Khi nào đi xét nghiệm bệnh lây truyền qua đường tình dục?
Nếu bạn có sinh hoạt tình dục, đặc biệt là với nhiều bạn tình, thì việc áp dụng các biện pháp bảo vệ và xét nghiệm bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) là vô cùng quan trọng.
Vậy có những xét nghiệm nào và khi nào nên thực hiện xét nghiệm sàng lọc? Dưới đây là một số hướng dẫn xét nghiệm STD mà bạn có thể tham khảo:
Chlamydia và bệnh lậu
Tiến hành xét nghiệm hàng năm nếu:
Bạn là nữ dưới 25 tuổi và có sinh hoạt tình dục
Bạn là nữ trên 25 tuổi và có nguy cơ nhiễm STD - ví dụ, nếu bạn quan hệ với bạn tình mới hoặc có nhiều bạn tình.
Bạn có quan hệ tình dục đồng tính nam
Việc xét nghiệm chlamydia và bệnh lậu là cần thiết vì nếu không xuất hiện các dấu hiệu hoặc triệu chứng thì bạn có thể không biết mình đang nhiễm bệnh.
HIV, giang mai và viêm gan
Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) khuyến cáo xét nghiệm HIV, ít nhất 1 lần, như một phần trong chương trình khám sức khỏe thường quy trong độ tuổi từ 13-64. CDC cũng khuyến nghị xét nghiệm HIV hàng năm nếu bạn có nguy cơ cao bị nhiễm bệnh.
Nên xét nghiện HIV, giang mai và viêm gan nếu bạn:
Có kết quả xét nghiệm dương tính với bệnh lậu hoặc Chlamydia, khiến bạn có nguy cơ cao hơn bị nhiễm các STD khác.
Có nhiều hơn 1 bạn tình kể từ lần xét nghiệm gần đây nhất
Sử dụng các thuốc qua tĩnh mạch
Đồng tính nam
Herpes sinh dục
Xét nghiệm máu có thể giúp phát hiện nhiễm herpes, song kết quả không phải lúc nào cũng được xem là kết luận cuối cùng. Một số xét nghiệm máu có thể giúp phân biệt giữa hai dạng virút herpes chính. Tuýp 1 là vi-rút thường gây herpes môi, mặc dù cũng có thể gây mụn rộp sinh dục. Týp 2 thường gây bệnh ở bộ phận sinh dục. Các kết quả xét nghiệm phát hiện herpes sinh dục tùy thuộc vào độ nhạy của xét nghiệm và giai đoạn nhiễm. Kết quả dương tính giả hoặc âm tính giả có thể xảy ra.
HPV
Một số chủng HPV có thể gây ung thư cổ tử cung trong khi một số chủng khác gây mụn cóc sinh dục. Hầu hết những người có sinh hoạt tình dục đều bị nhiễm HPV tại một thời điểm nào đó trong đời song không xuất hiện triệu chứng. Vi-rút này thường biến mất trong vòng 2 năm.
Hiện chưa có xét nghiệm sàng lọc HPV cho nam giới, thông thường các bác sĩ chỉ thăm khám bằng mắt hoặc làm sinh thiết mụn cóc sinh dục.
Với nữ là xét nghiệm Pap (phát hiện những tế bào bất thường ở cổ tử cung) và được khuyến nghị thực hiện 2 năm/lần ở phụ nữ độ tuổi từ 21-30. Phụ nữ từ 30 tuổi trở lên có thể tiến hành xét nghiệm này 3 năm/lần nếu lần xét nghiệm gần nhất không có bất thường.
Xét nghiệm HPV: Xét nghiệm này thường không được thực hiện ở phụ nữ dưới 30 tuổi vì nhiễm HPV thường tự hết ở độ tuổi này.
HPV cũng có thể liên quan đến ung thư âm hộ, âm đạo, dương vật và hậu môn. Việc tiêm vắc-xin có thể bảo vệ cả nam và nữ khỏi một số dạng HPV song thường phát huy hiệu quả tốt nhất nhất nếu được tiêm trước độ tuổi bắt đầu có sinh hoạt tình dục.
Kết quả xét nghiệm dương tính với STD
Nếu bạn có kết quả xét nghiệm dương tính với STD thì bước tiếp theo là cần tiến hành các xét nghiệm và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra bạn cũng nên thông báo cho bạn tình vì họ cũng cần phải đánh giá và điều trị nếu bị nhiễm bệnh từ bạn.
Chlamydia và bệnh lậu
Tiến hành xét nghiệm hàng năm nếu:
Bạn là nữ dưới 25 tuổi và có sinh hoạt tình dục
Bạn là nữ trên 25 tuổi và có nguy cơ nhiễm STD - ví dụ, nếu bạn quan hệ với bạn tình mới hoặc có nhiều bạn tình.
Bạn có quan hệ tình dục đồng tính nam
Việc xét nghiệm chlamydia và bệnh lậu là cần thiết vì nếu không xuất hiện các dấu hiệu hoặc triệu chứng thì bạn có thể không biết mình đang nhiễm bệnh.
HIV, giang mai và viêm gan
Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) khuyến cáo xét nghiệm HIV, ít nhất 1 lần, như một phần trong chương trình khám sức khỏe thường quy trong độ tuổi từ 13-64. CDC cũng khuyến nghị xét nghiệm HIV hàng năm nếu bạn có nguy cơ cao bị nhiễm bệnh.
Có kết quả xét nghiệm dương tính với bệnh lậu hoặc Chlamydia, khiến bạn có nguy cơ cao hơn bị nhiễm các STD khác.
Có nhiều hơn 1 bạn tình kể từ lần xét nghiệm gần đây nhất
Sử dụng các thuốc qua tĩnh mạch
Đồng tính nam
Herpes sinh dục
Xét nghiệm máu có thể giúp phát hiện nhiễm herpes, song kết quả không phải lúc nào cũng được xem là kết luận cuối cùng. Một số xét nghiệm máu có thể giúp phân biệt giữa hai dạng virút herpes chính. Tuýp 1 là vi-rút thường gây herpes môi, mặc dù cũng có thể gây mụn rộp sinh dục. Týp 2 thường gây bệnh ở bộ phận sinh dục. Các kết quả xét nghiệm phát hiện herpes sinh dục tùy thuộc vào độ nhạy của xét nghiệm và giai đoạn nhiễm. Kết quả dương tính giả hoặc âm tính giả có thể xảy ra.
HPV
Một số chủng HPV có thể gây ung thư cổ tử cung trong khi một số chủng khác gây mụn cóc sinh dục. Hầu hết những người có sinh hoạt tình dục đều bị nhiễm HPV tại một thời điểm nào đó trong đời song không xuất hiện triệu chứng. Vi-rút này thường biến mất trong vòng 2 năm.
Hiện chưa có xét nghiệm sàng lọc HPV cho nam giới, thông thường các bác sĩ chỉ thăm khám bằng mắt hoặc làm sinh thiết mụn cóc sinh dục.
Với nữ là xét nghiệm Pap (phát hiện những tế bào bất thường ở cổ tử cung) và được khuyến nghị thực hiện 2 năm/lần ở phụ nữ độ tuổi từ 21-30. Phụ nữ từ 30 tuổi trở lên có thể tiến hành xét nghiệm này 3 năm/lần nếu lần xét nghiệm gần nhất không có bất thường.
Xét nghiệm HPV: Xét nghiệm này thường không được thực hiện ở phụ nữ dưới 30 tuổi vì nhiễm HPV thường tự hết ở độ tuổi này.
HPV cũng có thể liên quan đến ung thư âm hộ, âm đạo, dương vật và hậu môn. Việc tiêm vắc-xin có thể bảo vệ cả nam và nữ khỏi một số dạng HPV song thường phát huy hiệu quả tốt nhất nhất nếu được tiêm trước độ tuổi bắt đầu có sinh hoạt tình dục.
Kết quả xét nghiệm dương tính với STD
Nếu bạn có kết quả xét nghiệm dương tính với STD thì bước tiếp theo là cần tiến hành các xét nghiệm và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra bạn cũng nên thông báo cho bạn tình vì họ cũng cần phải đánh giá và điều trị nếu bị nhiễm bệnh từ bạn.