Đừng tưởng tập luyện nhiều thì càng tốt cho sức khỏe, vì rất có thể bạn sẽ mắc căn bệnh đáng sợ này
Tập luyện quá nhiều có thể gây ra hội chứng rò rỉ ruột và tăng các nguy cơ khác cho sức khỏe.
Theo nghiên cứu mới nhất được đăng tải trên tạp chí American Journal of Physiology-Gastroinstestinal and Liver Physiology, tập luyện quá nhiều có thể gây ra hội chứng rò rỉ ruột và tăng các nguy cơ khác cho sức khỏe.
Các nhà khoa học đã xem xét những binh sĩ tham gia một chương trình huấn luyện cường độ cao và nhận thấy, các bài tập thể lực trong thời gian dài có thể làm thay đổi cấu tạo của hệ vi sinh đường ruột, khiến cho lớp bảo vệ ruột trở nên dễ thẩm thấu hơn. Nói cách khác, vận động quá mức kéo dài là thủ phạm dẫn tới "hội chứng rò rỉ ruột" - xảy ra khi các chất độc hại có thể lọt vào máu.
Sức khỏe đường ruột và sức khỏe tổng thể của con người được tin là có mối liên hệ mật thiết với nhau. Do đó, áp lực sinh lý cường độ mạnh có thể tăng nguy cơ mắc nhiều chứng bệnh.
Các nhà khoa học đã xem xét những binh sĩ tham gia một chương trình huấn luyện cường độ cao.
Mục tiêu của nghiên cứu trên, trước hết là kiểm tra phản ứng của hệ vi sinh đường ruột trong quá trình huấn luyện của quân đội. Do đó, kết quả nghiên cứu là lời cảnh báo mạnh mẽ dành cho các vận động viên các môn thể thao sức bền cũng như các quân nhân.
Cụ thể, một nhóm gồm 73 binh sĩ trong quân đội Na Uy tham gia một chương trình huấn luyện qua môn thể thao trượt tuyết theo phong cách quân đội. Họ đã trượt tuyết quãng đường 51km trong khi mang theo balo nặng tới 45kg suốt 4 ngày.
Trước và sau bài tập huấn luyện, các nhà nghiên cứu đã thu thập mẫu máu và phân của 73 binh sĩ. Kết quả, hệ vi sinh vật và các chất chuyển hóa - chất hình thành trong hoặc cần thiết cho quá trình chuyển hóa – trong máu và phân binh sĩ đã biến chuyển "rõ rệt" cho tới cuối giai đoạn huấn luyện khắc nghiệt.
Không những thế, sucralose (chất thay thế đường không chứa calo) bài tiết trong nước tiểu của binh sĩ tăng lên một cách đáng kể, cho thấy dấu hiệu tăng độ thẩm thấu của ruột (IP).
Một nhóm gồm 73 binh sĩ trong quân đội Na Uy tham gia một chương trình huấn luyện qua môn thể thao trượt tuyết theo phong cách quân đội.
Các nhà khoa học đều biết rằng, đường ruột khỏe mạnh có một hàng rào bán thẩm thấu - hoạt động như một lớp phòng vệ để giữ vi khuẩn và các chất gây hại ở bên ngoài, không thể xâm nhập vào trong, trong khi cho phép các dưỡng chất có lợi đi vào máu.
Trong khi đó, áp lực vận động thể chất lớn có thể làm tăng IP, tăng nguy cơ viêm, mắc bệnh và các triệu chứng như tiêu chảy.
Trong báo cáo về kết quả nghiên cứu có đoạn: "Hệ vi sinh đương ruột là một yếu tố ảnh hưởng trong phản ứng của ruột với áp lực thể chất. Nghiên cứu của chúng tôi gợi ý rằng, hệ vi sinh đường ruột có thể là một yếu tố điều chỉnh cho phản ứng IP trước những áp lực thể chất nghiêm trọng và rằng nhắm vào hệ vi sinh đường ruột trước khi tiếp xúc với áp lực có thể là mộ chiến lược để duy trì độ IP".
Đa phần chúng ta đều biết rằng, vi khuẩn trong ruột đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với quá trình tiêu hóa. Hơn thế nữa, chúng còn được biết tới là trợ thủ đắc lực cho việc sản sinh một số vitamin nhất định – như vitamin B và K – cũng như góp phần không nhỏ trong chức năng miễn dịch của cơ thể.
Nhưng, ngày càng nhiều nghiên cứu cho thấy, tình trạng nghèo nàn của đường ruột là nguyên nhân gây ra một loạt bệnh tật cho con người, từ hội chứng ruột kích thích, tiểu đường, huyết áp cao, trầm cảm, béo phì, hen suyễn ở trẻ nhỏ tới viêm ruột kết và ung thư đại tràng.
Hệ vi sinh có vai trò kiểm soát mọi thứ?
Các nhà nghiên cứu hiện ước tính rằng, cơ thể điển hình của một người được tạo thành bởi 30 nghìn tỷ tế bào người và 39 nghìn tỷ vi khuẩn.
Đây là chìa khóa để con người gặt hái nguồn năng lượng từ thực phẩm, điều tiết chức năng miễn dịch và giữ cho thành ruột khỏe mạnh.
Niềm hứng thú, sự quan tâm và kiến thức về hệ vi sinh đường ruột đang bùng nổ khi con người ngày càng nhận ra vai trò thiết yếu của chúng đối với sức khỏe toàn diện của chúng ta.
Một hệ vi sinh cân bằng, khỏe mạnh giúp con người phân giải thức ăn, bảo vệ chúng ta khỏi bệnh nhiễm trùng, huấn luyện hệ miễn dịch và sản sinh ra vitamin, như vitamin K và B12.
Mất cân bằng trong đường ruột ngày càng được chứng minh là có mối liên hệ với hàng loạt bệnh tật. Năm ngoái, các nhà khoa học tại Viện Công nghệ California lần đầu tiên phát hiện ra rằng, đường ruột có liên quan tới các triệu chứng của bệnh Parkinson.
Thành phần hệ vi sinh đường ruột của chúng ta được quyết định một phần bởi gen nhưng cũng có thể bị tác động bởi các yếu tố liên quan tới lối sống như chế độ dinh dưỡng, hàm lượng đồ uống có cồn hấp thụ và việc tập luyện cũng như dùng thuốc.
(Nguồn: Dailymail)