Gần Tết, các bà nội trợ cần nắm được các mẹo phân biệt để tránh mua phải tôm bơm tạp chất thạch rau câu

Scorpiot (T/H),
Chia sẻ

Các chủ cửa hàng thường bơm tạp chất thạch rau câu để tăng trọng lượng và bắt mắt hơn cho con tôm. Để tránh mua và ăn phải loại tôm "bẩn" này ảnh hưởng tới sức khỏe cả gia đình dưới đây là mẹo phân biệt đơn giản mà các bà nội trợ cần nắm rõ.

Tạp chất Agar, còn gọi là thạch rau câu thường được các chủ cửa hàng, cơ sở kinh doanh hải sản sử dụng để bơm vào con tôm nhằm thu lợi nhuận. Bằng cách bơm agar sẽ giúp tôm trông đẹp mã hơn và tăng kích thước cơ thể đáng kể. Đây cũng là một trong những chất thường được sử dụng nhiều để tăng trọng lượng của tôm vì nó có giá thành khá rẻ.

Các chủ cơ sở sẽ hòa tan agar với nước để được lượng dung dịch lớn. Dung dịch pha loãng thành dạng sền sệt để bơm vào phần thân tôm chứ không phải dạng cứng như bình thường.

Đối với con tôm, việc làm này không gây độc tới phần thịt vì đó là thạch mà chúng ta ăn hằng ngày. Tạp chất sẽ làm tăng trọng lượng và làm phồng con tôm, giúp nó trông béo, đầy đặn và bắt mắt hơn nhưng không có tác dụng làm con tôm tươi trở lại.

Gần Tết, để tránh mua phải tôm bơm tạp chất thạch rau câu, bà nội trợ cần nắm được mẹo phân biệt này - Ảnh 2.

Tuy nhiên, nếu tôm chết, ươn, hỏng mà được bơm tạp chất để trông tươi ngon hơn thì khi tiêu thụ sản phẩm đó, người tiêu dùng ít nhiều cũng bị ảnh hưởng tới sức khỏe.

Vì theo các chuyên gia, thủy hải sản khi bị bơm tạp chất, nhất là ở dạng lỏng sẽ là môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh phát triển. Chúng có thể mang tới rủi ro nhiễm bệnh như thổ tả, khuẩn gây thương hàn, tiêu chảy, nhiễm trùng máu, ngộ độc, rối loạn tiêu hóa. Thậm chí nếu tiêu thụ nhiều có thể gây ra bệnh về tiêu hóa, hại gan và thận.

Gần Tết, để tránh mua phải tôm bơm tạp chất thạch rau câu, bà nội trợ cần nắm được mẹo phân biệt này - Ảnh 3.

Ngoài Agar ra một số chất bảo quản độc hại như hàn the, ure cũng được nhiều cơ sở bán thủy hải sản sử dụng. Những tạp chất này mang tới nguy hiểm không hề nhỏ cho sức khỏe của người tiêu dùng. Nếu ăn phải khả năng bị ngộ độc cấp tính cao. Sử dụng trong thời gian dài sẽ gây ra sự rối loạn hoạt động của tuyến giáp và hệ thần kinh.

Để tránh mua phải tôm bị bơm tạp chất, các bà nội trợ nên lưu ý những điểm sau:

Về hình dáng: Quan sát những con tôm tươi và sạch sẽ có phần thân mềm, cong. Tôm có lẫn tạp chất thường cứng và thẳng đơ.

Gần Tết, để tránh mua phải tôm bơm tạp chất thạch rau câu, bà nội trợ cần nắm được mẹo phân biệt này - Ảnh 4.

Tôm lẫn hóa chất thường cứng và thẳng đơ.

Phần mình tôm: Con tôm được bơm tạp chất thường mập béo, căng bất thường. Các đốt trên thân tôm gần như bị giãn ra, nhất là đốt nối giữa đầu và thân. Người tiêu dùng quan sát bằng mặt thường kĩ sẽ phát hiện ra ngay.

Phần đầu tôm: Những con tôm bị bơm tạp chất khi mới chết phần đầu thường bị phù, gai vểnh, xòe đuôi. Đầu và thân nhanh chóng bị rời nhau, không có sự bám dính chặt. Bạn chỉ việc dùng tay đẩy nhẹ để kiểm tra điều này.

Gần Tết, để tránh mua phải tôm bơm tạp chất thạch rau câu, bà nội trợ cần nắm được mẹo phân biệt này - Ảnh 5.

Đầu và thân nhanh chóng bị rời nhau, không có sự bám dính chặt là cách phân biệt nhanh nhất tôm đã bị tẩm tạp chất.

Mang của tôm bơm tạp chất thường bị cứng, phồng căng trong khi mang tôm thường không bị bơm tạp chất sẽ mềm, phẳng.

Khi nấu: Tôm được bơm hóa chất sẽ tiết ra nhiều nước, thịt tôm bị teo nhỏ lại. Nếu là tôm bị bơm thạch, khi nấu chín sẽ dễ dàng phát hiện ra một lớp thạch nằm giữa lớp thịt và vỏ tôm. Nhất là phần đầu và dưới mang.

Gần Tết, để tránh mua phải tôm bơm tạp chất thạch rau câu, bà nội trợ cần nắm được mẹo phân biệt này - Ảnh 6.

Một lớp thạch nằm giữa lớp thịt và vỏ tôm.

Theo những người có kinh nghiệm, loại tôm được các chủ cửa hàng lựa chọn để bơm tạp chất chủ yếu là tôm sú. Khi bơm rau câu vào, con tôm sẽ có hai lớp là phần thịt và lớp thạch rau câu.

Chia sẻ