Đi mua trái cây tốt nhất đừng bao giờ chọn 3 loại này vì có chứa hàm lượng formaldehyde cao, có thể kích thích bệnh ung thư máu xuất hiện
Nhiều loại trái cây hiện nay có chứa formaldehyde, đặc biệt là 3 loại quả dưới đây.
Chúng ta đều biết trái cây là loại thực phẩm chứa lượng dinh dưỡng và vitamin rất phong phú. Chính vì vậy mỗi khi đi chợ, các bà nội trợ thường cố gắng chọn mua nhiều loại trái cây khác nhau để bồi bổ cho cả gia đình. Tuy nhiên, không phải loại trái cây nào cũng an toàn. Một số loại trái cây chứa nhiều formaldehyde, không những không bổ sung được dinh dưỡng mà còn gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Nhiều người có thể cảm thấy xa lạ với formaldehyde, tuy nhiên formaldehyde chính là metan. Đây là một chất khí không màu, có mùi hắc, thường xuất hiện trong các ngôi nhà mới sửa và đồ đạc mới đóng. Không chỉ trong nội thất mới, formaldehyde còn có mặt trong các chất bảo quản thực phẩm, giúp hoa quả, rau xanh tươi ngon, để được lâu hơn.
Tiếp xúc lâu dài với formaldehyde có thể gây ra mệt mỏi, chóng mặt, chán ăn và mất ngủ. Formaldehyde cũng có thể làm hỏng các cơ quan và chức năng miễn dịch của con người. Tiếp xúc lâu dài với formaldehyde có thể làm tăng khả năng sẩy thai ở phụ nữ, gây dị tật ở trẻ sơ sinh và gây ra ung thư máu.
Formaldehyde rất có hại cho cơ thể con người, cả người lớn và trẻ em đều nên tránh xa formaldehyde. Tuy nhiên, nhiều loại trái cây hiện nay có chứa formaldehyde, đặc biệt là 3 loại quả dưới đây.
3 loại quả chứa formaldehyde gây ung thư không mua khi đi chợ
1. Táo được phủ một lớp sáp trắng nhân tạo
Bản thân quả táo đã chứa sẵn 1 lớp sáp tự nhiên. Tuy nhiên, để tăng hạn sử dụng của táo, người bán có thể phun phủ lên vỏ một lớp màng bảo vệ, được gọi là sáp. Nhiều công ty đã sản xuất sáp làm từ nguyên liệu tự nhiên như sáp ong, sáp carnauba, nhựa cánh kiến đỏ… an toàn cho sức khỏe. Nhưng giá thành của chất bảo quản này rất đắt.
Chính vì thế không ít người bán đã phủ lớp sáp có chứa các chất kim loại nặng như chì và thủy ngân, formaldehyde hay các hóa chất nhuộm công nghiệp lên táo. Mặc dù phần sáp chỉ ở trên vỏ táo nhưng các chất độc hại cũng có thể xâm nhập vào phần thịt. Ăn táo sáp lâu dài sẽ làm hỏng hệ thống miễn dịch và gây ra bệnh ung thư máu.
2. Cam có màu sắc bất thường
Cam chứa nhiều vitamin C, không chỉ làm trắng da mà còn chống lão hóa, được mệnh danh là "thuốc làm đẹp tự nhiên". Nó có vai trò rất quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Tuy nhiên, khi đi mua cam bạn cần tránh mua những quả cam có màu tươi sáng bất thường vì đó có thể là quả cam bị nhuộm hóa chất.
Thuốc nhuộm trái cây là một sản phẩm công nghiệp có chứa kim loại nặng, có thể xâm nhập vào phần múi quả cam thông qua vỏ. Nếu để trẻ ăn phải loại cam này lâu ngày sẽ bị tiêu chảy, khó tiêu, nôn trớ, sốt…, có thể bị ngộ độc thực phẩm, thậm chí ung thư máu trong trường hợp nặng.
Cam khi được sử dụng chất bảo quản, nhuộm hóa chất sẽ chín không đồng đều, mùi thơm không rõ, khi ăn không có cảm giác tự nhiên, thậm chí dùng giấy lau còn phai ra màu đỏ. Khi đi chợ thấy loại cam này bạn tốt nhất không nên mua.
3. Chuối chín ép
Ngoài giàu chất sắt, chuối còn có chức năng nhuận tràng nên được mọi người rất ưa chuộng. Tuy nhiên, chuối là loại quả dễ dập nát, để vận chuyển dễ dàng thì người bán thường hái chuối khi còn xanh sau đó ngâm chúng trong hóa chất, chất kích thích chín, chất bảo quản có chứa formaldehyde để chúng chín đều, tươi lâu.
Những chất hóa học này rất có hại cho cơ thể, ăn chuối chín ép lâu ngày có thể gây dậy thì sớm cho trẻ và tăng nguy cơ ung thư máu
Chuối chín tự nhiên sẽ có một số vết rỗ trên bề mặt, thịt mềm, mùi thơm đặc trưng. Ngược lại chuối bị kích chín vẫn cứng, không thấy mùi thơm, bề mặt trơn láng, thân chín nhưng cuống xanh… Các bà nội trợ có thể áp dụng cách này để nhận biết chuối có chín tự nhiên hay không.
Làm thế nào để có thể tránh nạp các thành phần hóa học độc hại vào người khi ăn trái cây?
1. Nên gọt vỏ
Trái cây như táo và lê có thể được ăn cả vỏ. Tuy nhiên, khi ăn chúng ta vẫn nên gọt vỏ, không chỉ có thể loại bỏ lớp sáp trên vỏ mà còn có thể loại bỏ thuốc trừ sâu nếu có.
2. Ngâm hoa quả với nước muối hoặc bột mì
Các loại trái cây như dâu tây, nho, cà chua bi có thể ngâm với nước muối hoặc bột mì từ 5-10 phút trước khi ăn. Bột mì có tính hấp phụ mạnh và có thể rửa sạch vi khuẩn hoặc dư lượng thuốc trừ sâu trên bề mặt trái cây. Muối ăn cũng có thể loại bỏ vi khuẩn trên bề mặt trái cây. Nhưng thời gian ngâm không nên quá lâu, sau khi ngâm nên rửa sạch lại nhiều lần với nước.