi ở thủ đô có chỉ số AQI trên 200 (0-50 là chỉ số tốt). Ba địa điểm khác xếp sau là TP HCM (137), Thanh Hóa (134), thị trấn Thứa - Bắc Ninh (128). Đây là tình trạng ô nhiễm ở mức nguy hại, ảnh hưởng đến người già, trẻ nhỏ, gây bệnh hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản, suy hô hấp. Dự kiến trong những ngày tới, các chỉ số vẫn tiếp tục ở mức nguy hại, đặc biệt là sáng sớm.

Còn trên ứng dụng PamAir (mạng lưới theo dõi chất lượng không phủ khắp 63 tỉnh thành Việt Nam), vào lúc 10h00 sáng nay, nhiều địa điểm có chỉ số chất lượng không khí màu đỏ và tím (mức nguy hiểm).

Đặc biệt, chỉ số bụi mịn PM 2.5 tại Hà Nội dao động khoảng 50 µg/m³, cao hơn gấp 10 lần quy chuẩn về chất lượng không khí hàng năm của Tổ chức Y tế Thế giới (5 µg/m3).

Bụi mịn hay bụi PM 2.5 là những hạt bụi li ti trong không khí, khi nồng độ tăng lên, không khí sẽ mờ đi và tầm nhìn bị giảm trông giống như sương mù. Bụi mịn cản trở giao thông và tầm nhìn của các phương tiện di chuyển vào buổi sáng.

Hà Nội: Chất lượng không khí ở mức nguy hại nhiều ngày liên tiếp, chuyên gia khuyến cáo người dân chủ động theo dõi, bảo vệ sức khỏe - Ảnh 2.

Bầu trời mờ mịt dù đã giữa trưa (Ảnh ghi nhận tại khu vực quân Cầu Giấy)

Chuyên gia Mạng lưới không khí sạch Việt Nam cho rằng, nhiều nguyên nhân khiến cho tình trạng ô nhiễm ở mức có thể cảm nhận bằng mắt thường có thể do đây là thời điểm vào mùa gặt, người dân đốt rơm rạ. Ngoài ra, bụi từ các công trình, các phương tiện tham gia giao thông tăng cao... cũng có thể là nguyên nhân.

Để bảo vệ cho sức khỏe, chuyên gia đưa ra lời khuyên cho người dân:

- Chủ động theo dõi Chỉ số chất lượng không khí (AQI).

- Người già và trẻ em không nên ra đường vào lúc cao điểm.

- Khi ra ngoài, người dân cần phải đeo khẩu trang, đeo kính để hạn chế khói bụi.

- Đối với trẻ em, cần hạn chế ra đường vào thời điểm tan tầm, luôn phải sử dụng khẩu trang lọc bụi mịn, giữ ấm mũi, họng, cổ, tránh các hoạt động ngoài trời quá lâu và không cần thiết.

- Đối với người ở nhà, cần hạn chế mở cửa sổ, cửa ra vào vào thời điểm chất lượng không khí xấu, đặc biệt là các nhà ở gần đường giao thông hoặc điểm ô nhiễm.

- Người mắc các bệnh về hô hấp cũng được các chuyên gia khuyến cáo không nên ra đường vào các thời điểm chỉ số AQI lên cao.

Theo ghi nhận của chúng tôi, trưa cùng ngày, bằng mắt thường cũng có thể quan sát thấy hiện tượng "mờ" trên vùng bầu trời trong nội thành. Nhiều công trình, nhà cao tầng chỉ nhìn thấy một phần phía dưới với tầm mắt rất gần.

Hà Nội: Chất lượng không khí ở mức nguy hại nhiều ngày liên tiếp, chuyên gia khuyến cáo người dân chủ động theo dõi, bảo vệ sức khỏe - Ảnh 3.

Khu vực Hai Bà Trưng

Hà Nội: Chất lượng không khí ở mức nguy hại nhiều ngày liên tiếp, chuyên gia khuyến cáo người dân chủ động theo dõi, bảo vệ sức khỏe - Ảnh 4.

Khu vực Đống Đa

Hà Nội: Chất lượng không khí ở mức nguy hại nhiều ngày liên tiếp, chuyên gia khuyến cáo người dân chủ động theo dõi, bảo vệ sức khỏe - Ảnh 5.

Hà Nội: Chất lượng không khí ở mức nguy hại nhiều ngày liên tiếp, chuyên gia khuyến cáo người dân chủ động theo dõi, bảo vệ sức khỏe - Ảnh 6.

Cầu vượt phố Vọng

Hà Nội: Chất lượng không khí ở mức nguy hại nhiều ngày liên tiếp, chuyên gia khuyến cáo người dân chủ động theo dõi, bảo vệ sức khỏe - Ảnh 7.

Nhìn từ chung cư Hateco

Chia sẻ