Đi làm vật vờ, tối ngày lướt web, ham thú ổn định, mở miệng ngụy biện "bình thản là hạnh phúc": Tương lai đang cười khẩy bạn đấy!

Ngọc Thủy,
Chia sẻ

Khi cuộc sống của bạn bị nghẹn ở cổ, bạn sẽ phát hiện ra rằng nếu như trước đó mình kiếm nhiều tiền một chút, ham học hỏi một chút thì cuộc sống sau này ắt sẽ như ý hơn rất nhiều.

Đi làm vật vờ, tối ngày lướt web, ham thú ổn định, mở miệng ngụy biện bình thản là hạnh phúc: Tương lai đang cười khẩy bạn đấy! - Ảnh 1.

Tôi thực sự đánh giá thấp đám thanh niên trẻ hiện nay, mới hai ba chục tuổi đầu đã lải nhải rằng "bình thản mới chất", liệu các cô, các cậu có xứng đáng không? Tôi đã từng lên núi xuống biển, đã từng là thanh niên trí thức, từng trải qua những cảm giác đói nghèo mà các cô các cậu không thể nào nếm trải được. Các cô các cậu cho rằng cái tâm bình thản là tự nhiên mà có sao?

Sự bình thản của tôi là do khổ mà có, còn sự bình thản của các cô các cậu là lười biếng, là sợ hãi là tham thú ổn định, là một con rùa rụt cổ không dám đối mặt với đời.

Thực ra có rất nhiều người trong số chúng ta giống như chú chim non bị nhốt trong lồng nhưng lại không hề hay biết, mới hơn 20 tuổi đã sống cuộc sống như những người hơn 70 tuổi, tự cảm thấy bằng lòng với số mệnh, kiểu người này không thể biết được cuộc sống vui biết bao nhiêu và hay đến nhường nào. Nói trắng ra những câu nói như kiểu: "thế này cũng tốt mà" chỉ là cái cớ cho sự lười biếng mà thôi.

Đi làm vật vờ, tối ngày lướt web, ham thú ổn định, mở miệng ngụy biện bình thản là hạnh phúc: Tương lai đang cười khẩy bạn đấy! - Ảnh 2.

Đừng để đến khi 30 tuổi rồi mà vẫn phải đau đầu vì mấy chục nghìn bạc

Có người từng dương dương tự đắc nói với tôi rằng: "tôi tình nguyện là chú chim nhỏ bị nhốt trong lồng, được "cơm bưng nước rót", bình thản sống qua ngày thì sao chứ?"

Thực ra lười biếng, bình thản có tốt hay không chỉ có bạn thân bạn mới là người biết rõ nhất, trong thế giới của những người trưởng thành sẽ không có ai dư sức để ném cho bạn vài cái nhìn đáng thương đâu.

Nhưng tôi tin rằng, nếu như một ngày nào đó khi cuộc sống của bạn bị nghẹn ở cổ, bạn sẽ phát hiện ra rằng nếu như trước đó mình kiếm nhiều tiền một chút, ham học hỏi một chút thì cuộc sống sau này ắt sẽ như ý hơn rất nhiều.

Tôi đã từng có một khoảng thời gian sống không bằng chết, ngoài không muốn làm việc và tâm trạng bất ổn ra thì chủ yếu là thiếu tiền.

Khi ấy tiền lương của tôi rất thấp, lại còn phải thuê phòng trọ ở thành phố, không đủ tiền mua đồ dùng sinh hoạt hàng ngày, thẻ ngân hàng lúc nào cũng chỉ còn vài chục nghìn nuôi thẻ mà tôi không thể rút được ra, may mà công ty nuôi cơm không thì tôi không biết mình sẽ sống ra sao.

Khoảng thời gian khốn khó đó tôi dường như đứng trước bờ vực trầm cảm. Một lần tôi bị dị ứng da nghiêm trọng. Tôi tới tới phòng khám tư thăm khám mặc dù bác sỹ chỉ kê cho một số loại thuốc đơn giản nhưng khi thanh toán, tôi đau xót khi nhận ra rằng mình không đủ tiền.

Tôi lục lọi từ túi xách, túi quần, túi áo, mọi ngóc ngách mà tôi có thể lục nhưng vẫn không đủ, lúc đó tôi cảm thấy mọi thứ trên cuộc đời này đều không thuộc về tôi, trong đầu tôi chỉ hiện lên một câu tự vấn rằng: "Tại  sao lại như vậy?".

Ngày hôm đó tôi đã thực sự hiểu được cảm giác thế nào là "không một xu dính túi", không có đường lui. Và cũng kể từ ngày hôm đó tôi đã quyết tâm sau này nhất định phải ra sức kiếm tiền.

Và thế là hành trình gian nan của tôi bắt đầu từ đó, tất cả mọi sự lười biếng, thoải mái đều bị tôi ném sang một bên, ngoài công việc chính tôi còn kiêm thêm cả một tá những công việc part-time khác. Mỗi ngày trung bình chỉ ngủ 4 tiếng, chỉ cần đồng hồ báo thức vang lên là tôi giật nảy mình bật dậy chứ không còn nhăn nhó xoay vần như trước nữa.

Đến bây giờ tôi vẫn có nhớ như in cái cảm giác khi nhận được khoản tiền lương part-time đầu tiên, mặc dù chỉ có mấy trăm nghìn bạc nhưng nó lại khiến tôi vui như một kẻ ngốc. Và kể từ đó tôi đã hiểu ra rằng, trong tương lai tôi nhất định không được để mình thê thảm như vậy nữa.

Và trong năm đó thu nhập của tôi tăng lên gấp 10 lần so với những năm trước, tuy chưa đủ tiền để mua nhà ở thành phố lớn nhưng tôi biết rằng mình sẽ không bao giờ lâm vào cảnh ngộ phải đau đầu vì mấy chục nghìn bạc như ngày hôm đó nữa.

Tôi cảm thấy may mắn vì khi tôi hơn 20 tuổi đau đầu vì mấy chục nghìn chứ không phải là khi tôi hơn 30 tuổi. Tôi cảm thấy vui vì mình sớm nhận rõ bộ mặt thật của cuộc sống và tôi sẽ không bao giờ còn là một kẻ lạc quan mù quáng nữa. Và may mắn hơn đó là bài học mà cuộc sống đã dạy cho tôi biết và cộng với quyết tâm của mình đã khiến tôi có chút mở mày mở mặt.

Nếu không đợi đến khi 30 tuổi, tôi thực sự không thể biết rằng liệu mình có đủ khả năng để thoát khỏi cảnh cơ cực này không? Bởi tôi sợ rằng, đợi đến khi 30 tuổi tôi sẽ bị thời gian và cuộc sống đồng hóa, ngày càng bất lực, ngày càng không theo kịp thời đại. Bởi một người tuổi 30 sau khi đã có gia đình, con cái sẽ không còn dám liều nữa.

Đi làm vật vờ, tối ngày lướt web, ham thú ổn định, mở miệng ngụy biện bình thản là hạnh phúc: Tương lai đang cười khẩy bạn đấy! - Ảnh 3.

Có bao nhiêu người cam tâm tình nguyện làm những chú chim nhỏ bị nhốt trong lồng?

Rất nhiều người lựa chọn công việc và cuộc sống hiện tại không phải vì có nó tiền đồ xán lạn, cũng không phải vì sự yêu thích xuất phát tự đáy lòng mà là bởi nó đơn giản, không tốn sức và bản thân họ lười biếng không muốn tham gia vào những sự lựa chọn khó hơn. Họ từ dối lòng rằng "bình thản là hạnh phúc".

Cuộc sống như vậy đâu có khác gì như những chú chim bị nhốt trong lồng kia, những gì mà họ nhìn thấy to nhỏ chỉ bằng lòng bàn tay, cuộc sống nước chảy bèo trôi, lại còn tự an ủi mình rằng: "ít ra thì cũng có miếng cơm để ăn".

Tháng trước về quê, tôi nghe được câu chuyện của Minh, từ nhỏ cậu vốn là hạt giống toán học trong trường, cuộc thi nào cũng đều giật giải cao. Trong mắt chúng tôi, cậu ấy luôn là viên dạ minh châu lấp lánh. Chúng tôi đều tin rằng tương lai cậu ấy chắc chắn sẽ thành công trong lĩnh vực toán học.

Nhưng thực thế lại trái ngược hoàn toàn so với sự tưởng tượng của chúng tôi. Khi đăng ký thi đại học, vì nghĩ rằng theo học toán mai này sẽ khó xin việc nên Minh đã chọn học chuyên ngành kinh tế đối ngoại có triển vọng việc làm mà cậu không hề yêu thích.

Thế nhưng, tiếc là Minh không gặp thời, sau khi cậu tốt nghiệp, ngành kinh tế đối ngoại trở nên nguội lạnh, đi làm được 2,3 năm nhưng cuộc sống đều không như ý muốn. Minh lại muốn được như những người đi học cao học, lần này Minh lựa chọn ngành tài chính vì nó cũng có cơ hội xin việc cao thế nhưng vì thiếu điểm nên cậu không được tuyển chọn.

Sau nhiều năm vật lộn chức trường, Minh cảm thấy công chức nhà nước có thu nhập ổn định, việc nhẹ lương cao nên lại bỏ ra 2 năm khổ luyện thi vào làm công chức nhà nước ở quê.

10 năm sau tốt nghiệp, các bạn học ngày ấy tuy có thành tích không bằng Minh nhưng người thì đã tu nghiệp ở nước ngoài, người thì đã trở thành giảng viên đại học, trở thành giáo sư này tiến sỹ nọ. Nghĩ lại nếu như ngày ấy Minh quyết định đi sâu học ngành toán, có lẽ giờ đã khác.

Hai năm sau khi làm việc trong nhà nước, Minh cảm thấy công việc không đơn giản như mình nghĩ, lương thấp, mệt mỏi, không có không gian và cơ hội phát triển. Lúc này Minh chợt nhận ra rằng mục tiêu của mình sớm đã không còn.

Có rất nhiều con đường, thoạt nhìn có vẻ rất dễ đi nhưng tương lai vì có quá nhiều người cùng đi trên con đường đó nên cạnh tranh và áp lực sẽ ngày càng lớn.

Thế nhưng cũng có không ít người đi trên những con đường thoạt đầu nhìn rất gian nan nhưng trong tương lai con đường ấy lại có ít sự cạnh tranh, ít áp lực và những người đi trên con đường ấy sẽ càng dễ dàng và thuận lợi hơn những người khác.

Thanh niên trai tráng mà cứ mãi nằm dài một chỗ không sớm thì muộn cũng sẽ mất hết hoài bão chí lớn mà thôi

Dù bạn là ai, chỉ cần một khi đã bước chân vào con đường "phóng túng" bản thân muốn quay đầu đều sẽ rất khó. Bởi phóng túng bản thân rất sảng khoái và rất dễ dàng.

Tôi vẫn còn nhớ đợt nghỉ lễ 30/4, 1/5, vì được nghỉ lễ dài nên tôi về quê, vốn dự định làm rất nhiều việc, nhưng khi vừa đặt lưng xuống giường vốn định chỉ nằm 5 phút rồi sẽ ngồi dậy làm việc nhưng hoặc là tôi không muốn ngồi dậy nữa hoặc là tôi muốn ngủ luôn và thế là công việc càng tích tụ lại càng nhiều.

"Trốn tránh" cũng là một niềm đam mê lớn của nhiều người, bởi từ bỏ công việc học tập để cày phim, lướt facebook, đi chơi quả thật rất hấp dẫn. "Trốn tránh, từ bỏ công việc" khiến bạn bớt đi rất nhiều áp lực và khó khăn thế nhưng khi quay đầu lại mọi việc vẫn còn đó.

Một lần ở một nhà hàng nọ, tôi bắt gặp hai thanh niên trẻ và nghe được mẩu đối thoại của họ. Nguời A than với người B rằng ngày nào cũng nhiều việc làm không hết. Người B liền hỏi: "Vậy tại sao cậu không mang việc về nhà làm?"

Người A trả lời: "Tôi không muốn mang việc về nhà làm, rất nhiều chuyên gia chức trường đã từng đưa ra lời khuyên rằng: "công việc và cuộc sống cần phải tách biệt rõ ràng, nghỉ ngơi hợp lý rất quan trọng". Tôi thấy họ nói rất có lý, nên sau khi về nhà tắm giặt, ăn cơm xong là tôi không muốn làm gì nữa cả, chỉ nằm lì ở trong phòng lướt facebook, xem phim đến tận hơn 12 giờ đêm mới đi ngủ".

Người B nên gật đầu phụ hoạ theo: "Chuẩn luôn, tôi thích nhất là nằm dài trên ghế sô-pha xem phim mà không nghĩ gì cả, hoặc là lướt web, mua sắm online. Mà lạ lắm rõ ràng không làm gì cả thế mà nhằng cái là nửa đêm rạng sáng rồi. Ngày nào tôi cũng thề thốt phải đi ngủ sớm, nhưng chẳng hiểu mò mẫm gì mà toàn 1, 2 giờ sáng mới ngủ".

Thực ra cuộc sống của mỗi người sau giờ tan ca hầu như chẳng khác nhau là mấy, "trăm người như một".

Chúng ta sau tan ca thà nằm ỳ trên giường xem điện thoại, xem phim, xem chương trình giải trí, chơi game…mà không hề nghĩ tới việc quy hoạch cuộc đời, học hỏi, tích luỹ kinh nghiệp hay làm việc. Rõ ràng đang sức dài vai rộng, tuổi trẻ tài cao nhưng lại tự biến mình thành cái xác ướp không biết suy nghĩ và bất động.

Nếu cứ mãi như vậy, dần dần chúng ra sẽ trở thành một con rùa rụt cổ, lúc nào cũng cảm thấy cuộc sống tất ta tất tưởi nhưng thực ra chỉ là đang lãng phí thời gian sống một cách lặp đi lặp lại mỗi ngày và cuối cùng vẫn trắng tay.

Đi làm vật vờ, tối ngày lướt web, ham thú ổn định, mở miệng ngụy biện bình thản là hạnh phúc: Tương lai đang cười khẩy bạn đấy! - Ảnh 4.

Sự nỗ lực cố gắng ở tuổi 20 sẽ quyết định chỗ đứng của bạn ở tuổi 30

Bữa trước khi đi xe taxi, tôi có nghe chú lái xe kêu ca rằng con đường thăng tiến trong xã hội ngày càng hẹp, đường vòng để những người bình thường có thể bứt phá được ngày càng ít hơn.

Tôi có nói với chú ấy rằng, thực ra cuộc đời con người cũng giống như câu chuyện quy hoạch vậy. Một khi đã đưa ra quyết định thì không nên hối hận. Chiếc xe mà bạn ngồi sẽ đưa bạn đi đâu, con đường mà bạn đang đi sẽ đưa bạn gặp gỡ những ai? Khi nào nào tắc đường? Khi nào gặp phải sự cố? Sẽ có rất nhiều rất nhiều những nhân tố ảnh hưởng tới bạn cho dù bạn đi bất cứ nơi đâu.

Điều thực sự quyết định việc bạn có thể đến đích được hay không đó là từng sự cố gắng, từng sự nỗ lực mà bạn đã chuẩn bị trước đó.

Cùng xuất phát trên đường đời, có những người sẽ cẩn thận quy hoạch đường đi, tỉ mỉ xem xét bản đồ và lựa chọn hình thức đi lại nhanh nhất để xuất phát, trong suốt quãng đường đi họ còn chăm chú đọc sách, không ngừng học hỏi, làm việc và tích luỹ. Thế rồi 5 năm, 10 năm qua đi, họ tiến bộ thần tốc và sớm đã cán đích.

Nhưng lại có những người khác, họ xuất phát một cách không có định hướng rõ ràng, người khác lên xe họ cũng lên xe, người khác xuống xe họ cũng xuống xe. Lên xe hoặc là ngủ hoặc là bần thần nghĩ ngợi vu vơ. Cùng là 5 năm, 10 năm qua đi, họ không có thêm được chút tiến bộ nào cả, vẫn luôn tự chất vấn mình rằng: "Tôi đến từ đâu? Và tôi sẽ đi đâu, về đâu?".

Và khi tấm màn cuộc đời chuẩn bị hạ xuống hối hận thì đã không kịp nữa rồi.

Phật dạy: "quay đầu là bờ", "còn nước còn tát". Khi nghĩ về những quãng thời gian cuộc đời không thể lặp lại kia, hy vọng bạn hãy nhớ một điều rằng: "người trẻ ơi, không có việc gì thì cũng đừng nằm dài mãi như vậy".

Ngọc Thủy

Theo Trí Thức Trẻ

Chia sẻ