Gặp người đàn ông hơn 24 năm viết thư thuê ở bưu điện Sài Gòn
Sau khi về hưu, ông Dương Văn Ngộ vì quá yêu công việc mình đã từng gắn bó nên đã xin được ở lại bưu điện để làm công việc viết, dịch thư thuê. Và ông đã gắn bó với công việc này được 24 năm có lẻ.
Ông Dương Văn Ngộ sinh năm 1930, hiện đang sống tại khu vực Thị Nghè, TP.HCM. Ông đã có 40 năm làm việc tại Bưu điện trung tâm TP.HCM. Năm 1990 ông về hưu. Vì quá yêu công việc mình đã từng gắn bó, ông xin được ở lại bưu điện để làm công việc viết, dịch thư thuê và hướng dẫn giúp những người không rành thao tác viết thư, điền thông tin.
Thấm thoát, giờ ông đã 84 tuổi, có hơn 24 năm tự nguyện làm nghề viết thư thuê. Ông được mệnh danh là Người viết thư thuê lâu nhất Việt Nam... Ông kể: “Lúc trước cũng có vài người làm cùng, nhưng họ đã ra đi vì tuổi già, giờ chỉ còn lại mình tôi”.
Thấm thoát, giờ ông đã 84 tuổi, có hơn 24 năm tự nguyện làm nghề viết thư thuê. Ông được mệnh danh là Người viết thư thuê lâu nhất Việt Nam... Ông kể: “Lúc trước cũng có vài người làm cùng, nhưng họ đã ra đi vì tuổi già, giờ chỉ còn lại mình tôi”.
Ông Dương Văn Ngộ và công việc hiện thời của ông.
Hơn 20 năm làm nghề viết thư thuê, ông Ngộ luôn giữ nguyên tắc: chính xác, chuẩn mực, viết đúng những gì khách yêu cầu và sau cùng là tuyệt đối giữ bí mật điều riêng tư của khách hàng. Chữ ông không phải là chữ đẹp nhất, nhưng ông rất am tường kỹ thuật viết đơn, thư bằng tiếng Anh và Pháp, lối dùng từ sao cho đúng, rõ, phù hợp thể loại: tình cảm, xã giao, công việc… Vì lẽ đó, ông được rất nhiều người tin cậy.
Ông đang viết lên một tấm postcard bằng tiếng Anh.
Dù không phải là công chức nữa, nhưng ông vẫn giữ nề nếp làm việc chuẩn mực. Ông làm việc 5 ngày trong tuần, đến và rời bưu điện vào giờ hành chính. Dụng cụ làm việc của ông là bút, giấy, vài quyển từ điển. Ông cũng mang theo một chai nước và một vài tấm ảnh, bài báo về mình mà ông tâm đắc nhất.
Khi được hỏi về “thời vàng son trong công việc”, ông cho biết: “Giai đoạn nào cũng có người cần dịch, viết thư giúp. Còn nếu so theo ngày thì có hôm đông khách hôm vắng khách. Hôm đông khách tôi có thể kiếm được nhiều nhất 240 ngàn đồng, có hôm tôi chỉ kiếm được 5 ngàn. Nhưng cái chính ở đây là tôi muốn được gắn bó với nghề chứ không phải mục đích mưu sinh”.
Ông cho biết thêm, hễ dịch và viết kín 1 đôi giấy học trò, ông lấy giá 20 ngàn đồng. Có khi khách muốn trả thêm, nhưng ông kiên quyết không nhận.
Ông cho biết thêm, hễ dịch và viết kín 1 đôi giấy học trò, ông lấy giá 20 ngàn đồng. Có khi khách muốn trả thêm, nhưng ông kiên quyết không nhận.
Ông hiện đang sống cùng vợ và con gái. Mỗi ngày ông đi làm bằng chiếc xe đạp cũ. Hình ảnh và công việc của ông tạo nên một nét rất sinh động, đặc sắc và cổ kính trong không gian bưu điện thành phố. Những đoàn khách nước ngoài khi ghé ngang bưu điện đều chủ động tìm đến bắt chuyện hoặc được hướng dẫn viên giới thiệu về ông.
Công việc hàng ngày của ông Dương Văn Ngộ.
Góc làm việc của ông - là chiếc bàn đặt giữa Bưu điện Trung tâm TP.HCM.
Ông đọc lại quyển từ điển cũ lúc rảnh rỗi.
Đôi lúc ông ngồi suy tư.
Những bức ảnh kỷ niệm mà ông luôn giữ bên mình
Một bức ảnh ghi lại cảnh ông đi về trên chiếc xe đạp cũ.