Dồn chất như núi thứ này trong nhà, mẹ chồng tôi cứ bảo tiết kiệm mà không ngờ có thể gây ung thư
Tận dụng tối đa chai nhựa để đựng thực phẩm ngang với việc tự đẩy mình vào nguy cơ ngộ độc mãn tính, tái sử dụng chúng liên tục có thể gây ung thư.
Ngày nay, nhiều người sống một cuộc sống thực tế và giản dị, thu thập đủ loại chai nhựa và biến chúng thành "báu vật", sẵn sàng cất đi để dùng dần. Mẹ chồng tôi cũng vậy, bà thường rửa sạch những chai đựng đồ uống đã hết và dùng chúng để đựng nước, lúc thì đựng đậu, dưa chua, dầu ăn...
Nhưng bạn có biết không? Tận dụng tối đa chai nhựa để đựng thực phẩm gây hại ngang với việc tự đẩy mình vào nguy cơ ngộ độc mãn tính, tái sử dụng chúng liên tục có thể gây ung thư.

Ảnh minh họa
Nhiều người, trong đó có mẹ chồng tôi, lại lý luận: Một chai nước giải khát được đóng kín và để nguyên suốt cả năm thì không vấn đề gì, vậy tại sao tái sử dụng chính cái chai đấy lại bị xem là độc hại?
Hoặc nếu những chai nhựa được bán là chai sạch, chưa qua sử dụng, thì vì sao chúng lại trở nên "nguy hiểm" chỉ vì được dùng để đựng thứ gì đó?
Trên thực tế, chai nhựa có thể xuất hiện những vết xước và mài mòn nhỏ trong quá trình sử dụng và vệ sinh nhiều lần. Điều này có thể khiến các hóa chất trong chai nhựa bị giải phóng và ngấm vào thực phẩm đựng trong đó, gây nguy hiểm cho người dùng.
Hơn nữa, khi thiết kế và sản xuất một sản phẩm đồ uống, các chai nhựa được sử dụng sẽ phải trải qua "thử nghiệm di chuyển" tương ứng để đảm bảo rằng khi đựng thực phẩm được thử nghiệm, các chất độc hại di chuyển vào thực phẩm trong chai (nếu có) không vượt quá giới hạn an toàn cho phép. Do đó, nếu dùng các chai nhựa để đựng đồ không theo quy định thì các tiêu chí trên có thể không được đảm bảo, dẫn đến nguy hại sức khỏe. Ví dụ, nhiều chai đựng nước tương, giấm cũng được làm bằng nhựa, nhưng chính những chai đó khi dùng đựng dầu hoặc các loại chất lỏng khác lại chưa chắc đã an toàn.
3 sai lầm phổ biến khi sử dụng chai nhựa, bà nội trợ thông minh cần nắm được ngay
Trước tiên, chúng ta hãy làm rõ điều này: Bản thân chai nhựa không phải là nguyên nhân gây mất an toàn cho sức khỏe, mà đó là lỗi của con người. Có 3 sai lầm khi sử dụng chai nhựa có thể dẫn đến nguy hiểm cho tính mạng như:
1. Sử dụng lặp lại trong thời gian dài
Dùng lại liên tục trong khoảng 10 tháng, chúng có nguy cơ giải phóng DEHP – một chất làm dẻo có khả năng gây ung thư.
DEHP đặc biệt ảnh hưởng đến tuyến vú và tinh hoàn, có thể tích tụ độc tố trong cơ thể theo thời gian. Ngoài ra, ở nhiệt độ trên 70°C, nhựa PET dễ bị mềm và biến dạng. Vì thế, khi tái sử dụng, cần vệ sinh kỹ lưỡng, đặc biệt là khu vực miệng chai và nắp – nơi dễ bám bẩn. Nếu không cẩn thận, đây có thể trở thành môi trường cho vi khuẩn như E. coli phát triển, hoặc sản sinh độc tố aflatoxin gây hại cho sức khỏe.
2. Chứa đựng bất cứ thứ gì bên trong
Một số người dùng chai đựng đồ uống để đựng nước nóng cho trẻ sơ sinh, một số dùng chai nước khoáng để đựng giấm và một số dùng chai nhựa để đựng dầu. Những hành vi này rất phổ biến vì mọi người đều tận dụng tối đa nhiều loại chai nhựa.
Điều này rất tiện lợi, nhưng khi giấm được bảo quản trong chai nhựa, môi trường axit sẽ khiến tốc độ giải phóng chất hóa dẻo tăng gấp 3 lần.
Một số người sử dụng chai nhựa để đựng rượu mà không biết rằng thành phần cồn trong rượu mạnh rất phức tạp. Ethanol sẽ ảnh hưởng đến chính thùng nhựa và một số nhựa sẽ hòa tan trong rượu. Sau khi uống loại rượu này sẽ gây ra tình trạng chóng mặt, khó chịu, đồng thời tổn hại đến chức năng gan, thận.
Nếu là dầu ăn thì bạn cần biết rằng, thiết kế của nhiều loại chai nhựa không có khả năng chống dầu mỡ. Vì vậy, khi đựng dầu mỡ, nó sẽ giải phóng các hạt nhựa siêu nhỏ và axit béo không bão hòa. Dầu còn lại sẽ bị ôi thiu và chất hóa dẻo sẽ hòa lẫn vào nhau, khiến độc tính tích tụ. Trên thực tế, chúng ta có thể nhìn thấy dầu mỡ được chứa trong chai nhựa ở các quầy hàng ven đường. Nhiều quầy hàng bán đồ ăn nhẹ sử dụng loại chai nhựa này để đựng dầu và gia vị. Điều này rất có hại nên bạn hãy ăn ít lại.
3. Dùng để đựng nước nóng
Chai nhựa không chịu được nhiệt độ cao, vì vậy đừng bao giờ dùng chúng để đựng nước nóng.
Đồng thời, hãy cẩn thận không để chai tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc sử dụng ở nhiệt độ quá cao. Ví dụ, nếu bạn đặt chai nhựa cạnh bếp, chai sẽ giải phóng các chất độc hại nếu quá nóng.
Làm thế nào để sử dụng chai nhựa an toàn?
Như chúng ta đã biết, có một vạch hình tam giác ở đáy chai nhựa và có 7 số từ 1 đến 7 bên trong hình tam giác đó. Điều này giống như một thẻ căn cước cho chai nhựa. 1-7 biểu thị một chai nhựa làm từ một loại vật liệu nào đó.
Có thể xem khuyến nghị về vật liệu và cách sử dụng của ký hiệu đáy chai trong hình bên dưới:

Cuối cùng, tốt hơn hết là nên sử dụng ít sản phẩm nhựa hơn. Chúng ta có thể sử dụng một số giải pháp thay thế để bắt đầu một "cuộc cách mạng không nhựa":
Hãy thử những giải pháp thay thế này:
Sử dụng thủy tinh: Nên chọn loại thủy tinh có độ bền cao, có khả năng chịu được sự thay đổi nhiệt độ lớn và có thể chịu được nhiệt độ lên tới 500°C. Có thể dễ dàng đựng nước sôi hoặc nước đá và không dễ bị vỡ do giãn nở hay co lại vì nhiệt.

Ảnh minh họa
Sử dụng đồ gốm: Sản phẩm gốm sứ rất an toàn. Không nên mua đồ tráng men hoặc đồ sứ giả vì chúng chứa hàm lượng chì và thủy ngân quá cao, không an toàn.
Từ giờ trở đi, hãy vứt bỏ những chai nhựa đã qua sử dụng. Đừng để tiết kiệm vài xu mà rồi cuối cùng lại hại đến đến sức khỏe, bởi lúc đó mọi "cách quản lý tiết kiệm" đều vô nghĩa.