Đi chơi Chợ Lớn: Đừng quên đi chùa và ngó nghiêng ngõ hẻm

Min Min,
Chia sẻ

Những điều tưởng như bình dị nhưng rất đặc trưng như chợ, chùa, ngõ hẻm ở khu Chợ Lớn đã khiến bao người thích thú, say mê.

Sinh ra và lớn lên ở Quận 5, Sài Gòn nhưng khi bạn bè ở xa tới bảo dẫn đi tham quan, tôi thật sự... không biết phải đưa họ đi những đâu, vì theo năm tháng mọi thứ đều trở nên quen thuộc đến mức cảm thấy bình thường. Bởi vậy tôi quyết định giới thiệu đến bạn bè những nơi thân thuộc nhất với tuổi thơ của "dân Chợ Lớn": chợ, chùa, ngõ hẻm. Những nơi mà chỉ cần thoáng nhìn qua thì các bạn ngay lập tức "ồ" lên thích thú.

Chợ

Vào khu Chợ Lớn sẽ thấy ngay hai điều đặc biệt dễ nhận biết nhất là chợ và chùa. Đúng như tên gọi Chợ Lớn, tại đây mọi thứ bạn cần tìm và kể cả những thứ chưa bao giờ cần tới đều có. Kéo dài từ khu vực Quận 5 đến Quận 6, bắt đầu từ khu vực Bưu Điện Chợ Lớn trở đi là đủ "các thể loại chợ" nối tiếp nhau với mọi mặt hàng từ gia dụng, văn phòng phẩm đến bánh kẹo, vật tư xây dựng, hóa chất... như chợ hóa chất Kim Biên, chợ kim chỉ Đại Quang Minh, chợ phụ tùng xe đến chợ vải Soái Kình Lâm, chợ Bình Tây với hàng loạt những xe bánh tráng trộn, hàng tiêu dùng, đồ hộp, đồ nhựa, hoa giả... 

Đi chơi Chợ Lớn: Đừng quên đi chùa và ngó nghiêng ngõ hẻm 1
Chợ Kim Biên được biết đến nhiều nhất với mặt hàng hóa chất công nghiệp và thực phẩm, ngoài ra, đây còn là chợ chuyên bán sỉ vỏ điện thoại, móc khóa, thú bông các loại.

Đi chơi Chợ Lớn: Đừng quên đi chùa và ngó nghiêng ngõ hẻm 2
Chợ kim chỉ Đại Quang Minh bán đủ các loại từ kim khâu đến chỉ thêu, nút áo...

Đi chơi Chợ Lớn: Đừng quên đi chùa và ngó nghiêng ngõ hẻm 3

Đi chơi Chợ Lớn: Đừng quên đi chùa và ngó nghiêng ngõ hẻm 4
Chợ thiệp, đồ trang trí cưới đường Hải Thượng Lãn Ông.

Đi chơi Chợ Lớn: Đừng quên đi chùa và ngó nghiêng ngõ hẻm 5

Đi chơi Chợ Lớn: Đừng quên đi chùa và ngó nghiêng ngõ hẻm 6
Thương xá Đồng Khánh, thường quen thuộc với tên gọi chợ vải Soái Kình Lâm.

Đi chơi Chợ Lớn: Đừng quên đi chùa và ngó nghiêng ngõ hẻm 7
Khu thuốc Bắc (Đông Y) tập trung tại hai con đường chính Hải Thượng Lãn Ông và Lương Nhữ Học.

Đi chơi Chợ Lớn: Đừng quên đi chùa và ngó nghiêng ngõ hẻm 8
Phố lồng đèn chỉ mới trở thành phong trào những năm gần đây, trước kia khu Lương Nhữ Học chủ yếu được biết đến là nơi bán áo Phật bà, đầu lân.

Chợ Bình Tây chủ yếu là các mặt hàng gia vị, đồ khô, bánh mứt, ba lô túi xách..., kinh doanh kiểu bỏ sỉ. Tuy nhiên giới học sinh thích nhất ở khu chợ này vẫn là các xe đẩy bán đủ các thể loại món ăn chơi như bánh tráng muối tôm, mắm me, bánh tráng ống... và sau này là món bánh tráng trộn.

Đi chơi Chợ Lớn: Đừng quên đi chùa và ngó nghiêng ngõ hẻm 9

Đi chơi Chợ Lớn: Đừng quên đi chùa và ngó nghiêng ngõ hẻm 10
Chợ Bình Tây với con đường bán bánh tráng.

Chùa và hội quán

Tại Sài Gòn, người gốc Hoa tập trung nhiều ở Quận 5, 6, 10 và Quận 11, nhưng khi nhắc đến phố người Hoa mọi người đều chỉ nghĩ đến Quận 5, bởi nơi đây tập trung hầu hết những ngôi chùa mang đậm kiến trúc Trung Hoa, đồng thời văn hóa và sinh hoạt của người gốc Hoa khu vực Chợ Lớn cũng rõ nét nhất.

Đi chơi Chợ Lớn: Đừng quên đi chùa và ngó nghiêng ngõ hẻm 11
Chùa ở khu vực này có mái ngói men đặc trưng và chỉ có thể tham quan từ sáng đến 5h chiều.

Điểm đặc trưng nhất của chùa ở khu vực Chợ Lớn chính là mái ngói men. Những ngôi chùa trong Quận 5 hầu hết đều thờ Quan Nhị Ca (Quan Công) - được xem là vị thần phù hộ cho việc buôn bán làm ăn thuận lợi, phát đạt. Ngôi chùa Ông có thể xem là lớn nhất và giàu nhất tại Chợ Lớn.

Đi chơi Chợ Lớn: Đừng quên đi chùa và ngó nghiêng ngõ hẻm 12
 Trong các ngôi chùa, giàn cột ở chính điện được chăm chút với đủ màu sắc và hoa văn.

Đi chơi Chợ Lớn: Đừng quên đi chùa và ngó nghiêng ngõ hẻm 13
Khu Lễ đường rộng lớn.

Đi chơi Chợ Lớn: Đừng quên đi chùa và ngó nghiêng ngõ hẻm 14

Ngoài việc thờ phụng, chùa ở Quận 5 còn là hội quán của các hội quán, như Chùa Ông thuộc Hội quán Nghĩa An, chùa Bà thuộc Hội Quán Tuệ Thành, chùa Quan Âm thuộc hội quán Ôn Lăng... Các hội quán tập hợp những người có cùng nguyên quán như hội đồng hương, được tổ chức rất quy củ. Đây cũng là nơi hỗ trợ cho con em người gốc Hoa sinh hoạt định kỳ và luôn nắm rõ hoàn cảnh gia đình của con em trong hội để giúp đỡ lẫn nhau.

Đi chơi Chợ Lớn: Đừng quên đi chùa và ngó nghiêng ngõ hẻm 15
Ở khu Chợ Lớn, bên cạnh các ngôi chùa hầu hết đều có trường học, đều do những hội viên của các hội quán quyên góp xây dựng.

Nhà thờ Gia Tam được gọi theo tên của vị cha sứ đầu tiên, là một trong những nhà thờ hiếm hoi trong khu vực Chợ Lớn. Nhà thờ có lối kiến trúc Gothique, giống như các nhà thờ ở Châu Âu, nhưng yếu tố văn hóa Châu Á vẫn được coi trọng, tên nhà thờ ghi bằng chữ Hán, mái lợp ngói âm dương, các đầu đao cong.

Đi chơi Chợ Lớn: Đừng quên đi chùa và ngó nghiêng ngõ hẻm 16
 Nhà thờ Gia Tam đã có hơn 100 năm tuổi.

Văn hóa ngõ hẻm

Điều cuối cùng đáng để nhắc đến khi lang thang trong khu vực Chợ Lớn là văn hóa hẻm nhỏ. Chỉ cần đi bộ từ khu vực nhà thờ Cha Tam hướng thẳng con đường Trần Hưng Đạo hay Nguyễn Trãi về hướng Quận 1, bạn sẽ để ý vẫn còn khá nhiều con hẻm mang đậm nét văn hóa của người Hoa gốc Quảng Đông, Tiều (Triều Châu), Hẹ, Hải Nam và Phúc Kiến.

Các ngõ hẻm đều có tên riêng với chữ đuôi "lý", "hạng"(hẻm), "phường" như Dịch An lý, Thái Hồ Hạng, Tùng Quế Phường với lối kiến trúc đặc trưng chỉ 1 tầng lầu bao quanh với khoảng sân như giếng trời rộng lớn ngay giữa. Thường các ngõ hẻm đều có 2 lối cửa vào đặt ở đầu và cuối con hẻm, có 2 đến 3 lối cầu thang lên lầu.

Đi chơi Chợ Lớn: Đừng quên đi chùa và ngó nghiêng ngõ hẻm 17
Hẻm Tuệ Hoa Lý ngay bên cạnh hội quán Tuệ Thành.

Mỗi đầu con hẻm lại có lối kiến trúc khác nhau, có cái được thể hiện mái ngói, như một chiếc cổng nhỏ (Dịch An lý, 674 Nguyễn Trãi, bên hông hội quán Nghĩa An), cái lại vững chãi là bộ khung của một gian nhà (Thái Hồ hạng, hẻm 55 Trần Hưng Đạo), hay chỉ đơn thuần là cái cổng sắt hờ hững (Tùng Quế phường, 236 Trần Hưng Đạo).

Đi chơi Chợ Lớn: Đừng quên đi chùa và ngó nghiêng ngõ hẻm 18
Kiến trúc nhà 1 tầng đặc trưng trong các con hẻm ở khu Chợ Lớn.

Đi chơi Chợ Lớn: Đừng quên đi chùa và ngó nghiêng ngõ hẻm 19
Các ngôi nhà người gốc Hoa thường là cửa sắt và cửa gỗ, hiện đã xuống cấp khá nhiều.

Chợ Lớn gắn bó với tôi đơn giản như thế. Nếu có dịp đến Sài Gòn, bạn hay dành ra một vài buổi thong dong tại đây để cảm nhận những điều bình dị nhưng khó quên này.
Chia sẻ