Gỏi cá Nam Ô ở Đà Nẵng - Ăn một lần, nhớ... cả đời
Gỏi cá Nam Ô là một đặc sản nức tiếng ở Đà Nẵng nhưng cho tới giờ tôi mới dám thử ăn, không phải vì nó không ngon mà cơ bản với những người thuộc dạng sợ ăn đồ tươi sống như tôi thì đây quả là một trải nghiệm đáng nhớ.
Bạn tôi hỏi muốn ăn gỏi cá khô hay gỏi cá ướt, gỏi cá khô thì dành cho người mới bắt đầu ăn, trong có đậu phộng giòn giòn nhưng không ngon bằng gỏi cá ướt. Tôi cùng tò mò không biết gỏi cá ướt là như thế nào, trước giờ tôi chỉ biết đến gỏi cá khô.
Ấn tượng ban đầu khi chủ quán bưng ra một tô gỏi cá ướt là “Ớ, cái gì thế, gỏi cá đây hả, sao trông có vẻ như canh cá rứa?”. Thế là bà chủ quán nói rằng: “Chắc là con mới ăn lần đầu hả, ngon lắm đấy con”. Tôi thấy nó có vẻ ghê ghê, nhìn từng lát cá sống tôi hơi nhợn người nhưng mà bạn tôi bảo ăn đi, ngon lắm đó. Thế là tôi đánh liều ăn thử.
Tôi được biết cá làm gỏi này được chế biến từ cá mòi, cá tớp, cá cơm… nhưng ngon nhất là cá trích. Cá trích có vị ngọt, nhiều đạm, thịt săn chắc ăn rất béo, cá ở đây được đánh bắt gần bờ. Lúc chúng tôi tới quán thì cũng tầm 9h, quán khá vắng khách, bà chủ quán còn đùa rằng “Bọn con hên lắm đấy, cô vừa mới làm xong mẻ cá, cá chưa để tủ lạnh nên còn rất là tươi.”.
Cá trích sau khi cắt đầu, cắt đuôi, bỏ xương sẽ được chẻ làm đôi sau đó đem ướp gia vị là gừng, riềng, tỏi băm nhuyễn. Đảo sơ 1 lượt trong cái tô gỏi cá tôi thấy những miếng cá rất tươi, đến mức nhìn y như là còn sống vậy, có khá là nhiều riềng, gừng, đặc biệt là ớt. Chủ quán bỏ thêm đậu phụng và mè để tăng thêm hương vị của món ăn. Nhìn kỹ thì tôi thấy cũng khá là hấp dẫn nên thôi ăn thử một lần cho biết.
Múc một ít cá và nước ra chén nhỏ, tôi bắt đầu lấy rau sống và bánh tráng để cuốn, bánh tráng ở đây là dùng bánh tráng Đại Lộc, Quảng Nam. Rau sống ở đây khá là đặc biệt và đa dạng. Đó là những đọt non của các lá: cóc rừng, tim lan, lá xoài, lá trám, lá dừng. Một số loại lá mọc trên đèo Hải Vân và người bán phải đi hái chúng về. Rau sống khá là tươi ngon, ngoài những loại lá đó thì ở đây bỏ thêm một ít dưa chuột, xoài, chuối sống để tăng thêm vị chua nhẹ.
Sau khi cuốn những nguyên liệu ấy lại với nhau thì tôi chấm vào nước chan. Phải nói là một vị cay xông lên tận đầu, lưỡi tôi hoàn toàn tê liệt, tôi phải suýt xoa lên “Cay quá đi mất”. Bạn tôi bảo rằng ăn gỏi cá phải cay thì mới đúng bài, vì chính cái cay của ớt, gừng, riềng mới lấn át đi vị tanh của cá sống.
Tôi chậc lưỡi ăn hết một miếng. Mặc dù cay nhưng phải công nhận rằng nó rất là ngon, ngon nhất là ở nước chấm của cá. Cái vị ngọt ngọt, mặn mặn của nước cá, cái vị beo béo của cá tươi cùng với vị cay xé lưỡi của ớt cộng với các loại lá mang hương rừng, vị chuối chat chat, vị chua chua của xoài…tất cả gói gém lại.
Cái ngon dần dần chui tọt xuống cái dạ dày, vị ngon đọng lại trên đầu lưỡi cùng với vị cay chạy thẳng lên mắt mũi. Phải nói rằng ăn đến miếng thứ 3, thứ 4 là nước mắt, nước mũi của tôi bắt đầu đổ ra nhưng không vì thế mà tôi kìm hãm lại vị ngon của món này. Cay thì cay nhưng tôi cố gắng ăn hết chén gỏi cá.
Ăn gỏi cá phải kèm thêm một chút men của bia thì mới cộng hưởng tốt được. Cái vị đắng của bia cùng với cái lạnh buốt của đá đã giúp phần nào khống chế được cái cay của ớt. Ăn được đến chén thứ 2 thì tôi "gục ngã" vì cay.
Có lẽ tùy khẩu vị của từng người thích ăn cay riêng tôi vốn dĩ ăn cay khá kém nên gục ngã sớm, chứ bạn tôi thì nó chiến đấu tới cùng. Xong tôi phải công nhận rằng gỏi cá ở đây ngon trứ danh. Bạn tôi còn chọc tôi rằng: “Thế là từ nay ăn được gỏi cá rồi nhé”. Cũng đúng, có lẻ từ đây tôi đã hết ác cảm với món ăn sống sống thế này rồi.
Nam Ô có khá nhiều quán gỏi cá nhưng quán chúng tôi ăn thì có tiếng ở Đà Nẵng. Quán có tên là nhà hàng Bình Dạ, nằm trên phố Nguyễn Tất Thành. Ngã ba Nam Ô và Nguyễn Tất Thành, gần những đồi thông. Giá cũng không phải là quá đắt 60.000 cho một tô gỏi cá ướt như thế này.
Ấn tượng ban đầu khi chủ quán bưng ra một tô gỏi cá ướt là “Ớ, cái gì thế, gỏi cá đây hả, sao trông có vẻ như canh cá rứa?”. Thế là bà chủ quán nói rằng: “Chắc là con mới ăn lần đầu hả, ngon lắm đấy con”. Tôi thấy nó có vẻ ghê ghê, nhìn từng lát cá sống tôi hơi nhợn người nhưng mà bạn tôi bảo ăn đi, ngon lắm đó. Thế là tôi đánh liều ăn thử.
Tôi được biết cá làm gỏi này được chế biến từ cá mòi, cá tớp, cá cơm… nhưng ngon nhất là cá trích. Cá trích có vị ngọt, nhiều đạm, thịt săn chắc ăn rất béo, cá ở đây được đánh bắt gần bờ. Lúc chúng tôi tới quán thì cũng tầm 9h, quán khá vắng khách, bà chủ quán còn đùa rằng “Bọn con hên lắm đấy, cô vừa mới làm xong mẻ cá, cá chưa để tủ lạnh nên còn rất là tươi.”.
Cá trích sau khi cắt đầu, cắt đuôi, bỏ xương sẽ được chẻ làm đôi sau đó đem ướp gia vị là gừng, riềng, tỏi băm nhuyễn. Đảo sơ 1 lượt trong cái tô gỏi cá tôi thấy những miếng cá rất tươi, đến mức nhìn y như là còn sống vậy, có khá là nhiều riềng, gừng, đặc biệt là ớt. Chủ quán bỏ thêm đậu phụng và mè để tăng thêm hương vị của món ăn. Nhìn kỹ thì tôi thấy cũng khá là hấp dẫn nên thôi ăn thử một lần cho biết.
Múc một ít cá và nước ra chén nhỏ, tôi bắt đầu lấy rau sống và bánh tráng để cuốn, bánh tráng ở đây là dùng bánh tráng Đại Lộc, Quảng Nam. Rau sống ở đây khá là đặc biệt và đa dạng. Đó là những đọt non của các lá: cóc rừng, tim lan, lá xoài, lá trám, lá dừng. Một số loại lá mọc trên đèo Hải Vân và người bán phải đi hái chúng về. Rau sống khá là tươi ngon, ngoài những loại lá đó thì ở đây bỏ thêm một ít dưa chuột, xoài, chuối sống để tăng thêm vị chua nhẹ.
Sau khi cuốn những nguyên liệu ấy lại với nhau thì tôi chấm vào nước chan. Phải nói là một vị cay xông lên tận đầu, lưỡi tôi hoàn toàn tê liệt, tôi phải suýt xoa lên “Cay quá đi mất”. Bạn tôi bảo rằng ăn gỏi cá phải cay thì mới đúng bài, vì chính cái cay của ớt, gừng, riềng mới lấn át đi vị tanh của cá sống.
Tôi chậc lưỡi ăn hết một miếng. Mặc dù cay nhưng phải công nhận rằng nó rất là ngon, ngon nhất là ở nước chấm của cá. Cái vị ngọt ngọt, mặn mặn của nước cá, cái vị beo béo của cá tươi cùng với vị cay xé lưỡi của ớt cộng với các loại lá mang hương rừng, vị chuối chat chat, vị chua chua của xoài…tất cả gói gém lại.
Cái ngon dần dần chui tọt xuống cái dạ dày, vị ngon đọng lại trên đầu lưỡi cùng với vị cay chạy thẳng lên mắt mũi. Phải nói rằng ăn đến miếng thứ 3, thứ 4 là nước mắt, nước mũi của tôi bắt đầu đổ ra nhưng không vì thế mà tôi kìm hãm lại vị ngon của món này. Cay thì cay nhưng tôi cố gắng ăn hết chén gỏi cá.
Ăn gỏi cá phải kèm thêm một chút men của bia thì mới cộng hưởng tốt được. Cái vị đắng của bia cùng với cái lạnh buốt của đá đã giúp phần nào khống chế được cái cay của ớt. Ăn được đến chén thứ 2 thì tôi "gục ngã" vì cay.
Có lẽ tùy khẩu vị của từng người thích ăn cay riêng tôi vốn dĩ ăn cay khá kém nên gục ngã sớm, chứ bạn tôi thì nó chiến đấu tới cùng. Xong tôi phải công nhận rằng gỏi cá ở đây ngon trứ danh. Bạn tôi còn chọc tôi rằng: “Thế là từ nay ăn được gỏi cá rồi nhé”. Cũng đúng, có lẻ từ đây tôi đã hết ác cảm với món ăn sống sống thế này rồi.
Nam Ô có khá nhiều quán gỏi cá nhưng quán chúng tôi ăn thì có tiếng ở Đà Nẵng. Quán có tên là nhà hàng Bình Dạ, nằm trên phố Nguyễn Tất Thành. Ngã ba Nam Ô và Nguyễn Tất Thành, gần những đồi thông. Giá cũng không phải là quá đắt 60.000 cho một tô gỏi cá ướt như thế này.