Đột ngột đòi nghỉ phép 2 - 3 tháng, chàng công sở bị sếp "tiễn" khỏi công ty bằng một dòng tin nhắn nhẹ nhàng

Old Fashioned,
Chia sẻ

Chàng nhân viên “nhân tài” đã đùng một phát xin nghỉ phép hẳn 2-3 tháng mà không nói trước lời nào. Cuối cùng phải lĩnh ngay cái kết bị sa thải.

Đối với nhiều vị sếp, chiêu mộ được nhân tài về công ty làm việc có lẽ là một trong những điều may mắn nhất. Tuy nhiên, đáng tiếc rằng sau một thời gian, không ít người trong số họ phải tặc lưỡi cho rằng “chưa chắc”. Lý do của việc này nằm ở tâm tính của những nhân tài. Sự thật là có những cá nhân công sở, giỏi thì đúng là có giỏi, nhạy béng thì đúng là có nhạy béng nhưng tác phong làm việc lại thiếu chuyên nghiệp như ra vẻ ta đây, khinh thường đồng nghiệp,...

Đột ngột đòi nghỉ phép... 2-3 tháng, chàng công sở bị sếp "tiễn" khỏi công ty bằng một dòng tin nhắn nhẹ nhàng - Ảnh 1.

Xoay quanh đề tài này, mới đây đã có một vị sếp đăng đàn kể khổ về những nhân viên “trời ơi đất hỡi” của mình như sau:

“Làm quản lý, mình luôn cố gắng để tạo cơ hội tốt nhất cho các bạn nhân viên để họ có thể phát huy hết khả năng của mình. Bởi team tốt thì công ty mới phát triển được rồi cũng là để tốt cho tương lai của từng thành viên trong nhóm.

Tuy vậy, mình cũng gặp khá nhiều bạn vẫn chưa có ý thức chuyên nghiệp trong việc đi làm, vẫn chưa có tinh thần làm việc nhóm. Nói cách khác là ích kỷ và không biết tôn trọng. Đi làm trễ, làm việc xao nhãng mình nói nhẹ thì lại cho rằng mình chỉ biết bắt lỗi, đến lúc phải làm nặng thì bảo rằng công ty không biết trọng nhân tài. 

Có nhiều khi mình phải thẳng tay đuổi những bạn nhân sự rất có tiềm năng nhưng có lẽ do họ biết họ giỏi nên họ rất tự cao và chẳng có tí kỷ luật gì trong công việc, thích thì nghỉ, có khi còn đòi nghỉ hẳn 2-3 tháng vì việc nhà, việc đột xuất gì đó. 

Mình nghĩ đã làm trong văn phòng, làm trong công ty thì ngoài cái giỏi về kỹ năng thì phải còn giỏi về giao tiếp. Bởi ta đang phải hòa nhập vào công ty, một xã hội thu nhỏ thì nếu cứ chống lại thì chỉ bị đào thải thôi”.

Đột ngột đòi nghỉ phép... 2-3 tháng, chàng công sở bị sếp "tiễn" khỏi công ty bằng một dòng tin nhắn nhẹ nhàng - Ảnh 2.

Đăng kèm với đôi dòng thở than trên, bài viết còn được đính kèm thêm một ảnh chụp màn hình ghi lại đoạn đối thoại cụ thể giữa vị sếp nhân vật chính và người nhân viên thiếu chuyên nghiệp. Trong ảnh, có lẽ ai cũng dễ dàng nhìn thấy được, chàng nhân viên “nhân tài” đã đùng một phát xin nghỉ phép hẳn 2-3 tháng mà không nói trước lời nào. Cuối cùng phải lĩnh ngay cái kết bị sa thải.

Đột ngột đòi nghỉ phép... 2-3 tháng, chàng công sở bị sếp "tiễn" khỏi công ty bằng một dòng tin nhắn nhẹ nhàng - Ảnh 3.

Vâng, môi trường công sở ấy mà, muốn nghỉ phép 1-2 hôm thôi cũng đã phải email xin cấp trên trước cả tuần với những lý do chính đáng. Đằng này, chàng nhân viên trong bức ảnh chỉ vì “việc đột xuất” mà tuyên bố bốc hơi khỏi công ty 2-3 tháng thì đúng thật là sếp có dễ tính, dễ thương đến cỡ nào cũng không thể chấp nhận được. 

Chính bởi tính chất “trần đời có một” đó, bài viết sau khi đăng đàn ít lâu đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của mọi người. Bên dưới phần bình luận, hàng loạt ý kiến đồng cảm với vị sếp và ném đá chàng nhân viên thiếu chuyên nghiệp đã xuất hiện liên tù tì.

“Cấp dưới mà cứ như kiểu bố đời. Này thì có mà thiên tai chứ thiên tài gì”.

“Thật sự mấy ca khó này mình cũng từng gặp qua, giỏi đó nhưng cái thái độ làm việc không thể sử dụng được”.

“Cậu trai này mà nhân tài thật thì cũng không ai làm việc với nó  nổi, cho out là đúng”.

“Nghĩ sao mà xin nghỉ 2-3 tháng vậy trời, đúng là khả năng của nhân tài, không gì không dám làm, không gì không dám nói. Chắc nghĩ công ty phải có mình mới vận hành được”.

“Thà tuyển một nhân viên hơi chậm nhưng chăm chỉ, hết mình vì công việc còn hơn rước về của nợ nhân tài suốt ngày ra yêu sách”.

Đột ngột đòi nghỉ phép... 2-3 tháng, chàng công sở bị sếp "tiễn" khỏi công ty bằng một dòng tin nhắn nhẹ nhàng - Ảnh 4.

Thế đấy, qua các ý kiến có thể kết luận rằng, môi trường công sở thời nay đã không còn vì hai chữ “nhân tài” mà hết lòng chiều chuộng nữa, thay vào đó là hoạt động theo câu slogan “thái độ quan trọng hơn trình độ”. Hy vọng rằng, qua đây dân công sở (mà nhất là những dân công sở trẻ tuổi) bên cạnh trau dồi tri thức, kỹ năng nghề nghiệp cũng phải biết rèn giũa đạo đức và tác phong làm việc của mình, tránh từ “nhân tài” trở thành “nhân tai” khiến lòng người chán ghét!

VÌ SỨC KHỎE GIA ĐÌNH VÀ CỘNG ĐỒNG, HÃY ĐEO KHẨU TRANG!

Trong bối cảnh đại dịch corona diễn biến phức tạp, chúng ta cần nâng cao ý thức bảo vệ gia đình và cộng đồng từ hành động vô cùng đơn giản: Đeo khẩu trang.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bên cạnh việc hạn chế tiếp xúc với người khác hay thường xuyên rửa tay với xà phòng - đeo khẩu trang là việc làm bé nhỏ nhưng mang tính chất phòng ngừa cơ bản nhất, ngăn chặn nguy cơ lây truyền virus corona qua nước bọt hoặc dịch tiết đường hô hấp.

Đột ngột đòi nghỉ phép... 2-3 tháng, chàng công sở bị sếp "tiễn" khỏi công ty bằng một dòng tin nhắn nhẹ nhàng - Ảnh 6.

 

Chia sẻ