Đừng tưởng bôi kem chống nắng là khỏi lo cháy nắng, phải tránh làm thêm 5 điều này nữa

HH,
Chia sẻ

Dưới đây là một số điều cần lưu ý trước khi bạn quyết định "tắm cả thân hình" dưới ánh nắng vì nó có thể gâycháy nắng rất nặng.

Tất nhiên là vậy. Nhưng những gì bạn không biết là một vài điều đáng ngạc nhiên bạn đang làm có thể là nguyên nhân dẫn đến những vết cháy nắng vô cùng đáng sợ. Một số yếu tố có thể làm hình dạng vết bỏng do cháy nắng trở nên tồi tệ hơn.

Dưới đây là một số điều cần lưu ý trước khi bạn quyết định "tắm cả thân hình" dưới ánh nắng vì nó có thể gây tổn hại cho da rất nhiều.

Đừng tưởng bôi kem chống nắng là khỏi lo cháy nắng, phải tránh làm thêm 5 điều này nữa - Ảnh 1.

Một số yếu tố có thể làm hình dạng vết bỏng do cháy nắng trở nên tồi tệ hơn.

Bôi cam, chanh lên da

Một báo cáo được xuất bản trong Tạp chí Bệnh nhân Nội khoa Y học Cộng đồng ghi lại, một nữ y tá 24 tuổi đi ra ngoài nắng sau khi vắt nước chanh bằng tay đã bị phát ban ở khu vực mu bàn tay và cổ tay.

Theo Joshua Zeichner, giám đốc nghiên cứu về mỹ phẩm và lâm sàng của khoa da liễu ở bệnh viện Mount Sinai, các axit trong cam quýt có thể tẩy tế bào chết trên da bạn, khiến chúng dễ bị cháy nắng hơn. Vị chuyên gia này khẳng định: "Bỏng Margarita là do một loại hóa chất trong cam quýt, có tên gọi là furanocoumarin, phản ứng với các tia UV, gây phát ban, bỏng da, cháy da".

Ts. Zeichner khuyên bạn cũng nên cẩn trọng khi vắt cam, chanh vì một lượng nhỏ nước ép cam quýt có thể gây phát ban lớn khi bạn bôi lên da và đi ra ngoài nắng. Hãy sử dụng găng tay cao su hoặc đứng trong bóng râm khi chuẩn bị các thức uống để giữ an toàn cho làn da. Sau khi làm xong hãy rửa tay thật kỹ ngay lập tức bằng xà phòng và nước.

Đừng tưởng bôi kem chống nắng là khỏi lo cháy nắng, phải tránh làm thêm 5 điều này nữa - Ảnh 2.

Bỏng Margarita là do một loại hóa chất trong cam quýt, có tên gọi là furanocoumarin, phản ứng với các tia UV, gây phát ban, bỏng da, cháy da.

Sử dụng nước hoa

Tiến sĩ Zeichner nói: "Một số loại nước hoa có chứa các thành phần khiến bạn dễ bị cháy nắng hơn. Tinh dầu cam bergamot chính là thủ phạm trong việc gây ra rủi ro này. Nó có thể gây phát ban trên diện rộng, da bị phồng rộp khi tiếp xúc với ánh nắng".

Mặc dù vậy, bạn hãy yên tâm vì loại tinh dầu này hiện nay đã được kiểm soát chặt chẽ hơn, nhiều công ty sản xuất nước hoa đã loại bỏ thành phần này khi tiến hành sản xuất. Theo PGS Ramsey Markus (giám đốc chuyên ngành phẫu thuật laser, trường Cao đẳng Y Baylor), phát ban do sử dụng nước hoa chứa tinh dầu cam bergamot vẫn xảy ra. Thêm vào đó, các thành phần khác của nước hoa và tinh dầu, như dầu hương thảo và dầu oải hương cũng có thể làm da bạn nhạy cảm hơn với tia UV.

Do đó, BS Zeichner khẳng định, để sử dụng nước hoa một cách an toàn, đừng xịt lên người trước khi bạn đi ra ngoài. Tiến sĩ Markus nói rằng nếu bạn đang đi chơi ngoài trời và muốn cơ thể thơm tho mùi nước hoa, hãy xịt nước hoa lên quần áo để cơ thể an toàn.

Đừng tưởng bôi kem chống nắng là khỏi lo cháy nắng, phải tránh làm thêm 5 điều này nữa - Ảnh 3.

Một số loại nước hoa có chứa các thành phần khiến bạn dễ bị cháy nắng hơn.

Dùng một số loại thuốc nhất định

Dùng thuốc chống viêm, như acetaminophen hoặc ibuprofen, có thể giúp làm dịu da khi bạn bị cháy nắng. Tuy nhiên, thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs), như ibuprofen và naproxen, cũng có thể khiến bạn dễ bị cháy da hơn. Đó là bởi vì một số thuốc có chứa các tác nhân nhạy cảm với ánh nắng. Theo một báo cáo từ Hiệp hội Ung thư Da Mỹ (ASCF), các phân tử này sẽ hấp thụ các tia tử ngoại của mặt trời và giải phóng chúng vào da, gây tổn hại và giết chết tế bào da.

Nhưng NSAIDs không phải là những chất duy nhất có thể làm tăng nguy cơ bị cháy nắng. Có rất nhiều loại thuốc có thể để da của bạn nhạy cảm hơn với tia nắng, có nghĩa là bạn cần phải có biện pháp phòng ngừa trước khi đi ra ngoài trời.

"Các loại thuốc thông thường bao gồm thuốc trị mụn trứng cá như benzoyl peroxit và axit salicylic, thuốc kháng histamine và kháng sinh. Thậm chí các chất bổ sung OTC cũng có thể làm bạn dễ bị cháy nắng hơn", Tiến sĩ Markus nói.

ASCF khuyến cáo, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp sau khi dùng các loại thuốc này. Nhưng nếu bạn cần phải đi ra ngoài, hãy bảo vệ da với kem chống nắng SPF 30, áo dài tay, mũ nón, quần áo bảo hộ…

Đừng tưởng bôi kem chống nắng là khỏi lo cháy nắng, phải tránh làm thêm 5 điều này nữa - Ảnh 4.

Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs), như ibuprofen và naproxen, cũng có thể khiến bạn dễ bị cháy da hơn.

Không uống đủ nước

Tiến sĩ Zeichner cho biết: "Viêm và kích ứng do cháy nắng lan rộng có thể phá vỡ lớp ngoài của da bạn, dẫn đến mất nước. Trong trường hợp thực sự nghiêm trọng, điều này có thể dẫn đến mất nước và xáo trộn điện giải. Khi da bị hư hỏng hoặc bị viêm, nó sẽ giải phóng các dấu hiệu có liên quan đến đau và ngứa, làm cho vết bỏng trở nên tồi tệ hơn.

Chuyên gia khuyên, khi da hồi phục, hãy đảm bảo giữ được độ ẩm tốt để bù đắp cho những tổn thất về nước trong quá trình bốc hơi trên da. Hãy uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày, ước chừng khoảng 2-3 lít nước.

Đừng tưởng bôi kem chống nắng là khỏi lo cháy nắng, phải tránh làm thêm 5 điều này nữa - Ảnh 5.

Viêm và kích ứng do cháy nắng lan rộng có thể phá vỡ lớp ngoài của da bạn, dẫn đến mất nước.

Tắm nước nóng

Khi da bị cháy nắng, bạn thường thấy chúng có xu hướng khô ráo vì nó có khả năng tự hồi phục. Tiến sĩ Zeichner cho biết: Ngay cả khi bạn không bị đau trên da, tắm vòi hoa sen với nước nóng có thể khiến da khô hơn, khiến da trở nên nhạy cảm hơn. Điều này có thể dẫn đến phồng rộp và có thể kéo dài quá trình chữa bệnh. Chưa hết, tắm nước quá nóng vào những ngày hè nóng nực cũng không khiến bạn cảm thấy tuyệt vời chút nào. Theo chuyên gia, nhiệt độ nước tắm nên ở mức 84 độ để bảo vệ làn da.

Đừng tưởng bôi kem chống nắng là khỏi lo cháy nắng, phải tránh làm thêm 5 điều này nữa - Ảnh 6.

Khi da bị cháy nắng, bạn thường thấy chúng có xu hướng khô ráo vì nó có khả năng tự hồi phục.

(Nguồn: Health, Pre)

Chia sẻ