Người thành phố khổ trăm đường vì "osin" bỏ việc sau Tết
Sau Tết, những chuyện như người giúp việc nấn ná ở quê đến hết Giêng, õng ẹo đòi tăng giá hay “bùng” việc là những chuyện khiến nhiều gia đình đau đầu.
Điên đầu vì osin “chảnh” sau Tết
Sau Tết, các cơ quan đã quay cuồng trở lại lịch làm việc. Tuy nhiên, với giới lao động tự do, nhất là cánh giúp việc nhà thì Tết còn kéo dài tới hết Rằm, thậm chí hết tháng Giêng. Với tâm lý đi làm cả năm xa nhà, có mỗi dịp Tết để đoàn tụ gia đình, chăm sóc con cái, gần gũi chồng, nhiều người giúp việc còn nhẩn nha chưa thèm trở lại thành phố trong “tháng ăn chơi”.
Gia đình chị Đỗ Minh Tú (Q. Đống Đa) thuê người giúp việc chủ yếu là để trông bố mẹ chồng chị đã ngoài 70 với mức lương là 3,3 triệu đồng/tháng. Anh chị cẩn thận làm cả thẻ ngân hàng mang tên người giúp việc, đều đặn trả lương theo hình thức thanh toán 3 tháng đưa 10 triệu đồng. Ngoài khoản lương “cứng”, những khoản “mềm” khác như quần áo 1 bộ/tháng, đi nghỉ mát ngắn hạn cùng cả nhà cũng được anh chị đãi ngộ rất chu đáo.
Tết đến, anh chị bàn nhau không trừ lương ngày công trong đợt nghỉ, lì xì Tết 1 triệu đồng kèm theo mua quà bánh hậu hĩnh để người giúp việc mang về quê biếu họ hàng. Anh chị giao hẹn, thời gian nghỉ của người giúp việc sẽ là từ 27 Tết cho đến ngày 13 tháng Giêng, trước rằm 2 ngày. “Biết tâm lý chị ấy muốn nghỉ lâu, nhà tôi đã cho nghỉ cả hai tuần. Hai vợ chồng bận túi bụi vì vừa chăm con vừa chăm cha mẹ, thế mà đến 13 chị ấy vẫn chưa thèm lên. Tôi năm lần bảy lượt gọi điện thì chị ấy lại trình bày: “Tết cả năm không bằng rằm tháng giêng, lệ ở quê vẫn vậy, cô chú thư thư cho tôi thêm mấy hôm nữa”, thế có tức không cơ chứ!” – chị Tú bức xúc kể.
Osin về nghỉ Tết dài là nỗi lo của nhiều gia đình dịp đầu xuân. (Ảnh minh họa)
Cùng chung tình cảnh với chị Tú, nhiều gia đình ở thành phố “méo mặt” vì không thấy tăm hơi người giúp việc sau Tết. Chuyện osin của gia đình chị Nguyễn Thị Thảo (Q. Tây Hồ) còn oái oăm hơn. Giúp việc nhà chị cũng thuộc dạng “kiêu kỳ”, mọi ưu đãi hay tăng lương cũng không “dụ” được. Trước khi nghỉ Tết, không thèm “à ơi” dỗ chủ nhà hứa lên từ sớm, người giúp việc nhà chị Thảo thẳng thừng tuyên bố sẽ nghỉ trắng gần hai tháng không lương.
“Số là, gần đến Tết thì con dâu chị ấy đẻ, chị ấy phải về chăm. Nhà mình đã “dụ” chị ấy là chỉ nghỉ 1 tháng thôi và vẫn trả lương bình thường nhưng chị ấy không nghe, còn bảo 'thôi anh chị để tiền đấy mà thu xếp người khác giúp việc trong hai tháng đó, hết hạn nghỉ tôi sẽ lên'. Phần vì lý do của giúp việc hợp lý quá, phần vì chị này đã quen việc, vừa chăm chỉ vừa sạch sẽ, đang làm cho nhà tôi rồi mà những nhà cũ còn gọi điện ời ời, dụ dỗ tăng lương đủ kiểu mà chị ấy không lung lay, nên đành chịu vậy!”
Osin đòi tăng lương, “bùng” việc
Chậm trễ trở lại làm việc còn đỡ, với nhiều gia đình, chuyện người giúp việc đòi tăng lương, đưa thêm yêu sách mới chịu đi làm, thậm chí “bùng” việc còn đau đầu hơn.
Biết tâm lý khách hàng sốt ruột vì bận công việc, nhà cửa bộn bề chưa có người dọn dẹp, dịp sau Tết là “cao điểm” các trò sách nhiễu, mè nheo tăng lương của các osin. Bà Nguyễn Thị Vang, 55 tuổi, một người giúp việc quê Hưng Yên kể: “Tôi đã nhắn nhà chủ rồi, qua rằm tôi mới lên. Các con tôi bảo, người ta (vợ chồng gia chủ) có đến 12 ngày phép, mẹ không lên, họ dùng ngày phép đấy mà trông con cũng được! Chúng nó cũng bảo làm ở Hà Nội, lại có thâm niên mấy năm như mẹ mà lương 3 triệu rưỡi là ít đấy. Tôi cũng vừa đề xuất cô chú ấy tăng lương thành 4 triệu cho tôi, đồng ý thì tôi lên làm tiếp, không thì thôi, bây giờ nhà nào chẳng cần người giúp việc, tôi chẳng lo thất nghiệp”.
Nhưng ít ra, bà Vang còn hứa quay lại. Như trường hợp một số nhà bị osin “bùng” việc thì bực bội hơn. Để ngăn cản trước ý định mè nheo tiền lương thưởng, từ năm đầu thuê, bác Trần Thị Quyên (Q. Cầu Giấy) đã giao hẹn mỗi năm thưởng 1 tháng lương vào dịp Tết và tăng 10% lương vào năm sau. Năm nay, bác Quyên đã yên tâm vì cô giúp việc mới 20 tuổi làm việc cho gia đình 3 năm nay nói chắc như đinh đóng cột: “rằm cháu sẽ lên”.
Đùng một cái, hôm 13 tháng Giêng, con bé gọi lên khóc nức nở: “Bác ơi bố mẹ cháu bắt năm nay phải lấy chồng, còn gọi cả mấy đám đến xem mắt nữa. Cháu tiếc việc lắm, nhưng chắc không lên làm tiếp được rồi!”
Biết tầm quan trọng của mình, người giúp việc ngày nay rất... chảnh. (Ảnh minh họa)
Ức hơn, nhà chị Nguyễn Minh Nhuần còn bị osin “bùng” mà không thông báo lý do. Đầu xuân, chị lu bù từ việc chăm con nhỏ, nấu nướng cho ông xã và đám bạn nhậu nhẹt, rồi liên hoan gặp mặt đầu năm ở cơ quan, đi lễ… mà không tài nào liên lạc được với người giúp việc, gọi điện thì suốt ngày tò tí te, nhắn tin cũng không thấy trả lời. Vừa bực mình vừa tiếc người giúp việc thạo việc lại thật thà, chị tranh thủ cuối tuần gửi con sang ngoại, lùng về tận địa chỉ nhà osin ở Mai Châu, Hòa Bình.
Đến nơi, chị mới biết điện thoại của cô giúp việc đã bị chồng… tịch thu và cô ấy bị chồng cấm không cho lên Hà Nội nữa. Hóa ra, ở vùng ấy, người ta chưa quen với việc phụ nữ trong làng lên thành phố giúp việc nhà, cứ xì xào to nhỏ, đặt nghi vấn này nọ vì cô giúp việc đi làm một năm về mà béo trắng ra, ăn mặc đẹp, từ nói năng đến việc bếp núc khéo léo hơn, lại có điện thoại xịn để dùng khiến anh chồng nổi máu ghen. Chị Nhuần cố gắng giải thích, năn nỉ mà chẳng ăn thua, đành để tuột mất cô giúp việc ưng ý.
Vất vả tuyển dụng, đào tạo người giúp việc mới
Với không ít gia đình thành phố, một ngày không có osin là “thảm họa”. Dịch vụ osin ngắn hạn chỉ có thể là phương pháp “chữa cháy” trong dịp Tết hoặc những gia đình ít công việc, vì giá cao chót vót, làm việc kém nhiệt tình và không gắn bó với gia đình chủ. Việc tìm một người giúp việc khỏe mạnh, biết việc và trung thực cực kỳ vất vả, nhất là trong “tháng ăn chơi” sau Tết.
May mắn “vớt” được một chị giúp việc đã cứng tuổi nhưng muộn chồng từ trước Tết ít ngày, cô Phạm Thị Thoa mừng húm. May hơn, chị giúp việc này đã có kinh nghiệm, đặc biệt biết cách chăm người già nên bố mẹ chồng cô Thoa (đã ngoài 80, cực kỳ khó tính) rất ưng ý.
Dịp đầu năm, không dễ tìm được giúp việc ưng ý với mức lương vừa phải. (Ảnh minh họa)
Vừa êm chuyện nhà thì cô Thoa lại được con gái nhờ tìm giúp việc. Cháu ngoại cô Thoa được 2 tuổi, đang ốm nên nhà nội không dám cho đi trẻ, mà con gái cô lại vừa xin được việc làm. Nhờ mãi người làng người nước, cô mới tìm được một phụ nữ đứng tuổi, trung thực nhận làm giúp việc cho gia đình con gái. Ngặt nỗi, bà này lại chậm chạp, chưa quen việc, làm gì cũng lóng ngóng. Thế là, con gái cô Thoa gạ mẹ …đổi giúp việc.
Thương con, cô nghĩ chẳng có vấn đề gì nên đồng ý. Ai ngờ bố mẹ chồng cô phát hiện ra, hai cụ làm ầm lên, nhất quyết không “hợp tác” với osin mới, nằng nặc bắt vợ chồng cô sang đòi osin cũ về. Bí quá, cô đành thương thuyết với hai cụ chỉ “đổi osin” trong 2 tuần để cô đào tạo người mới thuần thục công việc, sau đó, osin nào lại về nhà nấy, hai cụ mới chịu yên.
Sau Tết, các cơ quan đã quay cuồng trở lại lịch làm việc. Tuy nhiên, với giới lao động tự do, nhất là cánh giúp việc nhà thì Tết còn kéo dài tới hết Rằm, thậm chí hết tháng Giêng. Với tâm lý đi làm cả năm xa nhà, có mỗi dịp Tết để đoàn tụ gia đình, chăm sóc con cái, gần gũi chồng, nhiều người giúp việc còn nhẩn nha chưa thèm trở lại thành phố trong “tháng ăn chơi”.
Gia đình chị Đỗ Minh Tú (Q. Đống Đa) thuê người giúp việc chủ yếu là để trông bố mẹ chồng chị đã ngoài 70 với mức lương là 3,3 triệu đồng/tháng. Anh chị cẩn thận làm cả thẻ ngân hàng mang tên người giúp việc, đều đặn trả lương theo hình thức thanh toán 3 tháng đưa 10 triệu đồng. Ngoài khoản lương “cứng”, những khoản “mềm” khác như quần áo 1 bộ/tháng, đi nghỉ mát ngắn hạn cùng cả nhà cũng được anh chị đãi ngộ rất chu đáo.
Tết đến, anh chị bàn nhau không trừ lương ngày công trong đợt nghỉ, lì xì Tết 1 triệu đồng kèm theo mua quà bánh hậu hĩnh để người giúp việc mang về quê biếu họ hàng. Anh chị giao hẹn, thời gian nghỉ của người giúp việc sẽ là từ 27 Tết cho đến ngày 13 tháng Giêng, trước rằm 2 ngày. “Biết tâm lý chị ấy muốn nghỉ lâu, nhà tôi đã cho nghỉ cả hai tuần. Hai vợ chồng bận túi bụi vì vừa chăm con vừa chăm cha mẹ, thế mà đến 13 chị ấy vẫn chưa thèm lên. Tôi năm lần bảy lượt gọi điện thì chị ấy lại trình bày: “Tết cả năm không bằng rằm tháng giêng, lệ ở quê vẫn vậy, cô chú thư thư cho tôi thêm mấy hôm nữa”, thế có tức không cơ chứ!” – chị Tú bức xúc kể.
Osin về nghỉ Tết dài là nỗi lo của nhiều gia đình dịp đầu xuân. (Ảnh minh họa)
“Số là, gần đến Tết thì con dâu chị ấy đẻ, chị ấy phải về chăm. Nhà mình đã “dụ” chị ấy là chỉ nghỉ 1 tháng thôi và vẫn trả lương bình thường nhưng chị ấy không nghe, còn bảo 'thôi anh chị để tiền đấy mà thu xếp người khác giúp việc trong hai tháng đó, hết hạn nghỉ tôi sẽ lên'. Phần vì lý do của giúp việc hợp lý quá, phần vì chị này đã quen việc, vừa chăm chỉ vừa sạch sẽ, đang làm cho nhà tôi rồi mà những nhà cũ còn gọi điện ời ời, dụ dỗ tăng lương đủ kiểu mà chị ấy không lung lay, nên đành chịu vậy!”
Osin đòi tăng lương, “bùng” việc
Chậm trễ trở lại làm việc còn đỡ, với nhiều gia đình, chuyện người giúp việc đòi tăng lương, đưa thêm yêu sách mới chịu đi làm, thậm chí “bùng” việc còn đau đầu hơn.
Biết tâm lý khách hàng sốt ruột vì bận công việc, nhà cửa bộn bề chưa có người dọn dẹp, dịp sau Tết là “cao điểm” các trò sách nhiễu, mè nheo tăng lương của các osin. Bà Nguyễn Thị Vang, 55 tuổi, một người giúp việc quê Hưng Yên kể: “Tôi đã nhắn nhà chủ rồi, qua rằm tôi mới lên. Các con tôi bảo, người ta (vợ chồng gia chủ) có đến 12 ngày phép, mẹ không lên, họ dùng ngày phép đấy mà trông con cũng được! Chúng nó cũng bảo làm ở Hà Nội, lại có thâm niên mấy năm như mẹ mà lương 3 triệu rưỡi là ít đấy. Tôi cũng vừa đề xuất cô chú ấy tăng lương thành 4 triệu cho tôi, đồng ý thì tôi lên làm tiếp, không thì thôi, bây giờ nhà nào chẳng cần người giúp việc, tôi chẳng lo thất nghiệp”.
Nhưng ít ra, bà Vang còn hứa quay lại. Như trường hợp một số nhà bị osin “bùng” việc thì bực bội hơn. Để ngăn cản trước ý định mè nheo tiền lương thưởng, từ năm đầu thuê, bác Trần Thị Quyên (Q. Cầu Giấy) đã giao hẹn mỗi năm thưởng 1 tháng lương vào dịp Tết và tăng 10% lương vào năm sau. Năm nay, bác Quyên đã yên tâm vì cô giúp việc mới 20 tuổi làm việc cho gia đình 3 năm nay nói chắc như đinh đóng cột: “rằm cháu sẽ lên”.
Đùng một cái, hôm 13 tháng Giêng, con bé gọi lên khóc nức nở: “Bác ơi bố mẹ cháu bắt năm nay phải lấy chồng, còn gọi cả mấy đám đến xem mắt nữa. Cháu tiếc việc lắm, nhưng chắc không lên làm tiếp được rồi!”
Biết tầm quan trọng của mình, người giúp việc ngày nay rất... chảnh. (Ảnh minh họa)
Đến nơi, chị mới biết điện thoại của cô giúp việc đã bị chồng… tịch thu và cô ấy bị chồng cấm không cho lên Hà Nội nữa. Hóa ra, ở vùng ấy, người ta chưa quen với việc phụ nữ trong làng lên thành phố giúp việc nhà, cứ xì xào to nhỏ, đặt nghi vấn này nọ vì cô giúp việc đi làm một năm về mà béo trắng ra, ăn mặc đẹp, từ nói năng đến việc bếp núc khéo léo hơn, lại có điện thoại xịn để dùng khiến anh chồng nổi máu ghen. Chị Nhuần cố gắng giải thích, năn nỉ mà chẳng ăn thua, đành để tuột mất cô giúp việc ưng ý.
Vất vả tuyển dụng, đào tạo người giúp việc mới
Với không ít gia đình thành phố, một ngày không có osin là “thảm họa”. Dịch vụ osin ngắn hạn chỉ có thể là phương pháp “chữa cháy” trong dịp Tết hoặc những gia đình ít công việc, vì giá cao chót vót, làm việc kém nhiệt tình và không gắn bó với gia đình chủ. Việc tìm một người giúp việc khỏe mạnh, biết việc và trung thực cực kỳ vất vả, nhất là trong “tháng ăn chơi” sau Tết.
May mắn “vớt” được một chị giúp việc đã cứng tuổi nhưng muộn chồng từ trước Tết ít ngày, cô Phạm Thị Thoa mừng húm. May hơn, chị giúp việc này đã có kinh nghiệm, đặc biệt biết cách chăm người già nên bố mẹ chồng cô Thoa (đã ngoài 80, cực kỳ khó tính) rất ưng ý.
Dịp đầu năm, không dễ tìm được giúp việc ưng ý với mức lương vừa phải. (Ảnh minh họa)
Thương con, cô nghĩ chẳng có vấn đề gì nên đồng ý. Ai ngờ bố mẹ chồng cô phát hiện ra, hai cụ làm ầm lên, nhất quyết không “hợp tác” với osin mới, nằng nặc bắt vợ chồng cô sang đòi osin cũ về. Bí quá, cô đành thương thuyết với hai cụ chỉ “đổi osin” trong 2 tuần để cô đào tạo người mới thuần thục công việc, sau đó, osin nào lại về nhà nấy, hai cụ mới chịu yên.