Gan nhiễm mỡ hóa ung thư gan sau 1 năm chạy bộ, BS nói có thói quen này thì chạy bộ cũng vô ích

Tuấn Minh,
Chia sẻ

Gần đây, khi ông Wang đang chạy buổi sáng, ông đột nhiên cảm thấy đau quặn bụng và lập tức ngất xỉu ngay tại chỗ...

Ông Wang (tên đã được thay đổi), đến từ tỉnh Giang Tây (Trung Quốc), năm nay hơn 50 tuổi. 1 năm trước, trong cuộc kiểm tra sức khỏe do cơ quan tổ chức, ông được phát hiện mắc bệnh gan nhiễm mỡ. Sau đó, ông bắt đầu chú ý đến thói quen sinh hoạt của mình. 

Không chỉ bắt đầu lên kế hoạch ăn uống hợp lý, tăng cường ăn chay, ông còn chú ý tăng lượng vận động của mình. Mỗi sáng, ông đều chạy bộ ở công viên gần nhà. Một thời gian sau, ông Wang cảm thấy cơ thể mình khỏe mạnh hơn nhiều và vẫn tiếp tục duy trì thói quen này.

Gan nhiễm mỡ hóa ung thư gan sau 1 năm chạy bộ, BS nói có thói quen này thì chạy bộ cũng vô ích - Ảnh 1.

Tình trạng gan nhiễm mỡ của ông Wang đã trở nên xấu đi và phát triển thành ung thư gan. (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, cách đây nửa năm, ông Wang thường xuyên bị tiêu chảy và cảm thấy mệt mỏi. Ông nghĩ rằng mình có thể đã bị lạnh khi ngủ vào buổi tối và không quan tâm nhiều lắm. Gần đây, khi ông Wang đang chạy buổi sáng, ông đột nhiên cảm thấy đau quặn bụng và lập tức ngất xỉu ngay tại chỗ. May mắn là một người hàng xóm đi ngang qua đã nhìn thấy, vội vàng gọi xe cứu thương đưa ông đến bệnh viện địa phương.

Sau một loạt các kiểm tra, bác sĩ thông báo cho ông Wang biết rằng tình trạng gan nhiễm mỡ của ông đã trở nên xấu đi và phát triển thành ung thư gan. Ông Wang cảm thấy không thể tin được. Ông rõ ràng đã chạy bộ mỗi ngày và chú ý đến chế độ ăn uống. Tại sao sức khỏe không những không cải thiện mà còn trầm trọng hơn?

Sau khi trao đổi kỹ với ông Wang, các bác sĩ phát hiện, bệnh ung thư gan của ông có thể liên quan đến một thói quen sau khi chạy bộ. Hóa ra, kể từ khi mắc bệnh gan nhiễm mỡ, ông luôn tăng cường rau củ trong mỗi bữa ăn. Ông thích ăn kèm một số món nấm mèo dạng salad với cháo vào buổi sáng. Để tiện lợi, ông Wang thường ngâm một số lượng lớn nấm mèo và để chúng trong tủ lạnh. Như vậy, khi về nhà, ông có thể nhanh chóng chuẩn bị bữa ăn.

Gan nhiễm mỡ hóa ung thư gan sau 1 năm chạy bộ, BS nói có thói quen này thì chạy bộ cũng vô ích - Ảnh 2.

Các bác sĩ cho biết, nấm mèo thuộc loại nấm sau khi ngâm trong thời gian dài, bên trong chúng có thể sinh sôi ra một loại chất có hại gọi là "axit gyromitrin". Chúng có tính chất gây ung thư mạnh mẽ. 

Khi tiêu thụ quá mức, chất này có thể gây ra tình trạng tắc nghẽn và phù nề gan, dẫn đến suy gan. Tiêu thụ lâu dài có thể làm tăng gánh nặng cho gan, liên tục tích tụ và làm tổn thương các tế bào gan, làm chúng biến dạng, gây viêm gan, xơ gan. Trong trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến ung thư gan.

Để bảo vệ sức khỏe của gan, bạn cũng nên hạn chế ăn 2 loại thực phẩm

1. Thịt hun khói và xúc xích 

Loại thực phẩm này có chu kỳ sản xuất khá dài, bên trong có thể sinh ra lượng lớn nitrit. Khi được tiêu thụ, chúng có thể kết hợp với các chất amin trong cơ thể tạo thành nitrosamine, có khả năng gây ung thư. Tiêu thụ lâu dài có thể gây hại cho sức khỏe của gan, thậm chí có thể gây ung thư gan.

Gan nhiễm mỡ hóa ung thư gan sau 1 năm chạy bộ, BS nói có thói quen này thì chạy bộ cũng vô ích - Ảnh 3.

2. Đồ nướng

Đồ nướng thường chọn lựa những thực phẩm có hàm lượng chất béo cao để duy trì hương vị tốt. Trước khi nướng, người ta thường bôi lên chúng một lượng lớn dầu mỡ và gia vị. 

Khi nướng, lượng lớn dầu mỡ sẽ chảy ra, rơi xuống than củi và phản ứng tạo ra benzo[a]pyrene có khả năng gây ung thư. Khi được cơ thể tiêu thụ, chúng có thể tấn công gan và làm suy giảm chức năng gan. Sử dụng thường xuyên có thể tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Hạn chế làm 2 việc sau để ngăn gây tổn thương gan

1. Thức khuya

Thời gian tốt nhất để gan tự sửa chữa là từ 11 giờ đêm đến 2 giờ sáng. Thức khuya thường xuyên không chỉ làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể mà còn ảnh hưởng đến chức năng gan.

Điểu này dẫn đến việc không thể loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể kịp thời, tích tụ trong gan và tăng khả năng mắc nhiều bệnh về gan.

2. Uống rượu 

Rượu là "kẻ thù số một" của bệnh gan. Ethanol trong rượu sau khi được gan chuyển hóa sẽ biến thành acetaldehyde. Acetaldehyde là một chất gây ung thư. Uống rượu về lâu dài có thể làm giảm tính năng động của các tế bào gan, làm tăng gánh nặng cho gan, dễ dẫn đến bệnh gan do rượu và xơ gan.

Chia sẻ